I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

" Nhà" chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. và khi nào " nhà" trái nghĩa với sự bình yên thì đó là khởi đầu cảu sự bất hạnh.

Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. " Nhà" là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.

Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của " nhà", dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có có một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự thương yêu nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào, cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến " nhà" thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về.

Bạn của tôi ơi, tôi còn nhớ khi chúng ta còn nhỏ, cùng ngồi chung một chiếc ghế mây dưới tán mận trong vườn nhà, mẹ của bạn đã hát cho chúng ta nghe câu này: "Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà"

(Trích Ai qua là bao chốn xa... Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.(0,5điểm)

Câu 2. Theo anh/chị, tại sao nhàgia đình là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui, tình yêu sự thấu hiểu là phần mềm? (0,5điểm)

Câu 3. Tác giả viết "... sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết ". Vậy từ văn bản, hãy cho biết làm thế nào để ta có thể tham gia vào quá trình thiết lập đó ?(1,0điểm)

Câu 4.  Trong văn bản có trích dẫn lời bài hát: "Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà"

Trong " Tràng Giang" Huy Cận lại thoáng buồn khi nhớ về một " mái nhà":

                  Lòng quê dợn dợn vời con nước

                  Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Theo anh/chị tình cảm của tác giả Phạm Lữ Ân và Huy Cận có gì tương đồng. Với cá nhân anh/ chị, một " mái nhà" có ý nghĩa gì? (1,0điểm)

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1(2,0điểm)

Trong văn bản ở phần đọc hiểu, tác giả viết: "Nếu ta là một phần của " nhà", dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có có một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó". Từ đó anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) bàn luận về trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình? 

Câu 2 ( 5,0điểm)

Kết thúc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình khao khát:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Đề ngàn năm còn vỗ

Trên cơ sở phân tích những điều đã được bộc bạch trong bài thơ, anh/chị hãy làm sáng tỏ cội nguồn của niềm khao khát trên

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần

Câu

                                             Nội dung

Điểm

1

1

Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,5

 

2

 "Nhà" và "gia đình" là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui, tình yêu sự thấu hiểu là phần mềm:

- Nhà và gia đình là cách gọi tên, là sự tồn tại hợp quần của nhiều thành viên trong một gia đình, hoặc là nơi ở, nơi đi về của mỗi người

- Nhưng nó chỉ là phần vỏ, còn để nó thực sự là một điều gì đó có ý nghĩa, quan trọng và là điểm tựa cho mỗi người thì cần có niềm vui, tình yêu và sự thấu hiểu. Chính sự quan tâm, gắn bó giữa mọi người trong nhà, trong gia đình mới là linh hồn, là sợi dây để "phần vỏ" kia tồn tại

 

 

0,25

 

 

0,25

 

3

 Để tham gia vào quá tŕnh thiết lập sự b́nh yên, ta cần:

- Đối xử một cách yêu thương; cần có những nụ cười xoa dịu, an ủi; sự vị tha;nhẫn nhịn; cần biết sẻ chia và thấu hiểu; đôi khi cần cả những giọt nước mắt cùng bên nhau lúc khó khăn

- Không được buông xuôi, thờ ơ, phó mặc, coi việc thiết lập sự bình yên không phải của mình

 

0,5

 

0,5

 

4

- Chỉ ra được điểm tương đồng: " Nhà" với cả hai tác giả đều là điểm tựa, là điều gì đó mang lại cho con người niềm vui, sự hạnh phúc, đều là chốn đi về mà thiếu vắng nó, không tránh khỏi cảm giác cô độc, cô đơn

- Thí sinh nêu được những suy nghĩ, chia sẻ về ý nghĩa của mái nhà đối với cá nhân mình

 

0,5

 

0,5

2

 

1

Viết đoạn văn bàn luận về trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình: 

  + Đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ), lập luận, diễn đạt rõ ràng

+ Triển khai vấn đề tập trung, hiệu quả:

 Giải thích:

- Sự bình yên là nền tảng, là điều cần thiết để mỗi gia đình, mỗi ngôi nhà đều hạnh phúc, là nơi an ủi với mỗi người và cũng vì thế nó sẽ tồn tại vững chắc hơn

- Trách nhiệm của mỗi con người là thiết lập sự bình yên cho  gia đình

- Hiểu rộng ra là phải biết mình là một phần của nhà để sống yêu thương, sống quan tâm đến mọi người

Bàn luận

- Tại sao cá nhân cần có trách nhiệm với gia đình? Để mỗi nhà thực sự là điểm tựa cội nguồn, là nơi nuôi dưỡng và nâng bước cho mỗi người

- Cần biết yêu thương, chăm sóc, san sẻ gánh nặng với những người khác trong gia đình

- Không chỉ đồng hành bằng sự quan tâm, chúng ta cũng cần kiên nhẫn, rộng lượng để cùng mỗi người thân vượt qua khó khăn, để làm dịu những mâu thuẫn xẩy đến với gia đình

- Tuy nhiên,ngày nay vẫn còn hiện tượng sống chưa có trách nhiệm với gia đình…

Bài học nhận thức và hành động: Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm về trách nhiệm đối với gia đình

2,0

 

0,25

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

0,25

2

2

A. Yêu cầu về kĩ năng

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

B. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “ Sóng”, học sinh phân tích lí giải được cội nguồn khao khát của nhân vật trữ tình ở cuối bài thơ.

Chấp nhận các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

MB. XQ là một trong những cây bút xuất sắc của thi ca thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Sóng là một bài thơ viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ XQ. Qua những gì  đã bộc bạch suốt dọc bài thơ, ở khổ cuối, nhân vật trữ tình đã  thể hiện khao khát được dâng hiến hết mình cho tình yêu.

TB.

1.Khái quát chung:

2.Phân tích, chứng minh: Niềm khao khát của nhân vật trữ tình và cội nguồn của niềm khao khát đó

* Niềm khao khát của NVTT:  Muồn hóa thân thành trăm con sóng nhỏ để võ mãi giữa biển lớn tình yêu. Đó là khao khát được dâng hiến trọn vẹn hêt mình cho tình yêu.

*Cội nguồn của niềm khao khát:

- Vì nhà thơ ý thức rõ những giá trị mà tình yêu mang lại cho môic con người.

 + Tình yêu tạo nên những cung bậc phong phú trong tâm hồn con người

+ Nhờ tình yêu, con người có khát khao khẳng định mình.

+ Nhờ tình yêu, con người ý thức được sự tồn tại của mình qua trạng tháibồi hồi, qua sự băn khoăn, trăn trở, qua nỗi nhớ da diết.

+ Tình yêu khiến con người trở nên mạnh mẽ, có thể vượt qua mọi trở ngại để có được hạnh phúc.

  • Tình yêu làm cho cuộc đời của mỗi con người trở nên đáng sống.

-Đồng thời nhà thơ cũng dự cảm sâu sắc về sự mong manh trong tình yêu, sự hữu hạn của đời người.

+ Tình yêu thật mong manh trược những khó khăn, bất trắc của cuộc đời.

+ Đời người thật ngắn ngủi, hữu hạn, con người không thể sống mãi để yêu.

=>Tình yêu giúp cuộc sống con người trở nêný nghĩa, nhưng  tình yêu cũng rất mong manh và con người không thể sống mãi để yêu. Đó chính là cội nguồn dẫn đến khát  vọng của nhân vật trữ tình.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành da diết, riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ như một sự phá cách để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.

- Sử dụng hiệu quả các thủ pháp tương phản, trùng điệp cùng với các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa.

- Ngôn từ giản dị, hình ảnh gợi cảm, giàu ý nghĩa

3. Đánh giá:

- Khao khát của nhân vật trữ tình thể hiên tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ trong tình yêu

KB

Tổng hợp- nâng cao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

0,25

2,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

0,25

 

 

Bài viết gợi ý: