I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai, bạn phải chuẩn bị cho mình thêm những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực...Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng, năng lực của bạn. Đó là những kĩ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu năng lực, quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân, vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.
(Theo báo Tuổi trẻ. vn - xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.(0,5điểm)
Câu 2. Theo tác giả, cần làm gì để trở thành người có bản lĩnh? (0,5điểm)
Câu 3. Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến của tác giả "Thứ hai, bạn phải chuẩn bị cho mình thêm những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực" ?(1,0điểm)
Câu 4. Anh /chị có đồng ý với quan niệm"Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân, vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh" ? Vì sao? (1,0 điểm)
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1(2,0điểm)
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về Tuổi trẻ sống có bản lĩnh
Câu 2 ( 5,0điểm)Cảm nhận về hai khổ thơ sau trong bài thơ “Sóng”của Xuân Quỳnh để thấy được sự thống nhất và khác biệt trong tình yêu của nhân vật trữ tình.
…Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
…Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
1 |
Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: Nghị luận |
0,5 |
|
2 |
Theo tác giả, để trở thành người có bản lĩnh cần làm những việc sau: +Điều quan trọng nhất là trau dồi khả năng và năng lực của bản thân +Xác định hoàn cảnh, môi trường sống của mình +Ý thức rèn luyện thường xuyên lòng tự tin, ý chí, nghị lực |
0,5 |
|
3 |
Hiểu ý kiến của tác giả "Thứ hai, bạn phải chuẩn bị cho mình thêm những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực" + Những yếu tố như sự tự tin, không nản chí và nghị lực vượt khó khăn - hành trang không thể thiếu trên con đường trau dồi bản lĩnh của mỗi con người + Những đức tính, phẩm chất đẹp ấy sẽ là động lực tiếp sức thêm cho bạn khi gặp chông gai trên con đường cuộc sống |
0,5
0,5 |
|
4 |
- Nêu được quan điểm của bản thân (đồng tình/ hoặc bổ sung quan điểm với tác giả) - Trình bày rõ ràng, có căn cứ thuyết phục về quan điểm đưa ra |
1 |
2 |
1 |
Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân về Tuổi trẻ sống có bản lĩnh. + Đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ), lập luận, diễn đạt rõ ràng + Triển khai vấn đề tập trung, hiệu quả: - Giải thích: sống có bản lĩnh là sống tự khẳng định mình/dám bày tỏ quan điểm, chính kiến riêng và dám đương đầu với mọi thử thách để đi đến thành công trong cuộc sống - Lí giải: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để: +Đương đầu với những khó khăn, trở ngại, những cám dỗ của cuộc sống. + Khắc phục những khuyết điểm, sai lầm của bản thân. + tiếp thu cái mới, cái hay nhằm thay đổi bản thân theo hướng tích cực, phù hợp với môi trường sống. - Đánh giá, mở rộng: Còn quá nhiều trường hợp chưa có bản lĩnh, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội hoặc sợ thất bại nên không dám thay đổi. - Bài học cuộc sông và hành động thiết thực tạo cho mình bản lĩnh sống ( Nhận thức đúng đắn về trau dồi tri thức, đồng thời rèn luyện đức tính của người sống bản lĩnh như trung thực, tự tin, nghị lực...; hành động bằng việc làm cụ thể của tuổi trẻ trong học tập, trong cuộc sống như đứng bằng đôi chân của mình, không sống ỷ lại cha mẹ, dám nhận sai lầm, quyết tâm sửa chữa, cam đảm chấp nhận thách thức để tìm cơ hội...) |
2,0
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25 |
2 |
2 |
A. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn họcvề hai đoạn thơ. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận; - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Khuyến khích những bài viết sáng tạo. B. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “ Sóng”, học sinh phân tích hai đoạn thơ và chỉ ra được sự thống nhất và khác biệt trong tình yêu của nhân vật trữ tình ở hai đoạn thơ đó. Chấp nhận các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: MB. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu tình yêu của nhân vật trữ tình được thể hiện ở hai đoạn thơ TB. 1.Khái quát chung: -Xuân Quỳnh - Sóng 2.Cảm nhận tình yêu của nhân vật trữ tình trong khổ thơ đầu tên Tình yêu của nhân vật trữ tình được thể hiện qua nỗi nhớ da diết, mãnh liệt
*Nghệ thuật biểu hiện: Thể thơ 5 chữ, biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp, nghệ thuật tương phản, từ ngữ gợi cảm. 3. Cảm nhận tình yêu của nhân vât trữ tình trong khổ thơ cuối Tình yêu của nhân vật trữ tình được bộc lộ qua khát khao cháy bỏng: khao khát tan ra thành những con sóng nhỏ đề vỗ mãi giữa biển lớn tình yêu->khao khát bất tử hóa tình yêu, khao khát gắn tình yêu của mình với tình yêu lớn của nhân loại, sẵn sàng, hi sinh dâng hiến vì tình yêu *Nghệ thuật thể hiện: Thể thơ 5 chữ, câu hỏi tu từ, biện pháp ẩn dụ, ngôn từ gợi cảm, giàu ý nghĩa 4. Điểm giống và khác nhau trong tình yêu của nhân vật trữ tình - Giống: Hai khổ thơ đều thể hiện tình yêu tha thiết của nhân vật trữ tình - Khác: Khổ thơ đầu, tình yêu mang vẻ đẹp truyền thống. Sóng là phương tiện để nhân vật trữ tình bày tỏ tình yêu. Còn ở khổ cuối, tình yêu mang vẻ đẹp hiện đại. Sóng là đối tượng mà NVTT mong muốn hóa thân để được sống mãi với tình yêu của mình. * Đánh giá:Hai khổ thơ thể hiện vẻ đẹp phong phú trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Qua đó ta cũng cảm nhận được sự tài hoa trong nghệ thuật biểu hiện của nhà thơ. KB:
|
0,25
0,25
1,5
1,5
1,0
0,25
0,25
|