I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Khi mẹ xé mình, vặn vỡ thoát thai con

Cả trời đất cuồng quay, cả thiên hà tao tác

Mẹ bỏ quên mạng mình giữa đôi bờ sống thác

Rạng rỡ ngắm con, mặt trời đỏ tươi hồng

 

Đời mẹ nghèo nên chẳng ít bão giông

Con thơ đói làm sao sống bằng nước mắt

Nên mẹ nuốt lệ vào trong lồng ngực

Vò nát ngực gầy chắt giọt sữa cho con

 

Đôi tay mẹ đủ mười đốm chai tròn

Mười khối đá trước bão giông, nắng lửa

Bàn chân trần ngược xuôi, sấp ngửa

Chạy cơn mưa rào vấp tóe máu đồng xa

 

Mẹ lặng thầm chôn chặt những phong ba

Đêm nằm ôm con khe khẽ ngân câu hát

Ơi cái cò ăn đêm ngã cành mềm vẫn khát

Xáo nước trong cho lòng dịu niềm đau

 

Tiền kiếp hoang hiu con cát bụi nơi đâu

Mà kiếp này được làm con của mẹ

Nếu còn có kiếp nào mẹ nhé!

Mẹ lại đón con về làm con mẹ. Mẹ ơi.

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ trong khổ thơ đầu của bài thơ.

2. Ước nguyện của người con được nhắc tới trong bài thơ là gì?

3. Hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng biện pháp tu từ trong câu thơ "Rạng rỡ ngắm con, mặt trời đỏ tươi hồng" ?

4. Câu thơ nào trong bài thơ trên gợi cho anh/ chị những ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1( 2.0 điểm)

Từ bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, cây xà nu là hình ảnh đươc nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ở phần đầu và phần cuối của tác phẩm, tác giả có viết:trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu  nối tiếp chạy đến chân trời”. Nhân vật cụ Mết cũng đã từng nhắc: Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã cây con mọc lên. Đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”.

(Nguyễn Trung Thành- Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 )

Phân tích hình ảnh cây xà nu ở những lần miêu tả trên để làm rõ vẻ đẹp hình tượng của loài cây này  trong tác phẩm.

------ HẾT ------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3.0

 

1

- Nỗi vất vả , nhọc nhằn của người mẹ được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh: mẹ xé mình, vặn vỡ, trời đất cuồng quay, thiên hà tao tác, bỏ quên mạng mình.

0.5

2

- Ước nguyện của người con trong bài thơ là: vẫn được làm con của mẹ mình cả kiếp sau.

0.5

3

- Hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ "Rạng rỡ ngắm con, mặt trời đỏ tươi hồng" : Vẻ đẹp của đứa con mới chào đời; đứa con chính là nguồn ánh sáng của cuộc đời người mẹ.

1.0

4

- HS chọn và lí giải theo ý của mình, miễn sao hợp lí, đúng với ý nghĩa của câu thơ. Có thể theo một số gợi ý sau:

- Lòng biết ơn đối với công sinh thành của mẹ

- Sự vất vả, hy sinh của người mẹ đối với con mình.

- Tình cảm trân trọng yêu thương của người  con dành cho mẹ.

-...

1.0

II

 

LÀM VĂN

7.0

 

1

Từ bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

       Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích: Thế nào là sự hi sinh thầm lặng ?

- Phân tích, chứng minh những biểu hiện và ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng đó.

- Bình luận, mở rộng vấn đề:

+ Phê phán những biểu hiện sai lệch: có những bà mẹ quá nuông chiều con, hi sinh cho con một cách vô ích. Có những đứa con không hiểu được công ơn của mẹ, chỉ biết hưởng thụ mà không biết đền đáp…

+ Nêu quan điểm cá  nhân, rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Thông điệp gửi đến người đọc.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp

 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo

 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

 

2

Phân tích chi tiết:trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu  nối tiếp chạy đến chân trời”. Và lời nhân vật cụ Mết: Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã cây con mọc lên. Đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

0.5

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu.

0.25

* “Chi tiết” là những tiểu tiết có trong tác phẩm thể hiện tư tưởng của truyện. Chi tiết cũng có thể là những yếu tố nhỏ của tác phẩm nhưng thể hiện được tính cách của nhân vật, bản chất của vấn đề. Chi tiết có thể xuất hiện trong thơ hoặc văn xuôi bao gồm chi tiết miêu tả thiên nhiên, miêu tả không gian, chi tiết miêu tả tính cách, diễn biến nội tâm của nhân vật…góp phần quan trọng thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

0.25

* Hình tượng cây xa nu được miêu tả trong tác phẩm:

- Hình ảnh cây xà nu đau thương trong bom đạn: Rừng  nằm trong tầm đại bác “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão….

- Cây xà nu vươn mình trỗi dậy:

+Rừng xà nu nằm trong tầm hủy diệt của giặc Mĩ nhưng cây xà nu vẫn trỗi dậy để đón ánh sáng mặt trời “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.

+Vươn mình qua sự hủy diệt tàn khốc, cây xà nu vẫn hiên ngang, ngạo nghễ, thách thức bom đạn của kẻ thù “Có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như một thân thể cường tráng”

-Cây xà nu sừng sững tiếp nối nhau trưởng thành:

+ Trước sự tàn phá của kẻ thù nhằm hủy diệt sự sống thiên nhiên và con người Tây Nguyên , rừng xa nu vẫn “ướn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”.

+ Trải qua bao năm, trước sự tàn phá khốc liệt của giặc Mĩ, rừng xà nu vẫn  mãnh liệt bền vững đó là khi  Tnú trở về thăm làng, trước mắt Tnú vẫn là hình ảnh: “trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu  nối tiếp chạy đến chân trời

* Ý nghĩa chi tiết: trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu  nối tiếp chạy đến chân trời” xuất hiện ở đầu, cuối tác phẩm và lời nhân vật cụ Mêt: Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã cây con mọc lên. Đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này” trong việc làm rõ vẻ đẹp hình tượng cây xà nu.

-Mở đầu tác phẩm là bức tranh miêu tả cánh rừng xà nu giữa mưa bom bão đạn vẫn có sức sống kiên cường mạnh mẽ “ “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu” nối tiếp chạy đến chân trời.” Những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời ấy mở ra một khoảng không gian rộng lớn với những cánh rừng xà nu cứ liên tiếp nhau trải dài, dù bom đạn có dội xuống, có tàn phá thì những cây xà nu ấy cứ mãi vươn lên, có sức sống dẻo dai, mãnh liệt.
         -  Khép lại tác phẩm, nhà văn kết lại câu chuyện bằng hình ảnh của những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận như một khúc vĩ thanh cứ ngân vang trong lòng người đọc. Chi tiết cuối mở cả về chiều rộng và về chiều sâu. Là một bức tranh thiên nhiên nhưng nó không mang một khoảng không gian nhất định. Không phải “hết tầm mắt”- không phải chỉ dừng lại ở cái hữu hạn trong khả năng của con người mà là “hút tầm mắt” nghĩa là bức tranh ấy không chỉ bao la về bề rộng mà còn thăm thẳm về bề sâu, bề xa của nó. Nó là cả bức tranh về nhiều thế hệ cuộc đời của người dân Tây Nguyên.

-Hai chi tiết được đặt ở đầu và cuối tác phẩm tạo nên một kết cấu chặt chẽ, đầu cuối tương ứng. Đầu tác phẩm rừng xà nu gợi ra câu chuyện của cuộc đời, con người trong chiến đấu, kết thúc tác phẩm rừng xà nu kết lại câu chuyện nhưng là kết lại đau thương và mở ra khung cảnh mới- khung cảnh ngập tràn sức xanh của sức sống bất diệt.
         - Hình tượng rừng xà nu xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm còn góp phần khắc họa hình tượng rừng xà nu xuyên suốt tác phẩm. Trước  hết nó mang nét đặc trưng của con người Tây Nguyên, gắn bó với đời sống của dân làng, nó có mặt trong mọi sinh hoạt hàng ngày, có mặt trong công cuộc chiến đấu. Đó còn là hình ảnh biểu tượng cho những đau thương mất mát cũng như sức sống kiên cường của con người Tây Nguyên. Hình ảnh xà nu ngày càng bát tận hơn ở chi tiết cuối ấy như để khẳng định cánh rừng xà nu kia dù phải chịu bao sự tàn phá của kẻ thù thì vẫn cứ mãi vươn lên. Và đó cũng chính là  sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, bao người đã hi sinh và thế hệ sau lại nối tiếp, là sự tập hợp của một khối đoàn kết, cũng có thể hiểu đây là sự tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, những thế hệ sau càng đi xa hơn thế hệ trước.Trong tác phẩm đó là sự tiếp nối của những con người trên mảnh đất Tây Nguyên. Thế hệ đi trước như cụ Mết rồi đến anh Quyết, Tnú và Mai và thế hệ nối tiếp là Dít và bé Heng.
- Nghệ thuật khắc họa hình tượng

+ Lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian.

+ Bút pháp tả thực kết hợp với biểu tượng: Rừng xà nu gắn liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ đầy chấy tạo hình và chất thơ.

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0.5

TỔNG ĐIỂM

10.0

Bài viết gợi ý: