I.PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm).
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?
Câu 2. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của 01 biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản?
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được?
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?
II.PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc - hiểu: “Thời gian là vàng”.
Câu 2 (5,0 điểm):
Trong bài thơ Tây Tiến (Trích, sgk Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015), nhà thơ Quang Dũng khắc họa rõ nét hình tượng thiên nhiên Tây Bắc với những vẻ đẹp khác nhau. Đó là khi bức tranh ấy hiện lên với cảnh:
(…)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
(…)
Sau đó, thiên nhiên Tây Bắc lại xuất hiện trong không khí:
(…)
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(…)
Hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc trong hai thời điểm trên, từ đó làm nổi bật sự đổi thay của hình ảnh này.
…………………………HẾT…………………………..
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài phần đọc hiểu. Diễn đạt tốt, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Phần |
Ý |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Đọc – Hiểu |
|
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu. |
|
|
Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học để làm bài. |
|
|
|
Yêu cầu cụ thể: |
|
|
1 |
- Những giá trị của thời gian: Thời gian là sự sống , Thời gian là thắng lợi, Thời gian là tiền, Thời gian là tri thức |
0,5 |
|
2 |
Biện pháp tu từ cú pháp: Điệp cú pháp (Thời gian là…) - Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh vào giá trị của thời gian đối với con người và cuộc sống |
0,25 0,25 |
|
3 |
-Thời gian là vàng: thời gian quý giá như vàng. -Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù đẹp đẽ và giá trị nhưng có thể mua bán, trao đổi. - Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại. |
1,0 |
|
4 |
- Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân. Có lý giải hợp lý. (Nhấn mạnh vào giá trị và cách sử dụng quỹ thời gian của con người) |
1,0 |
|
II.Làm văn |
|
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc - hiểu: “Thời gian là vàng”. |
|
Câu 1 |
|
Yêu cầu chung: |
|
|
-Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài. -Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. |
|
|
|
Yêu cầu cụ thể: |
|
|
1 |
Hình thức: Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... |
|
|
2 |
- Nội dung. |
|
|
|
a. Giải thích: Thời gian là vàng: Câu nói nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian, sự quý báu của việc trân trọng thời gian, giá trị của thời gian là không có gì sánh bằng. |
|
|
|
-Bàn luận |
|
|
|
Thời gian là vàng bởi thời gian được tính bằng giây, phút, giờ, tháng, năm… Nó luôn trôi chảy theo dòng tuần hoàn của cuộc sống. Thời gian là vô giá bởi nó có tính chất một đi không trở lại, như mũi tên đã bắn đi nên không lấy lại được. |
0,25 |
|
|
– Thời gian giúp con người ta không lớn, trưởng thành, lao động, làm mọi việc cần thiết trong cuộc sống. Nó tạo ra giá trị tiền bạc dưới bàn tay lao động của con người |
0,25 |
|
|
– Thời gian là vô giá bởi nó sẽ đem lại cho người biết trân trọng nó, sử dụng nó hợp lý đạt đến vinh quang, niềm vui và hạnh phúc. Thời gian là báu vật của cuộc sống. |
0,25 |
|
|
– Lãng phí thời gian, không biết trân trọng nó khiến con người sẽ có cảm giác nuối tiếc, hụt hẫng về những giá trị đã qua |
|
|
|
c. Bài học nhận thức và hành động |
|
|
|
– Quý trọng thời gian là quý trọng giá trị của cuộc sống. Mỗi con người phải có ý thức được giá trị của thời gian, sống đẹp trong từng ngày của hiện tại, trân trọng từng phút, giây. |
0,25 |
|
|
– Quý trọng thời gian không có nghĩa là sống vội, sống gấp, sống chỉ biết tận hưởng mỗi ngày mà cần sống, học tập, lao động và cống hiến cho xã hội. |
0,25 |
Câu 2 |
1. Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến - Dẫn vào yêu cầu của đề: Sự đổi thay của hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc. |
0,25 |
2 . Giới thiệu chung về hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc: - Trong văn học cổ kim nói chung - Trong bài thơ nói riêng: + Chiếm một vị trí lớn. + Tác giả tập trung miêu tả + Mang nghĩa tả thực và là hiện thân cho những vất vả, khó khăn, thử thách của người lính Tây Tiến. |
0,5 |
|
3. Phân tích khổ thơ (1): Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội. Qua nỗi nhớ của người lính, những ngày tháng trong quá khứ gắn liền với khó khăn thử thách và một thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội. - Hình ảnh: dốc, cồn mây, núi… - Từ ngữ: + Từ láy “khúc khuỷu, thăm thăm, heo hút”-> giàu tính tạo hình. + Từ “dốc” ở đầu mỗi nhịp thơ (4/3) đã nhấn mạnh vào địa hình chủ đạo nơi đây là dốc. Dốc gập ghềnh, dốc sâu hun hút. Địa hình núi non hiểm trở, đoạn đường đi cũng chẳng bằng phẳng dễ dàng, có đoạn lên cao gập ghềnh khúc khuỷu, có khi lại “thăm thẳm” như vực sâu, chỉ cần một phút lơ đãng người lính có thể bỏ mạng ngay tức khắc. + Từ “heo hút”: gợi ra cái vắng lặng, hoang vu của những vùng đồi núi trên mảnh đất Tây Bắc. + Cách nói “súng ngửi trời’: bầu trời nhiều sương tưởng chừng như thấp xuống đến mức như đậu trên mũi súng -> khung cảnh lạnh lẽo, hoang vu (so sánh với cách nói lãng mạn đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí - Chính Hữu). - Nhịp thơ 4/3, nghệ thuật đối lập (Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống): như bẻ gẫy địa hình vùng Tây Bắc. Những con dốc dựng đứng gợi nên một khung cảnh hũng vĩ, dữ dội của núi rừng Tây Bắc => Bình luận: Những câu thơ sinh động đầy sáng tạo gợi ra trước mắt người đọc khung cảnh cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang vắng, bí hiểm với đầy rẫy những hiểm nguy. Sự hùng vĩ đã khắc họa vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên vùng núi phía Bắc. Đồng thời, nó cũng thể hiện được khí phách anh hùng của người lính Tây Tiến năm xưa. Ngòi bút Quang Dũng giàu tính tạo hình, thi trung hữu họa. |
1,5 |
|
4. Phân tích khổ thơ (2): Khung cảnh dòng sông trên vùng Tây Bắc lãng mạn, thơ mộng. Thiên nhiên Tây Bắc không chỉ đẹp trong cảnh hùng vĩ, dữ dội mà còn đẹp qua cảnh lãng mạn, thơ mộng trong những kỷ niệm sâu nặng của tình quân và dân. - Thời gian: chiều sương ấy -> khoảng thời gian khó xác định, bồng bềnh trong sương khói của buổi chiều vùng cao và nỗi nhớ. - Không gian: + Hình ảnh: Hồn lau nẻo bến bờ . Hồn lau (mà không phải cây lau): hình ảnh giàu sức gợi, gắn với cái bình dị, thân thuộc. . Bến bờ: sự gắn bó, dõi theo của cảnh vật với bước chân người ra đi. So sánh với quan niêm thời trung đại, hình ảnh thơ không gợi ra cảm giác nhỏ bé, đáng thương, bất hạnh) + Hình ảnh: Dáng người trên độc mộc . Dáng người (mà không phải bóng người) -> hình ảnh đẹp. Họ có thể là những chàng trai, cô gái Tây Bắc hoặc người chiến sĩ trong cảnh vượt thác. . Độc mộc: con thuyền gỗ, nhỏ dài và hẹp. Dáng người trên con thuyền trở nên nổi bật trên dòng sông mùa nước lũ. (So sánh với quan niêm thời trung đại, hình ảnh thơ không gợi ra cảm giác cô đơn, nhỏ bé, bấp bênh). + Hình ảnh: Hoa đong đưa trôi theo dòng nước lũ. . Cách hiểu 1: Cánh hoa trôi trên dòng nước lũ. . Cách hiểu 2: Cây hoa trôi soi mình, làm duyên với dòng nước lũ (Đong đưa mà không phải là đung đưa). Cảnh vật có hồn. - Câu hỏi tu từ: có thấy …, có nhớ… -> gợi ra những trăn trở, day dứt trong cảnh chia ly. =>Bình luận sự thay đổi: Cảnh sông nước Tây Bắc một chiều sương thật lãng mạn trong hình ảnh, đường nét, màu sắc và ca,m xúcnhưng phảng phất nét buồn trong tình hình chiến sự đang đến hồi cam go quyết liệt. Sự thay đổi từ hùng vĩ, dữ dội đến lãng mạn, thơ mộng thể hiện vẻ đẹp đặc trưng, đa chiều của thiên nhiên Tây Bắc. Đồng thời, cũng thể hiện vẻ đẹp bên trong tâm hồn của những người lính Tây Tiến. Họ vừa hào hùng, anh dũng vừa lãng mạn, hào hoa. Chính niềm tự hào, nỗi nhớ của nhà thơ đối với đồng đội, đất và người Tây Bắc đã chi phối cách nhìn, cách cảm. Chính thực tế cuộc sống, thực tế đấu tranh đã mang lại vẻ đẹp này cho thiên nhiên nơi đây. |
1,5
0,5 |
|
|
5. Nghệ thuật
|
0,5 |
6. Kết luận. |
0,25 |