I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

  Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao  tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn.

  Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình.

(Lư Tô Vỹ, con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân trí, 2017).

  1. Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào? (0,5 điểm)

  2. "không hiểu được chính mình" bạn sẽ như thế nào? (0,5 điểm)

  3. Vì sao tác giả cho rằng “Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì”? (1,0 điểm)

  4. Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra cho mình thông điệp gì? Hãy bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy. (1,0 điểm)                    

II. LÀM VĂN (7 điểm)

  Câu 1(2 điểm):

    Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình, hiểu người.

  Câu 2 (5 điểm):

    Đọc Vợ nhặt, không ai quên được hình ảnh nồi cháo cám của bà cụ Tứ ở cuối truyện.. Anh (chị) hãy phân tích chi tiết nghệ thuật đặc sắc này của Kim Lân.

 

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

 

Đáp án

Điểm

 

 

 

 

 

Phần I: Đọc-Hiểu

 (3 điểm)

1. Theo tác giả,trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, nhưng lại thiếu sách dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình.

2. Bạn sẽ "nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người".

3. Tác giả cho rằng “Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì? Vì có hiểu rõ được nhu cầu của bản thân thì mới hiểu được nhu cầu của người khác. Không hiểu rõ mình cần gì sẽ khó có thể thông cảm để hiểu nhu cầu của người khác.

4. HS tự rút ra cho mình thông điệp phù hợp và bình luận về thông điệp ấy.

Gợi ý:

  • Hãy cố gắng hiểu mình để có thề hiểu được mọi người xung quanh.
  • Đừng sống vô cảm, hãy biết cảm thông, yêu thương và thấu hiểu người khác.

0,5

 

 

0,5

 

1,0

 

 

 

 

 1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II- Làm Văn (7 điểm)

Câu 1:

a. Yêu cầu về hình thức:

  • Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 chữ.
  • Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Trình bày đúng hình thức một đoạn văn (đầu đoạn viết lùi vào, viết hoa chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng dấu chấm)
  • Đảm bảo bố cục: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

b.Yêu cầu về nội dung

Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận:

Thân đoạn:

- Giải thích:

     + Hiểu mình là biết rõ ưu, nhược điểm của mình, những gì mình yêu thích, mong muốn và cả những điều mình không thích, không hài lòng.

      + Hiểu người là phát hiện và biết về nhu cầu, mục đích, sự quan tâm, niềm yêu thích và cả sự lo lắng, buồn phiền của người đó.

  -  Bình luận, phân tích, chứng minh:

      + Hiểu mình và hiểu người là một trong những điều kiện quan trọng giúp chúng ta biết cách ứng xử và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

     + Hiểu người để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người ta thì người cũng sẽ đáp ứng mọi mong muốn của mình. Hiểu mình để có thể thông cảm, chia sẻ và hiểu được những điều người khác nghĩ.

     + Phê phán những người sống ích kỉ, hời hợt, không hiểu mình, hiểu người.

Kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động:

            Nhận thức: Hiểu rõ về bản thân để biết rõ ưu, nhược điểm của mình, những gì mình yêu thích, mong muốn để thực hiện.

            Hành động: Hãy để ý quan tâm đến mọi người xung quanh, lắng nghe họ nói, quan sát những việc họ làm.

Câu 2

a. Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học .

- Biết sử dụng ngôn ngữ, câu văn, giọng điệu phù hợp .

- Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.

b. Yêu cầu về nội dung:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.

* Phân tích chi tiết nghệ thuật nồi cháo cám của bà cụ Tứ ở cuối truyện

  - Chi tiết nghệ thuật:  Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết.

- Chi tiết nồi cháo cám:

 + Vị trí của chi tiết trong truyện ngắn ( tóm tắt : nằm trong phần 2 của truyện ngắn , cụ thể đó là món ăn duy nhất của cả nhà trong buổi sáng ngày hôm sau )

+ Ý nghĩa:

  ++ Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn “sang quý” của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, nồi cháo cám lại là món ăn không thể không có.

 ++Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ :

  (1) Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực ( mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được “bữa tiệc” cưới giản dị cho con trai của mình).

 (2) Tràng: “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng ; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình..

 (3) Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới

Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng. Chi tiết thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.

* Đánh giá, nhận xét một cách khái quát về chi tiết nồi cháo cám và giá trị của tác phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,5

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

4,0

 

0,5

 

 

 

 

 

3.0

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

Bài viết gợi ý: