I.Phần đọc - hiểu

Đọc đoạn trích dưới đây:

Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn.

Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!

(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân trí, 2017, tr. 206-207)

Thực hiện các yêu cầu

Câu 1: Theo tác giả, hiện nay trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và đang thiếu loại sách nào?

Câu 2: Theo anh/ chị, “đối thoại với chính mình” có nghĩa là gì?

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác”?

Câu 4: Qua đoạn trích trên, anh/ chị tự rút ra cho mình thông điệp gì?

II.Phần Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

Câu 2 ( 5,0 điểm):

Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: 
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.39)

Phân tích làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của chủ tịch Hồ Chí Minh qua phần mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập được trích dẫn trên đây. Từ đó, liên hệ với bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh (Ngữ văn 11) để thấy được sự phong phú, đa dạng mà thống nhất trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh.

……………HẾT………..

 

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Theo tác giả, trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp nhưng lại thiếu loại sách dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình

0,5

2

- Đối thoại với chính mình nghĩa là giao tiếp với chính mình, từ đó hiểu rõ được mình, định vị được bản thân trong cuộc sống.

0,5

3

Tác giả cho rằng “bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác”. Vì chỉ khi hiểu được bản thân cần gì, mong muốn điều gì, chúng ta mới có thể thấu hiểu, cảm thông với những mong muốn, nhu cầu của người khác. Trên cơ sở sự thấu hiểu, cảm thông đó tạo lập, xây dựng mối quan hệ gắn bó, tốt đẹp với những người xung quanh.

1,0

4

HS tự rút ra những thông điệp riêng, phù hợp. Sau đây là một số gợi ý:

- Cuộc sống ngày càng vội vã, mỗi người cần cố gắng tự hiểu chính bản thân mình, để từ đó cảm thông, thấu hiểu với mọi người xung quanh.

- Không nên sống thờ ơ, vô cảm. Cũng không nên quá đề cao cái Tôi bản thân.

1,0

II

 

LÀM VĂN

 

1

Viết đoạn văn

2,0

Yêu cầu hình thức:

   Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội theo cách diễn dịch/quy nạp/ tổng-phân-hợp. Độ dài khoảng 20 dòng. Bố cục chặt chẽ. Trình bày sạch, đẹp. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chuẩn xác. Cảm xúc chân thực, trong sáng, đúng đắn

 

Yêu cầu nội dung:

Nêu ý kiến cần bàn luận: hiểu mình và hiểu người.

0,25

Giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh ý kiến:

- Hiểu mình là khả năng tự đánh giá đúng về bản thân mình ( điểm mạnh, điểm yếu, những mong muôn, nhu cầu thực sự của bản thân,…)

- Hiểu người là sự cảm thông, thấu hiểu, biết đặt mình vào vị trí của người khác.

- Hiểu mình và hiểu người là biểu hiện của trí tuệ, nhận thức và tự nhận thức

- Từ đó, hiểu mình và hiểu người giúp chúng ta có cách ứng xử phù hợp, tạo dựng được mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp. Đây cũng là một lối sống tích cực, nhân văn

- Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, quá đề cao bản thân hoặc lối sống vô vị, vô nghĩa, không có ước mơ, hoài bão “ sống hoài, sống phí”.

1,0

Bài học rút ra: Cần có lí tưởng sống đẹp, lối sống lành mạnh. Đánh giá đúng, hiểu đúng bản thân và những người xung quanh.

0,75

2

Viết bài văn

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật lập luận của đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập, liên hệ với Chiều tối, làm rõ sự phong phú, đa dạng mà thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

 

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu:

 

Giới thiệu về Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập, dẫn dắt đoạn mở đầu. Khái quát giá trị của đoạn: là đoạn văn mở đầu mẫu mực với nghệ thuật chính luận độc đáo, giàu sức thuyết phục.

0,5

*Phân tích giá trị đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập

- Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác.

- Nhiệm vụ của phần mở đầu là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật “lấy gậy ông đập lưng ông”.

+ Cách viết như vậy vừa khéo léo vừa kiên quyết:

Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ; dùng chính luận điệu của chúng để “khóa miệng” bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này).

Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhận đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.

Đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau. Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

- Từ đó, Bác mở rộng những chân lí trong 2 bản tuyên ngôn của Pháp và của Mĩ. Đó là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2,0

 * Liên hệ với “ Chiều tối” (Mộ)

- Bài thơ Chiều tối là bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh trong thử thách nặng nề của chốn lao tù. Trong bài thơ, người đọc cảm nhận từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật đều vận động một cách rất tự nhiên nhất quán hướng về sự sống với ánh sáng và tương lai; thấy được một tâm hồn lạc quan, niềm tin mạnh mẽ vào cách mạng và tương lai tươi sáng. Bài thơ là sự kết hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại.
* Nét thống nhất trong phong cách nghệ thuật thơ văn Hồ Chí Minh:
+ Hình thức ngắn gọn, hàm súc, cô đọng.
+ Các hình tượng nghệ thuật luôn vận động hướng đến ánh sáng, sự sống, tương lai để thể hiện tinh thần thép, phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời của Người.
- Lí giải nguyên do của sự thống nhất: Hồ Chí Minh có quan điểm nghệ thuật hết sức rõ ràng (tính chiến đấu; tính dân tộc và tính chân thật; luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng để quyết định nội dung, hình thức của sáng tác).

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

 

 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Bài viết gợi ý: