I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)

            Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Những người thực sự hưởng thụ thì không băn khoăn, mà thường mãn nguyện. Những người thực sự tận hưởng hạnh phúc cũng vậy, họ mãn nguyện. Niềm vui đôi khi bị thúc đẩy bởi nhu cầu phải hét toáng lên cho cả thế gian. Nhưng sự mãn nguyện thường có khuôn mặt rất lặng lẽ và hiếm khi phô trương.

Tôi nhận ra rằng để hưởng thụ thực sự, chúng ta cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức. Biết mình có gì, hiểu thứ mình có, và biết cách tận hưởng tối đa những gì mình xứng đáng được hưởng, đó mới là hưởng thụ.

                                        (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng “Những người thực sự hưởng thụ thì không băn khoăn, mà thường mãn nguyện”?

Câu 3. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “sự mãn nguyện thường có khuôn mặt rất lặng lẽ và hiếm khi phô trương” không? (giải thích ngắn gọn)

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? Trả lời từ 7 đến 10 dòng.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ra ở phần đọc hiểu: “Biết mình có gì, hiểu thứ mình có, và biết cách tận hưởng tối đa những gì mình xứng đáng được hưởng, đó mới là hưởng thụ”.

Câu 2. (5,0 điểm)

            Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong hai đoạn trích sau để thấy được sức sống mãnh liệt của nhân vật.

            “ Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như  không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “ Em không yêu quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào..”. Mị vùng bước đi. Nhưng chân tay đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”

            “Lúc ấy trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại ...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cát nút dây mây. A Phủ cứ thở phè phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại, A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

            Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mi vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

            - A Phủ cho tôi đi

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói

            - Ở đây thì chết mất”

.(Tô Hoài- Vợ chồng A Phủ)

------------- Hết --------------

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Yêu cầu về kĩ năng

    - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;

    - Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

- HS cần làm rõ các vấn đề:

 

1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận.

0,5

2

Người thực sự hưởng thụ bao giờ cũng có những hiểu biết nhất định về việc mình đang làm, hài lòng với những gì mình đang có.

0,5

3

Học sinh có thể chọn đồng tình hoặc không đồng tình và đưa ra được sự lí giải thuyết phục.

1,0

 

4

Học sinh chọn câu văn nào chứa thông điệp có nghĩa với bản thân nhất và giải thích.

1,0

 

Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng câu 4 học sinh phải viết thành đoạn văn.

            - Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.

 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

 

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ra ở phần đọc hiểu: Biết mình có gì, hiểu thứ mình có, và biết cách tận hưởng tối đa những gì mình xứng đáng được hưởng, đó mới là hưởng thụ.

2,0

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nêu được các vấn đề sau:

- Nêu vấn đề cần nghị luận.

0,25

- Giải thích

+ Biết mình có gì: hài lòng với những gì mà mình đang có, không tham vọng.

+ hiểu thứ mình có: Biết được giá trị vật chất cũng như tinh thần và ý nghĩa của những thứ  mình có.

+ biết cách tận hưởng tối đa những gì mình xứng đáng được hưởng: tận hưởng một cách đúng đắn không bỏ phí bất kì giá trị nào của những thành quả mà mình xứng đáng được hưởng.

à Hưởng thụ thực sự là khi con người cảm thấy thanh thản và mãn nguyện.

0,75

- Bàn luận, mở rộng vấn đề:

+ Con người chỉ có thể mãn nguyện khi biết hài lòng với những gì mình đang có, có sự am hiểu và biết tận hưởng tối đa những thành quả mà bản thân xứng đáng được hưởng.

+ Trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại những quan niệm sai lầm về hưởng thụ.

+ Muốn có được sự hưởng thụ thực sự đòi hỏi con người cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức.

0,75

- Khẳng định lại vấn đề.

0,25

 

 

 

 

 

2

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong hai đoạn văn

5,0

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ, học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề:

 

 

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

 

0,25

 Giải quyết ván đề

* Khái quát chung về nhân vật:

Giới thiệu sơ lược về cuộc đời  của Mị trước và sau khi bị bắt về làm dâu nhà thóng lí

- Trước khi bị bắt: xinh đẹp, tài năng, tự trọng, yêu đời ham sống..

- Sau khi  bị bắt về làm dâu gạt nợ: Mị trở thành công cụ lao động cho nhà thống lí, Mị sống không bằng con vật, mất hết ý thức về sự sống.

 Dù bị đày đọa về tinh thần nhưng trong Mị vẫn có sức sống tìềm tàng mãnh liệt, đó là nội lực để Mị có thể vùng lên ở bất kì thời điểm nào.

* Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị qua hai đoạn văn:

+ Phàn trích thứ nhất

- Mùa xuân, sức sống và không khí của mùa xuân đã tác động đến Mị.  Đó là tiếng sáo … Rồi men rượu ...Mị lại ý thức rõ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. 

- Bị trói, sức sống của Mị càng mãnh liệt, Mị vẫn sống bằng tiếng sáo và men rượu. “Mị vùng bước đi”, đó là bước đi của ý thức, của khát vọng nhưng chính lúc đó Mị lại quay về cuộc sống hiện thực. “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Như vậy, khi tiếng sáo và men rượu giúp Mị sống dậy bắng ý thức thì sợi dây trói ác nghiệt lại làm Mị tỉnh táo để ý thức về thân phận của mình.

Tâm hồn vừa hồi sinh lại bị chà đạp dữ dội, Mị bị ném trở về vị trí ban đầu. Như vậy, lần hồi sinh thứ nhất không làm cho Mị thay đổi số phận.

+ Phàn trích  thứ hai:

-Sau đêm bị trói. Mị rơi vào cái chết tinh thần nặng nề, đau đớn hơn. Mị âm thầm, lặng lẽ, thờ ơ với bản thân và mọi việc xung quanh.

- Dòng nước mắt của A Phủ đã tác động sâu sắc đên tâm hồn Mị.. cô thương mình, thương A Phủ và thấm thia tội ác của cha con thống lí…

- Hội tụ đủ sự can đảm để Mị vượt qua nỗi sợ hãi, chiến thắng cường quyền, cắt dây trói cứu A Phủ..

- “Mị đứng lặng trong bóng tối”, đây là sự đấu tranh nội tâm quyết liệt giữa một bên là khát vọng sống, khát vọng tự do với nỗi sợ cố hữu thàn quyền- bởi “Mị đã được cúng trình ma ở nhà này thì chỉ đợi ngày chết rũ xương ở đây thôi”.

- Khát vọng tự do đã chiến thắng, giúp Mị vượt qua cả cường quyền, thần quyền. Mị nhận thức rất rõ “Ỏ đây thì chết mất”, và tự mình cứu mình..

Đây chính là đỉnh điểm của sự hòi sinh, số phận của Mị đã thay đổi nhờ sức sống mãnh liệt

3,75

 

Nhận xét

- Nghệ thuật

+ Hai đoạn truyện vừa là tâm trạng vừa là hành động, là ý thức và khát vọng sống của Mị.

+ Đoạn truyện cũng thể hiện rõ tài năng diễn tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài: tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là cách khắc họa tâm lí nhân vật với cái nhìn từ bên trong giúp người đọc khám phá và phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng trong nội tâm nhân vật.

- Nội dung tư tưởng

+ Ngợi ca, nâng niu,trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người…

+ Thể hiện niềm tin của nhà văn vào sức mạnh của con người… mở ra hướng đi cho cuộc đời đầy bi kịch của người lao độngnghèo khổ dưới chế độ cũ

0,75

Kết thúc vấn đề

0,25

Bài viết gợi ý: