I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút.” Không phải chỉ số IQ, không phải ngoaị hình, hay sức mạnh thể chất, hay kĩ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.
Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao.
Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.” Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Tác giả đề cập đến yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người?
Câu 2: Theo anh (chị) vì sao tác giả cho rằng bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy Marathon?
Câu 3: Việc tác giả liệt kê các nhân vật văn học nổi tiếng “Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon” có tác dụng gì?
Câu 4: Anh (chị) đồng tình hay không đồng tình với ý kiến “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1(2.0điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều quan trọng nhất để có được thành công trong cuộc đời.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn thơ sau:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”.
(Trích: Việt Bắc - Tố Hữu)
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
(Trích: Tây Tiến - Quang Dũng)
HƯỚNG DẤN CHI TIẾT
PHẦN |
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
|
1 |
Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. |
0.5 |
|
2 |
Vì cuộc chạy marathon là một cuộc chạy dài, người muốn chiến thắng cần nỗ lực liên tục trong suốt hành trình. Bền bỉ cũng cần cố gắng liên tục, không ngừng nghỉ như thế! |
0.75 |
|
3 |
Tác dụng của việc liệt kê: + Các nhân vật văn học đều rất nổi tiếng, rất quen thuộc và gần gũi với người đọc do đó khiến lập luận trở nên thuyết phục hơn. + Việc liệt kê có tác dụng nhấn mạnh vào dẫn chứng lập luận, tăng sức thuyết phục bởi các nhân vật văn học ấy đều là kết quả của sự bền bỉ nỗ lực của nhà văn. |
0.75 |
|
4 |
Hs có thể lựa chọn đồng tình hay không đồng tình song phần lập luận cần thuyết phục. |
1 |
|
II |
|
LÀM VĂN |
|
|
1 |
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều quan trọng nhất để có được thành công trong cuộc đời. |
|
|
|
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành |
|
|
|
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận Điều quan trọng nhất làm nên thành công của con người trong cuộc sống. |
|
|
|
c) Triển khai vấn đề nghị luận - Giới thiệu vấn đề mình cho là quan trọng nhất - Lí giải lí do vì sao lại cho rằng quan trọng nhất - Bài học nhận thức và hành động |
|
|
|
d) Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
|
|
|
e) Sáng tạo Thể hiện vấn đề sâu sắc, có cách diễn đạt sáng tạo. |
|
|
2. |
Cảm nhận của anh / chị về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn thơ sau: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng |
5,0 |
|
|
Yêu cầu chung: Bài văn phải đảm bảo cấu trúc đủ 3 phần; xác định đúng, đủ vấn đề nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp cả lí lẽ và dẫn chứng. |
0,5 |
|
|
Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những nội dung cơ bản sau: |
4,5 |
|
|
|
|
|
|
1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật |
0.5 |
|
|
2. Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ a. Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” - Nội dung: + Thiên nhiên gắn bó hài hòa với con người cùng chung mất mát đau thương, cùng chung lưng đấu cật chống kẻ thù chung. + Thiên nhiên là hậu phương vững chắc và cũng là người bạn chiến đấu của con người. - Nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống, phép tu từ nhân hóa, hình ảnh thơ ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình. b. Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến“ - Nội dung: + Thiên nhiên hùng vĩ dữ dội ở con đường hành quân nhiều gian khổ. + Thiên nhiên trữ tình, thơ mộng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. 3.Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ - Giống nhau: đều là những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi rừng trong thời kỳ chống Pháp. Đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng. + Thiên nhiên trong Tây Tiến thiên về diễn tả sự khắc nghiệt, dữ dội. Là khó khăn, trở ngại mà người lính phải vượt qua. Thiên nhiên trong Việt Bắc thiên về miêu tả sự gần gũi và đồng lòng với con người. 4. Lý giải sự tương đồng và khác biệt: - Tương đồng: Cả hai đều là những nhà thơ- chiến sĩ, đều có những trải nghiệm thực tế, đều có tấm lòng yêu quê hương đất nước, đều tài hoa. - Khác biệt: bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo, “Mỗi tác phẩm văn học phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (nhà văn Lêônit Lêônốp); Do hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ. |
4 1,25
1,25
1
0,5 |