I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. [….]Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?

(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Văn bản trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0.5 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản? (0.5 điểm)

Câu 3:  Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng” ? (1 điểm)

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm: “Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?” (1 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của tác giả được nêu trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu: “Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều”

Câu 2 (5.0 điểm):

           Trong cảnh VII và đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ, có lời thoại của hồn Trương Ba ở đầu đoạn: “Không!Không! Tôi không muốn như thế này mãi!. Tôi chán cái chỗ ở khong phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi!. Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi ngay tức khắc!. Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này dù chỉ một lát” và lời thoại của Trương Ba ở kết đoạn khi nói chuyện với người vợ: “Tôi vẫn ở đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đưụng trầu, con dao bà rẫy cỏ….không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu”.

Phân tích hình ảnh của  Trương Ba qua hai lời thoại trên từ đó chỉ ra sự thay đổi ở nhân vật này.

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

1. Thao tác lập luận bình luận

0,5 điểm

2. Cần tôn trọng sự khác biệt ở những người xung quanh mình. Hãy làm chủ cuộc sống của mình, không nên để cuộc sống bị chi phối bởi các định kiến.

0,5 điểm

3.  Sở dĩ tác giả cho rằng “đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng” vì mỗi người đều có một cách sống riêng, quan điểm riêng…và không thể dùng cách sống này để làm cơ sở đánh giá một cách sống khác.

1,0 điểm

 

4. Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần đưa ra lí lẽ thuyết phục hợp lí tránh lan man, xa đề

1,0 điểm

Câu 2

- Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn văn nghị luận

 - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Không nên để định kiến của bản thân và của người khác chi phối cuộc sống của chúng ta.

Nội dung cần triển khai:

 * Bàn luận về ý kiến:

– “Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ”.

+ Định kiến có thể khiến con người mất đi khả năng nhìn nhận thực tế đủ chính xác.

+ Khi ta có định kiến về chính bản thân mình, chúng ta sẽ tự giới hạn mình lại, không dám vượt qua “vùng an toàn”-những thói quen mòn cũ, để khám phá cuộc sống và khám phá năng lực của mình.


+ Nếu ta có định kiến về người khác, ta có thể không thấy được những điều tốt đẹp của họ và điều đó có thể sẽ khiến ta không có cách cư xử tốt và đúng mực.

– “Nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều”

+ Nhắm mắt tin theo những định kiến của người khác rất dễ khiến ta mất đi cách nhìn nhận của riêng mình, khó có thể đưa ra ý kiến đúng đắn, có thể làm nảy sinh các mâu thuẫn không đáng có với những người xung quanh.

+ Bị định kiến của người khác chi phối ta sẽ không dám sống thật với bản thân mình.


Chú ý: học sinh cần có dẫn chứng kèm theo
* Bài học nhận thức:

- Bớt đi định kiến chúng ta có thể làm giảm thiểu những lầm lẫn trong cuộc sống.

- Không để định kiến chi phối, ta sẽ sống công bằng và thanh thản hơn.

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

1.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 3: 5 điểm

- Xác định đúng dạng đề và trọng tâm của bài viết.

- Nắm được các khía cạnh cụ thể về mặt kiến thức của đề đã đưa ra.

-  Sáng tạo của học sinh: Khuyến khích cho thêm điểm đối với những bài có ý tưởng mới mẻ, không có trong đáp án, phần liên hệ kiến thức mở rộng chính xác, hiệu quả…

0.5

0.25

 

0.25

 

1. Mở bài

- Giới thiệu Tác giả và tác phẩm

 

- Lưu Quang Vũ – một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX .

-  Hồn Trương Ba da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, là tác phẩm xuất sắc thể hiện rõ phong cách và tài năng của Lưu Quang Vũ.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Qua lời thoại ở phần đầu đoạn kết và cuối đoạn kết chúng ta nhận ra rõ hơn về con người, tâm trạng của Trương Ba và sự biến chuyển của nhân vật.

 

0.25

 

2. Thân bài

a. Khái quát chung

- Kịch của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Tác phẩm  “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là minh chứng cho điều đó.

- Vở kịch kể về Trương Ba một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan.

- Đoạn kết, tập trung phản ánh tư tưởng chủ đề của vở kịch: Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu bị tha hóa trước sự lấn át của thể xác phàm tục, thô lỗ. Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách

- Nhân vật: Trương Ba là nhân vật chính thông qua nhân vật này Lưu Quang Vũ đã cho thấy những chuyển biến tâm lí tinh tế, biệt tài phần tích tâm lí nhân vật bậc thầy của mình.

 

0.5

 

b. Phân tích sự thay đổi của nhân vật qua hai lời thoại

b.1 Đoạn mở đầu

- Hoàn cảnh:  Hồn Trương Ba ở trong xác hàng thịt một thời gian nhưng không thể chịu đựng được, Trương Ba đau khổ và tuyệt vong

 

- Ngôn ngữ:

+ Không!Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi

+ Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi

+Cái thân thể kềnh càng này ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi ngay tức khắc

+ Nếu cái hồn của ta có hình thù gì riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này dù chỉ một lát.

-Ngôn ngữ đó cho thấy:

+ Trương Ba muốn phủ nhận cuộc sống trong xác hàng thịt

+Trương Ba cảm thấy chán nản, mệt mỏi, bực bội

+Trương Ba cảm thấy sợ hãi, tuyệt vọng

+Trương Ba mong muốn, khao khát được tác khỏi xác hàng thịt, được là chính mình dù chỉ trong giây lát.

 

 

1.0

 

b.2 Đoạn kết thúc

- Hoàn cảnh: Hồn Trương Ba quyết trả lại xác cho anh hàng thịt và lìa đời

- Ngôn ngữ:

+ Tôi vẫn ở đây bà ạ.

+ Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đưụng trầu, con dao bà rẫy cỏ

+ Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu.

- Ngôn ngữ đó cho thấy:

+ Trương Ba khẳng định sự tồn tại của mình trong không gian vườn nhà, hóa thân vĩnh viễn trong những vật dụng quen thuộc.

+ Trương Ba khẳng định không phải mượn thân xác của ai, Trương Ba đã được là chính mình, trong những điều tốt lành. Ông cảm thấy thanh thản và hài lòng vì điều đó.

1.0

 

=> Nhận xét:

- Sự đau khổ, chán nản mệt mỏi, sợ hãi và tuyệt vọng của Trương Ba ở lời thoại đầu cho thấy sự đấu tranh dữ dội trong chính nội tâm của Trương Ba để thoát khỏi thân xác phàm tục của hàng thịt, lấy lại tâm hồn thanh cao trong sáng của chính mình.

- Sự an nhiên, thanh thản của Trương Ba ở lời thoại cuối chính là kết quả từ sự đấu tranh dữ dội trong chính Trương Ba, giữa Hồn và Xác, giữa Trương Ba với Đế Thích để đạt được điều như ông mong muốn. Vượt lên sự tha hóa dần mòn của thân xác, nỗi sợ hãi của bản thân, vượt lên những cám dỗ ham sống sợ chết, vượt lên mọi thú vui ở đời, vượt lên quan niệm sống chỉ là sự tồn tại trú ngụ vào thân xác đơn thuần; Trương Ba đã chiến thắng khi được là chính mình- một con người thanh cao, lương thiện mặc dù phải đối diện với sự thực là cái chết hoàn toàn về thể xác nhưng bảo toàn được tâm hồn và nhân cách.

- Qua việc miêu tả ngôn ngữ cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn Lưu Quang Vũ. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu, niềm tin, lòng nhân đạo của tác giả vào con người.

1.0

 

3. Kết luận

- Khẳng định lại vấn đề

- Nêu suy nghĩ của bản thân

0.25

Bài viết gợi ý: