I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cỏ hoa cần gặp

... Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ

Về những vòm me không ai có thể đốn mất của mình

Về những chiếc chuồng bồ câu màu hồng trên mái ngói

Về tím đỏ ráng chiều,

Về vạt nắng bình minh...

Dẫu hoa đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc.

Dẫu bóng mát vòm me chưa che tròn lưng

những đứa trẻ con lượm rác ven đường.

Dẫu đã xuất hiện quá nhiều kẻ vác súng săn

tìm bầy chim thành phố.

Và có người lạnh nhạt nhì nhau nhân danh áo cơm

Thì những kẻ mơ mộng còn rất cần đấy chứ

Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng

không mọc nữa đêm rằm

Hay sợ trăng đã mọc rồi mà đầu anh vẫn cúi

Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong

Nên anh vẫn muốn nói cùng em về hoa cỏ

Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người

Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc

Ai vấp ngã ven đường, không một giọt lệ rơi

Không một giọt lệ rơi vì mắt nhì ráo hoảnh

Vì mắt đã lạnh tanh những dung tục đời thường

Nên anh cứ muốn nói hoài về hoa cỏ

Để còn biết giật mình khi chạm một làn hương

(Đỗ Trung Quân)

Câu 1. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Trong đoạn thơ, các hình ảnh: hoa cỏ, vòm me, chuồng bồ câu, tím đỏ rằng chiều, vật nắng bình minh có ý nghĩa gì?

Câu 3. Anh/chị có suy nghĩ gì về những hiện tượng cuộc sống mà nhà thơ nhắc tới trong những câu thơ sau?

Dẫu hoa đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc.

Dẫu bóng mát vòm me chưa che tròn lưng

những đứa trẻ con lượm rác ven đường.

Dẫu đã xuất hiện quánhiều kẻ vác súng săn

tìm bầy chim thành phố.

Và có người lạnh nhạt nhì nhau nhân danh áo cơm

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm của nhà thơ:

Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người

Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc

Anh/Chị có đồng tình với quan điểm đó không?

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)  Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Cuộc sống cần có những phút giây lãng mạn.

Câu 2. (5,0 điểm) Trong cuộc chiến với người lái đò, sông Đà hiện lên:

Còn xa lắm mới đến cải thác dưới. Nhưng đã nghe thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gần mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vẩu rừng tre nứa nổ lửa, đang phải tuông rừng lứa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng...

Nhưng khi đã qua những ghềnh thác, dòng sông lại mang vẻ đẹp:

Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói mùi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân đồng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về...

(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, Tập 1, tr 187, 191)

Cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà qua hai đoạn văn trên. Từ đó nhận xét những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

  1. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

    • Biện pháp: Điệp ngữ (Về những …; Về…;…)

Câu 2: Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

    • Các hình ảnh đó mang ý nghĩa về những điều lãng mạn trong cuộc sống. 

Câu 3: Phương pháp: phân tích, lý giải

    • Hiện tượng cuộc sống màtác giả nhắc đến làkhi cái xấu, cái ác, lối sống vô cảm lên ngôi. Cuộc sống trở nê xấu xí, thảm thương, nhân cách con người trở nên méo mó. Đây chính là thực trạng đáng báo động về lối sống của con người

Câu 4: Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

    • Quan điểm nhà thơ có thể hiểu là: dù bản thân có những khó khăn, có những phút giây phẫn nộ, không giữ được bình tĩnh vẫn cần phải hành xử là một “con người”, có nhân cách, có văn hóa.
    • Đồng tình với quan điểm của tác giả.

II.LÀM VĂN

Câu 1: Phương pháp: phân tích, tổng hợp

1. Giới thiệu vấn đề: Cuộc sống cần cónhững phút giây lãng mạn

2. Bàn luận

- Lãng mạn là những tình cảm, cảm xúc bay bổng, lànhững giây phút ngọt ngào trong cuộc sống, khiến ta cảm thấy lạc quan và yêu đời hơn.

=> Trong xã hội đầy những bon chen, lừa lọc như hiện nay cần lắm những phút giây lãng mạn.

- Ý nghĩa của những phút giây lãng mạn:

  • Làm cuộc sống con người đa dạng sắc màu; bản thân được trải nghiệm những mảng màu khác nhau của cuộc đời.
  • Sự lãng mạn sau những giờ, ngày làm việc căng thẳng sẽ khiến ta cảm thấy thư thái, tâm hồn được thảnh thơi.
  • Sự lãng mạn sẽ giúp ta cân bằng lại cuộc sống
  • Sự lãng mạn sẽ giúp ta có niềm tin, động lực vào cuộc sống.
  • Nhưng cũng cần lưu ý, lãng mạn không phải là sự sa đà sến súa, ảo tưởng không quan tâm đến đời sống thực tế. Mà lãng mạn cần có điểm dừng, mang tính phù hợp để cân bằng cuộc sống.
  • Lãng mạn là một liều thuốc tinh thần hữu dụng, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta.

Câu 2: Phương pháp: phân tích, tổng hợp

I. Mở bài

  • Dẫn dắt giới thiệu hình tượng Sông Đà.
  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài

  1. Cảm nhận hình tượng Sông Đà qua đoạn văn thứ nhất- Một Sông Đà hung bạo

Sự hung bạo của Sông Đà được tác giả tái hiện lần lượt ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành, ở ghềnh đá, ở những cái hút nước; nhưng sức mạnh khủng khiếp nhất của sông Đà dồn tụ lại ở trận địa thác đá. Bằng sự cảm nhận của giác quan thính giác -> nhận ra dấu hiệu đầu tiên của trận địa thác đá là âm thanh tiếng nước thác:

  • Âm thanh phong phú: lúc thì nghe như là oán trách, lúc như van xin, khi thì khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo, đặc biệt có lúc rống lên
  • Âm thanh rống lên gầm thé là sự cộng hưởng của:
  • tiếng một ngà con trâu mộng, lại đang trong giây phút đối mặt với cái chết, lồng lộn tìm đường thoá thân giữa rừng lửa bao vây
  • tiếng nổ lửa, phá tuông của cả rừng vầu, rừng tre nứa.
  • Thêm nữa, sự hợp sức của số nhiều (một nghì con trâu mộng, cả rừng vầu rừng tre nứa) khiến cho âm thanh tiếng nước thác đang “réo to mãi lên” thật là kinh sợ
  • Những vế câu dài liên tiếp đã góp phần gợi cảm giác dồn đuổi lấn lướt của lửa cháy bùng bùng

=> Dòng sông biến thành một sinh thể dữ dằn, gào thé trong những âm thanh cuồng nộ, ghê sợ để trấn áp con người.

  1. Cảm nhận hình tượng Sông Đà qua đoạn văn thứ hai - Một Sông Đà trữ tình

Tác giả đã phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú cùng với những liên tưởng bất ngờ mà thú vị để tái hiện hình ảnh Sông Đà:

  • Từ trên cao nhì xuống, dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc của người thiếu nữ “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
  • Vừa mới đây thôi sông Đà còn là nơi hội tụ của những dữ dằn, hung bạo; vậy màtrong chốc lát sóng nước đã xèo xèo tan trong trí nhớ để hiện hình trước mắt người đọc trong một dáng vẻ hoàn toàn khác lạ.
  • Mái tóc tuôn tài tuôn dài tưởng chừng như bất tận, nó trập trùng ẩn hiện giữa mây trời Tây Bắc, nóbồng bềnh uốn lượn quanh co thướt tha duyên dáng… Mái tóc ấy như đang ôm lấy dáng hình thanh tân trẻ trung gợi cảm đầy sức sống của người thiếu nữ Tây Bắc.
  • Màu trắng tinh khiết của hoa ban, màu đỏ rực rỡ của hoa gạo điểm vào suối tóc ấy khiến nó thêm phần kiều diễm làm say lòng người. Tác giả dùng lối đảo trật tự câu “bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai” để nhấn mạnh thêm sức sống tràn căng của thiên nhiê Tây Bắc vào thời điểm giữa mùa xuân, tô điểm thêm cho vẻ đẹp của suối tóc Sông Đà
  • Hình ảnh “cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” đã tạo nên cái sương khói hư ảo như ẩn giấu đi gương mặt đẹp bí ẩn của người thiếu nữ càng làm tăng thêm sức hấp dẫn…
  • Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của dòng sông. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa cóvẻ đẹp riêng trong cách so sánh rất cụ thể:
  • mùa xuân, nước sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp lánh, khác với màu xanh canh hến của nước sông Gâm, sông Lô
  • mùa thu, nước sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ”, như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, như màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội. Dường như nhà văn không phải đang miêu tả một dòng sông màmiêu tả diện mạo một con người trong sự biến thiên của cuộc đời

-> sắc nước tuy biến ảo linh hoạt theo mùa, nhưng đều là thứ màu sắc gợi cảm, đầy ấn tượng.

=> sông Đà mang gương mặt, dáng vóc vànhan sắc của một mĩ nhân, có sức gợi cảm, cuốn hút đến vô cùng.

  • Đánh giá, tổng hợp
  • Giá trị nội dung
  • Nhân vật Sông Đà dưới ngòi bút sáng tạo của nhà văn lấp lánh hai nét tính cách: hung bạo và trữ tình. Lúc hung bạo, con sông “mang diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thùsố một” của con người. Lúc trữ tình, dòng chảy ấy lại tràn đầy, sóng sánh chất thơ, là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, trở một “mĩ nhân” đầy gợi cảm vàhấp dẫn.

-> Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiê của quê hương xứ sở mình

  • Đặc sắc nghệ thuật
  • Hai trích đoạn đã cho thấy công phu lao động nghệ thuật nghiêm túc, khó nhọc của nhà văn. Nguyễn Tuân đã phải dành nhiều tâm huyết và công sức để làm hiện lên những vẻ đẹp và sắc thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc:
  • Nhà văn đã huy động tối đa các giác quan thị giác, xúc giác, thính giác vàvận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực để tái hiện hình ảnh sông Đà gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc
  • Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ trong việc tái tạo những kìcông của tạo hóa

III. Kết luận

  • Khẳng định giá trị tác phẩm.
  • Khẳng định vị trí tác giả trên văn đàn.

Bài viết gợi ý: