I. LÝ THUYẾT
1. Điện từ trường
Tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy (điện trường xoáy là điện trường có đường sức khép kín). |
Tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện từ trường (đường sức từ trường bao giờ cũng khép kín) |
Điện từ trường: là một trường thống nhất gồm hai thành phần: điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. |
2. Sóng điện từ
& Định nghĩa: Sóng điện từ là điện (E) từ (B) trường biến thiên lan truyền trong không gian.
& Các đặc điểm và tính chất của sóng điện từ:
Truyền trong mọi môi trường vật chất và truyền được trong cả chân không. Tốc độ sóng điện từ phụ thuộc vào môi trường truyền sóng; trong chân không, không khí là c = ${{3.10}^{8}}$ m/s (tốc độ lớn nhất con người có thể đạt được), trong các môi trường khác, tốc độ nhỏ hơn c.
Sóng điện từ là sóng ngang vì $\overrightarrow{\text{E}}$ $\bot $ $\overrightarrow{\text{B}}$ $\bot $ $\overrightarrow{\text{v}}$. Hai thành phần của sóng điện từ là điện trường $\overrightarrow{\text{E}}$ và từ trường $\overrightarrow{\text{B}}$ luôn biến thiên cùng tần số, cùng pha.
Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng.
Sóng điện từ mang năng lượng, nhờ đó khi sóng điện từ truyền đến anten sẽ làm cho các electron tự do trong anten dao động.
3. Thu phát sóng điện từ
& Những máy thu thanh hay phát thanh có nhiều bộ phận và bộ phận quan trọng nhất mà mạch dao động LC trong máy.
Máy sẽ thu hay phát được sóng điện từ có chu kì và tần số bằng chu kì và tần số riêng của mạch: T = $\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }\sqrt{\text{LC}}$ ; f = $\frac{\text{1}}{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }\sqrt{\text{LC}}}$
Tốc độ của sóng điện từ trong chân không hay không khí là c = ${{3.10}^{8}}$ m/s, do đó bước sóng máy phát hay máy thu sẽ phát hay thu được là $\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }$ = cT = $\frac{\text{c}}{\text{f}}$ = $\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ c}\sqrt{\text{LC}}$
& Sơ đồ khối của một máy phát thanh và máy thu thanh vô tuyến đơn giản:
Máy phát thanh |
Máy thu thanh |
|
|
(1) Micrô: Tạo ra dao động điện từ âm tần. (2) Mạch phát sóng điện từ cao tần: Phát sóng điện từ có tần số cao (3) Mạch biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần. (4) Mạch khuyếch đại: Khuyếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu. (5) Anten phát: Tạo ra điện từ trường cao tần lan truyền trong không gian |
(1) Anten thu: Thu sóng điện từ cao tần biến điệu. (2) Mạch khuyếch đại dao động điện từ cao tần: khuyếch đại dao động điện từ cao tần (3) Mạch tách sóng: Tách dao động điện từ âm tần ra khỏi dao động điện từ cao tần. (4) Mạch khuyếch đại dao động điện từ âm tần: Khuyếch đại dao động điện từ âm tần từ mạch tách sóng gởi đến. (5) Loa: Biến dao động điện thành dao động âm |
& Sóng vô tuyến và sự truyền sóng vô tuyến:
Định nghĩa: là sóng điện từ có bước sóng từ vài cm tới vài chục km dùng trong thông tin liên lạc.
Phân loại: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài
- Sóng dài, trung, ngắn đều bị tầng điện li phản xạ với các mức độ khác nhau. Do đó các sóng này có thể đi vòng quanh Trái Đất sau nhiều lần phản xạ giữa tầng điện li và Trái Đất. Vì vậy, người ta hay dùng các loại sóng này trong truyền thanh, truyền hình mặt đất.
- Sóng cực ngắn: không bị tầng điện li phản xạ, nó xuyên qua tầng điện li đi vào không gian vũ trụ, nơi có vệ tinh. Sóng cực ngắn thường được dùng để truyền thông qua vệ tinh.
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vecto cường độ điện trường luôn vuông góc với vecto cảm ứng từ.
C. Khi sóng điện từ lan truyền, vecto cường độ điện trường luôn cùng phương với vecto cảm ứng từ.
D. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
Hướng dẫn
Sóng điện từ là sóng ngang. $\Rightarrow $ A đúng
Khi sóng điện từ lan truyền, vecto cường độ điện trường luôn vuông góc với vecto cảm ứng từ. $\Rightarrow $ B đúng, C sai
Sóng điện từ không truyền được trong tất cả các môi trường. $\Rightarrow $ D đúng
$\Rightarrow $ Chọn C
Ví dụ 2: Ở trụ sở Ban chỉ huy quân sự huyện đảo Trường Sa có một máy đang phát sóng điện từ. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền theo phương thẳng đứng hướng lên, vecto cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó, vecto cường độ điện trường có
A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
C.độ lớn bằng 0.
D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
Hướng dẫn
Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau. Khi vecto cảm ứng từ có độ lớn cực đại thì vecto cường độ điện trường có độ lớn cực đại.
Sóng điện từ là sóng ngang: $\overrightarrow{\text{E}}$ $\bot $ $\overrightarrow{\text{B}}$ $\bot $ $\overrightarrow{\text{c}}$ (theo đúng thứ tự hợp thành tam diện thuận). Khi quay từ $\overrightarrow{\text{E}}$ sang $\overrightarrow{\text{B}}$ thì chiều tiến của đinh ốc là $\overrightarrow{\text{c}}$.
Ngửa bàn tay phải theo hướng truyền sóng (hướng thẳng đứng từ dưới lên), ngón cái hướng theo $\overrightarrow{\text{E}}$ thì bốn ngón hướng theo $\overrightarrow{\text{B}}$.
$\Rightarrow $ Chọn A
Ví dụ 3: Trong các đài phát thanh, sau trộn tín hiệu âm tần có tần số ${{\text{f}}_{\text{a}}}$ với tín hiện dao động cao tần có tần số f (biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến ăng-ten phát
A. biến thiên tuần hoàn với tần số ${{\text{f}}_{\text{a}}}$ và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f.
B. biến thiên tuần hoàn với tần số f và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số ${{\text{f}}_{\text{a}}}$.
C. biến thiên tuần hoàn với tần số f và biên độ biến tuần hoàn theo thời gian với tần số ${{\text{f}}_{\text{a}}}$.
D. biến thiên tuần hoàn với tần số ${{\text{f}}_{\text{a}}}$ và biên độ biến tuần hoàn theo thời gian với tần số f.
Hướng dẫn
Trong biến điệu biên độ, sóng truyền đi biến thiên tuần hoàn theo tần số sóng mang còn biên độ biến thiên tuần hoàn theo tần số âm tần.
$\Rightarrow $ Chọn C
Ví dụ 4: Một sóng điện từ truyền từ một đài phát sóng đặt ở Trường Sa đến máy thu. Tại điểm A có sóng truyền về hướng Tây, ở một thời điểm nào đó, khi cường độ điện trường là 6 V/m và đang có hướng Nam thì cảm ứng từ là $\overrightarrow{\text{B}}$. Biết cường độ điện trường cực đại là 10 V/m và cảm ứng từ cực đại là 0,12 T. Cảm ứng từ $\overrightarrow{\text{B}}$có hướng và độ lớn là
A. thẳng đứng xuống dưới; 0,072 T
B. thẳng đứng lên trên; 0,072 T
C. thẳng đứng lên trên; 0,06 T
D. thẳng đứng xuống dưới; 0,06 T
Hướng dẫn
Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau nên
$\frac{\text{B}}{{{\text{B}}_{\text{0}}}}$ = $\frac{\text{E}}{{{\text{E}}_{\text{0}}}}$ $\Rightarrow $ B = $\frac{\text{E}}{{{\text{E}}_{\text{0}}}}{{\text{B}}_{\text{0}}}$ = 0,072 (T)
Sóng điện từ là sóng ngang: $\overrightarrow{\text{E}}$ $\bot $ $\overrightarrow{\text{B}}$ $\bot $ $\overrightarrow{\text{c}}$ (theo đúng thứ tự hợp thành tam diện thuận). Khi quay từ $\overrightarrow{\text{E}}$ sang $\overrightarrow{\text{B}}$ thì chiều tiến của đinh ốc là $\overrightarrow{\text{c}}$.
Ngửa bàn tay phải theo hướng truyền sóng (hướng từ Đông sang Tây), ngón cái hướng theo $\overrightarrow{\text{E}}$ (Bắc sang Nam) thì bốn ngón hướng theo $\overrightarrow{\text{B}}$(dưới lên trên).
$\Rightarrow $ Chọn B
Ví dụ 5: Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M trong không gian, cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với già trị cực đại lần lượt là ${{\text{E}}_{\text{0}}}$ và ${{\text{B}}_{\text{0}}}$. Thời điểm t = ${{\text{t}}_{\text{0}}}$, cường độ điện trường tại M có độ lớn bằng $\text{0,5}{{\text{E}}_{\text{0}}}$. Đến thời điểm t = ${{\text{t}}_{\text{0}}}$ + 0,25T, cảm ứng từ tại M có độ lớn là
A. $\frac{\sqrt{\text{2}}{{\text{B}}_{\text{0}}}}{\text{2}}$ B. $\frac{\sqrt{\text{2}}{{\text{B}}_{\text{0}}}}{4}$ C. $\frac{\sqrt{3}{{\text{B}}_{\text{0}}}}{4}$ D. $\frac{\sqrt{3}{{\text{B}}_{\text{0}}}}{\text{2}}$
Hướng dẫn
Điện trường và từ trường biến thiên cùng pha, chọn
E = ${{\text{E}}_{\text{0}}}\text{cos }\!\!\omega\!\!\text{ t}$ ; B = ${{\text{B}}_{\text{0}}}\text{cos }\!\!\omega\!\!\text{ t}$
+ Ở thời điểm t = ${{\text{t}}_{\text{0}}}$: $\text{0,5}{{\text{B}}_{\text{0}}}$ = ${{\text{B}}_{\text{0}}}\text{cos }\!\!\omega\!\!\text{ }{{\text{t}}_{0}}$ $\Rightarrow $ $\text{ }\!\!\omega\!\!\text{ }{{\text{t}}_{\text{0}}}$ = $\text{ }\!\!\pm\!\!\text{ }\frac{\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{3}}$
+ Ở thời điểm t = ${{\text{t}}_{\text{0}}}$ + 0,25T: B = ${{\text{B}}_{\text{0}}}\text{cos}\left( \text{ }\!\!\omega\!\!\text{ }{{\text{t}}_{\text{0}}}\text{+}\frac{\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{2}} \right)$ = $\text{ }\!\!\pm\!\!\text{ }\frac{{{\text{B}}_{\text{0}}}\sqrt{\text{3}}}{\text{2}}$
$\Rightarrow $ Chọn D
Ví dụ 6: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số cùa dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện 3 dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
A. 1600 B. 2400 C. 800 D. 1000
Hướng dẫn
Trong cùng một khoảng thời gian $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ t}$ số dao động cao tần và âm tần lần lượt là:
n = $\frac{\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ t}}{\text{T}}$ = $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ t}\text{.f}$ = $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ t}\text{.800}\text{.1000}$
3 = $\frac{\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ t}}{{{\text{T}}_{\text{a}}}}$ = $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ t}\text{.}{{\text{f}}_{\text{a}}}$ = $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ t}\text{.1000}$
$\Rightarrow $ n = 2400
$\Rightarrow $ Chọn B
Ví dụ 7: Tại hai điểm A, B cách nhau 1000 m trong không khí, đặt hai ăng-ten phát sóng điện từ giống hệt nhau. Nếu di chuyển đều một máy thu sóng trên đoạn thẳng AB thì tún hiệu mà máy thu được trong khi di chuyển sẽ
A. như nhau tại mọi vị trí.
B. lớn dần khi tiến gần về hai nguồn.
C. nhỏ nhất tại trung điểm AB.
D. lớn hay nhỏ tùy vào từng vị trí.
Hướng dẫn
Trên khoảng AB có sự giao thoa của hai sóng kết hợp do hai nguồn kết hợp A, B phát ra nên nếu máy thu gặp vị trí cực đại thì tín hiệu mạnh, còn gặp cực tiểu thì tín hiệu yếu.
$\Rightarrow $ Chọn D
Ví dụ 8: Từ Trái Đất, một ăng-ten phát ra những sóng cực ngắn đến Mặt Trăng. Thời gian từ lúc ăng-ten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 2,56 s. Hãy tính khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng ${{3.10}^{8}}$ m/s.
Hướng dẫn
d = $\text{3}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{8}}}\text{.}\frac{\text{t}}{\text{2}}$ = $\text{3}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{8}}}\text{.}\frac{2,56}{\text{2}}$ = 384000 (km)
Ví dụ 9: Một ăng-ten ra-đa phát ra những sóng điện từ đến một máy bay đang bay về phía ra-đa. Thời gian từ lúc ăng-ten phát đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 120 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ s}$, ăng-ten quay với tốc độ 0,6 vòng/s. Ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo ứng với hướng của máy bay, ăng-ten lại phát sóng điện từ, thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 116 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ s}$. Tính vận tốc trung bình của máy bay, biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng ${{3.10}^{8}}$ m/s.
Hướng dẫn
Lần đầu: ${{\text{d}}_{\text{1}}}$ = $\text{3}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{8}}}\text{.}\frac{{{\text{t}}_{1}}}{\text{2}}$ = 18000 (m)
Lầu sau: ${{\text{d}}_{\text{2}}}$ = $\text{3}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{8}}}\text{.}\frac{{{\text{t}}_{2}}}{\text{2}}$ = 17400 (m)
Khoảng thời gian hai lần đo liên tiếp đúng bằng thời gian quay một vòng của ra-đa:
$\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ t}$ = T = $\frac{\text{1}}{\text{f}}$ = $\frac{1}{0,6}$ = $\frac{5}{3}$ (s)
$\Rightarrow $ $\overline{\text{v}}$ = $\frac{{{\text{d}}_{\text{1}}}\text{-}{{\text{d}}_{\text{2}}}}{\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ t}}$ = 360 (m/s) = 1296 (km/h)
Ví dụ 10: Một ăng-ten phát ra một sóng điện từ có bước sóng 13 m. Ăng-ten này nằm ở điểm S trên bờ biển có độ cao 500 m so với mặt biển.Tại M, cách S một khoảng 10 km trên mặt biển có đặt một máy thu. Trong khoảng vài chục km, có thể coi mặt biển như một mặt phẳng nằm ngang. Máy thu nhận được đồng thời sóng vô tuyến truyền thẳng từ máy phát và sóng phản xạ trên mặt biển. Khi đặt ăng-ten của máy thu ở độ cao nào thì tín hiệu thu được là mạnh nhất? Coi độ cao của ăng-ten là rất nhỏ có thể áp dụng các phép gần đúng biết sóng điện từ khi phản xạ trên mặt nước sẽ bị đổi ngược pha.
A. 65 m B. 130 m C. 32,5 m D. 13 m
Hướng dẫn
Gọi S’ là ảnh của S qua gương phẳng (S’ đối xứng với S qua mặt biển – gương phẳng)
Có thể xem S, S’ là hai nguồn kết hợp ngược pha, phát sóng kết hợp về phía máy thu (a = SS’ = 1000 m; D = 10 km = 10000 m)
Hiệu đường đi của hai sóng kết hợp tại M: ${{\text{d}}_{\text{2}}}$ - ${{\text{d}}_{\text{1}}}$ = $\frac{\text{ax}}{\text{D}}$
Độ lệch pha của hai sóng kết hợp tại M: = $\text{- }\!\!\pi\!\!\text{ +}\frac{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}\left( {{\text{d}}_{\text{1}}}\text{-}{{\text{d}}_{\text{2}}} \right)$ = $\text{- }\!\!\pi\!\!\text{ +}\frac{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}\text{.}\frac{\text{ax}}{\text{D}}$
Tại M là cực đại nếu = $\text{k2 }\!\!\pi\!\!\text{ }$.
Để M thu được tín hiệu mạnh nhất thì M là cực đại giữa tức = 0
$\Leftrightarrow $ $\text{- }\!\!\pi\!\!\text{ +}\frac{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}\text{.}\frac{\text{ax}}{\text{D}}$ = 0
$\Rightarrow $ x = $\frac{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ D}}{\text{2a}}$ = $\frac{13.10000}{2.1000}$ = 65 (m)
$\Rightarrow $ Chọn A
III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Sóng điện từ là sóng dọc.
C. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
D. Sóng điện từ mang năng lượng.
Bài 2: Sóng điện từ
A. là sóng dọc hoặc sóng ngang.
B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.
C. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.
D. không truyền được trong chân không.
Bài 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn vuông pha nhau.
B. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.
C. Sóng điện từ là sóng ngang .
D. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
Bài 4: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.
C. Trong quá trình truyền sóng điện từ, tại một điểm, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương.
D. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với tốc độ ánh sáng c = ${{3.10}^{8}}$ m/s.
Bài 5: Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.
B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động ngược pha.
C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau $\frac{\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{2}}$.
D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
Bài 6: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ. B. Truyền được trong chân không.
C. Mang năng lượng. D. Khúc xạ.
Bài 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ, khúc xạ.
B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
C. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.
D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha nhau.
Bài 8: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương.
B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.
C. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
Bài 9: Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.
B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau $\frac{\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{2}}$.
C. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
D. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.
Bài 10: Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.
B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.
C. Điện từ trường không lan truyền được trong điện môi.
D. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.
Bài 11: Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn
A. đồng pha nhau. B. lệch pha nhau $\frac{\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{4}}$.
C. lệch pha nhau $\frac{\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }}{2}$. D. ngược pha nhau.
Bài 12: Đối với sự lan truyền sống điện từ thì
A. vectơ cường độ điện trường cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng từ vuông góc với vectơ cường độ điện trường.
B. vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương với phương truyền sóng.
C. vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với phương truyền sóng.
D. vectơ cảm ứng từ cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cường độ điện trường vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
Bài 13: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
Bài 14: Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có
A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
C. độ lớn bằng không.
D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
Bài 15: Sóng điện từ có tần số 10MHz truyền với tốc độ ${{3.10}^{8}}$ m/s có bước sóng là
A. 3 m B. 6 m C. 60 m D. 30 m
Bài 16: Nếu quy ước: 1 - chọn sóng; 2 - tách sóng; 3 - khuyếch đại âm tần; 4 - khuyếch đại cao tần; 5 - chuyển thành sóng âm. Việc thu sóng điện từ trong máy thu thanh phải qua các giai đoạn nào, với thứ tự nào?
A. 1, 2, 5, 4, 3 B. 1, 3, 2, 4, 5 C. 1, 4, 2, 3, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5.
Bài 17: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch tách sóng B. Mạch khuyếch đại
C. Mạch biến điệu D. Anten
Bài 18: Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến điện đơn giản không có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch biến điệu B. Anten thu
C. Mạch khuếch đại D. Mạch tách sóng
Bài 19: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
A. 800 B. 1000 C. 625 D. 1600
Bài 20: Sóng điện từ không phản xạ mà có khả năng xuyên qua tầng điện li?
A. Sóng dài B. Sóng trung C. Sóng ngắn D. Sóng cực ngắn
Bài 21: Trong việc truyền thanh bằng sóng trung 800 kHz, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ. Số chu kì dao động điện cao tần trong một chu kì dao động điện âm tần 500 Hz là
A. 1600 chu kì B. 625 chu kì C. 1,6 chu kì D. 0,625 chu kì
Bài 22: Một ăng-ten ra-đa phát ra những sóng điện từ đến một máy bay đang về phía ra-đa. Thời gian từ lúc ăng-ten phát sóng đến lúc ăng-ten nhận sóng phản xạ trở lại là 120 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ s}$. Tính khoảng cách từ ăng-ten đến máy bay ra-đa từ thời điểm sóng điện từ phản xạ từ máy bay biết tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí là ${{3.10}^{8}}$ m/s.
A. 34 km B. 18 km C. 36 km D. 40 km
Bài 23: Tại Hà Nội, một máy bay đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vecto cường độ điện trường có
A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
B. độ lớn cực đại và hướng về phía Nam.
C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
D. độ lớn bằng 0.
Bài 24: Một máy bay do thám đang bay về phía mục tiêu và phát sóng điện từ về phía mục tiêu sau khi gặp mục tiêu sóng phản xạ trở lại máy bay. Người ta đo khoảng thời gian thì lúc nhận được sóng phản xạ là 60 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ s}$. Sau đó 2 s người ta lại phát sóng thì thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lúc này là 58 $\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ s}$. Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng ${{3.10}^{8}}$ m/s. Tốc độ trung bình của máy bay là
A. 250 m/s B. 150 m/s C. 200 m/s D. 229 m/s
♫ Đáp án
1 B |
2 B |
3 A |
4 C |
5 D |
6 B |
7 C |
8 A |
9 B |
10 C |
11 A |
12 C |
13 C |
14 A |
15 D |
16 C |
17 A |
18 A |
19 A |
20 D |
21 A |
22 B |
23 B |
24 B |
|
|
|
|
|
|