ĐƯỜNG TIỆM CẬN CỦA HÀM
SỐ
A/Lý thuyết
1/Tiệm cận ngang
Đường thẳng $y={{y}_{0}}$
được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y=f(x)$ nếu $\underset{x\to
+\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)={{y}_{0}}$ hoặc $\underset{x\to -\infty
}{\mathop{\lim }}\,f(x)={{y}_{0}}$
2/Tiệm cận đứng
Đường thẳng $x={{x}_{0}}$
được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y=f(x)$ nếu tồn tại ít nhất một
trong các điều kiện:
$\underset{x\to
x_{0}^{-}}{\mathop{\lim }}\,=+\infty$ ;$\underset{x\to x_{0}^{+}}{\mathop{\lim
}}\,=+\infty$
$\underset{x\to
x_{0}^{-}}{\mathop{\lim }}\,=-\infty$ ;$\underset{x\to x_{0}^{+}}{\mathop{\lim
}}\,=-\infty$
3/Tiệm cận xiên
Đường thẳng $y=ax+b$
được gọi là tiệm cận xiên của hàm số $y=f(x)$ nếu $\underset{x\to +\infty
}{\mathop{\lim }}\,\left[ f(x)-\left( ax+b \right) \right]=0$ hoặc $\underset{x\to
-\infty }{\mathop{\lim }}\,\left[ f(x)-\left( ax+b \right) \right]=0$
Để tính
nhanh a, b ta áp dụng các công thức sau:
$a=\underset{x\to
+\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{f(x)}{x};b=\underset{x\to +\infty
}{\mathop{\lim }}\,\left[ f(x)-ax \right]$
Hoặc $a=\underset{x\to
-\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{f(x)}{x};b=\underset{x\to -\infty
}{\mathop{\lim }}\,\left[ f(x)-ax \right]$
(Nếu a=0 thì ta có tiệm cận ngang)
*QUY TẮC TÌM CÁC ĐƯỜNG TIỆM CẬN
+ Tìm tiệm cận
ngang và tiệm cận đứng
-$\underset{x\to
\pm \infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)=>TCN$
-$\underset{x\to
x_{0}^{\pm }}{\mathop{\lim }}\,f(x)=>TC\text{D}$
Lưu ý: ${{x}_{0}}$
thương là một nghiệm của mẫu
+ Tìm tiệm cận
xiên
-C1: Viết lại
hàm số dưới dạng $y=ax+b+g(x)$
$\underset{x\to
\pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\left[ y-\left( ax+b \right) \right]=0=>TCX$
-C2: Tính $a=\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{f(x)}{x}$và $b=\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\left[ f(x)-ax \right]$ => TCX
B/Ví dụ
VD1: Tìm tiệm cận ngang và tiệm cận đứng
của đồ thị hàm số $y=\frac{2x-1}{x+2}$
Tập xác định:
$(-\infty ;-2)\cup (-2;+\infty )$
$\underset{x\to
\pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+2}=2$ => $y=2$ là tiệm cận ngang
của đồ thị hàm số đã cho
$\underset{x\to
{{(-2)}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+2}=-\infty$ ;
\[\underset{x\to
{{(-2)}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+2}=+\infty\]
=> $x=-2$ là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đã cho
VD2: Tìm tiệm cận xiên của đồ thị hàm số $y=f(x)=x+\frac{x}{{{x}^{2}}-1}$
Ta có $\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\left[ f(x)-x \right]=\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{x}{{{x}^{2}}-1}=0$ => $y=x$ là tiệm cận xiên của đồ thị hàm số đã cho
C/ Bài tập tự luyện
Câu 1: Tìm
các đường tiệm cận ngang và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số $y=\frac{2x+3}{x-4}$
A. $x=4;y=\frac{1}{2}$
B.$x=-4;y=\frac{1}{2}$
C.$x=4;y=2$
D.$x=4;y=-\frac{3}{2}$
Câu 2: Số
các đường tiệm cận của đồ thị hàm số $y=\frac{{{x}^{2}}-3x+2}{x-3}$
A.0
B.1
C.2
D.3
Câu 3: Tìm tất
cả các đường tiệm cận của đồ thị hàm số $y=\frac{3x-2}{1-x}$
A.$x=1;y=3$
B.$x=1;y=-3$
C.$x=3;y=1$
D.$x=-3;y=1$
Câu 4: Số đường
tiệm cận của đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+4x-11$
A.1
B.0
C.3
D.4
Câu 5: Đường
thẳng $y=c$ có bao nhiêu đường tiệm cận
A.1
B.3
C.2
D.0
Câu 5: Cho hàm số $y=\frac{m{{x}^{2}}+({{m}^{2}}+m+2)x+{{m}^{3}}+3}{x+1}$
. Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ đến tiệm cận xiên hoặc ngang là nhỏ nhất
A.0
B.1
C.2
D.-1
Câu 6: Cho hàm số $y=\frac{x-1}{x-2}$ . Tìm
điểm M thuộc đồ thì hàm số sao cho tổng khoảng cách từ M đến hai đường tiệm cạn
đạt giá trị nhỏ nhất
A.M(0;0)
B.M(3;2) hoặc M(1;0)
C.M(2;1)
C.Không tìm được
Câu 7: Cho hàm số $y=\frac{{{x}^{2}}+2mx+3}{x+m}$
. Tìm m để đồ thị hàm số có tiệm xiên đi
qua điểm A(-1;0)
A.0
B.1
C.-1
D.2
Câu 8: Tìm tất cả các giá trị thực của tham
số m sao cho đồ thị hàm số $y=\frac{x+1}{\sqrt{m{{x}^{2}}+1}}$ có hai tiệm cận ngang
A.m < 0
B.m = 0
C.m > 0
D.Không tồn tại giá trị m
Câu 9: Đồ thị hàm số nào sau đây có đường
tiệm cận
A.$y={{x}^{3}}+2{{x}^{2}}+4$
B.$y={{x}^{4}}+{{x}^{2}}+1$
C.$y=-{{x}^{3}}+2x-11$
D.\[y=\frac{1}{x}\]
Câu 10: Cho hàm số $y=\frac{a{{x}^{2}}+3ax+2a+1}{x+2}$
có đồ thị (C). Với mị a, tiệm cận của (C) luôn đi qua một điểm cố định. Tọa độ
điểm cố định đó là
A.(-1;2)
B.(1;-2)
C.(-1;0)
D.(1;0)
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
C |
B |
B |
A |
D |
B |
A |
D |
C |