Mắt.

Loga.vn

- Hiểu cấu tạo của mắt.

- Các loại tật của mắt.

 

A. Lý thuyết

1. Cấu tạo mắt:

     * Về phương diện quang hình học, mắt giống như một máy ảnh.

     * Thuỷ tinh thể tương đương với một thấu kính hội tụ. Do có thể thay đổi độ cong, nên độ tụ của thuỷ tinh thể thay đổi được.

     * Sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể để cho vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc gọi là sự điều tiết của mắt.

     * Võng mạc V đóng vai trò là màn ảnh; Khoảng cách từ quang tâm O của thuỷ tinh thể đến võng mạc không thay đổi.

     * Điểm cực cận CC là điểm gần nhất trên quang trục của mắt, khi đặt vật tại đó mắt có thể nhìn thấy vật (Lúc này mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của thuỷ tinh thể nhỏ nhất (fmin), độ tụ của thuỷ tinh thể lớn nhất (Dmax). Thường OCC=Đ=25cm.

     * Điểm cực viễn CV: là điểm xa nhất trên quang trục của mắt mà khi đặt vật tại đó, mắt còn có thể nhìn thấy vật (lúc này mắt không cần điều tiết, tiêu cự của thuỷ tinh thể là lớn nhất (fmax), độ tụ của thuỷ tinh thể là nhỏ nhất (Dmin)).

          - Quan sát vật đặt tại điểm cực viễn, mắt không điều tiết nên không mỏi mắt (fmax=OV)

          - Đối với người không có tật thì điểm cực viễn ở vô cực. Vậy mắt không có tật khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên võng mạc.

     * Giới hạn nhìn rõ của mắt là khoảng cách từ CC đến CV.

 

2. Năng suất phân li của mắt:

     * Năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A, B mà mắt còn phân biết được hai điểm đó.

     * Mắt thường có năng suất phân li αmin=1’»3.10-4rad.

     * Sự lưu ảnh trên võng mạc: sau khi tắt ánh sáng kích thích, phải cần một khoảng thời gian cỡ 0,1s võng mạc mới phục hồi lại như cũ. Trong khoảng thời gian đó, người quan sát vẫn còn thấy hình ảnh của vật. Đó là sự lưu ảnh trên võng mạc.

 

3. Mắt cận thị:

     * Định nghĩa: Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm F’ của thuỷ tinh thể nằm trước võng mạc

     * Đặc điểm:

          - Mắt cận thị không nhìn được các vật ở xa.

          - Điểm cực viễn CV cách mắt một khoảng không lớn.

          - Đỉêm cực cận CC ở rất gần mắt.

     * Cách sửa tật cận thị: Đeo một thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp sao cho có thể nhìn rõ các vật ở vô cực không phải điều tiết: fkính = –(OCVl), với l là khoảng cách từ mắt đến kính. Nếu kính sát mắt thì:  : fkính = – OCV.

 

4. Mắt viễn thị:

     * Định nghĩa: Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm F’ của thuỷ tinh thể nằm sau võng mạc.

     * Đặc điểm:

          - Mắt viễn thị nhìn vật ở vô cực phải điều tiết.

          - Điểm cực cận cách mắt một khoảng khá xa (OCV>25cm)

     * Cách sửa tật viễn thị:  Đeo một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp để:

          - Hoặc có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.

          - Hoặc có thể nhìn rõ vật ở gần như mắt thường.

 

B. Bài tập vận dụng

CÂU 1. Chọn câu đúng.                                       

Muốn nhìn rõ vật thì …                                  

A. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt.

B. vật phải đặt tại điểm cực cận của mắt.       

C. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn ảnh của vật dưới góc trông α³αmin.

D. vật phải đặt càng gần mắt càng tốt.

CÂU 2. Chọn câu đúng.

Để mắt viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở gần như mắt thường, thì phải đeo loại kính sao cho khi vật ở cách mắt 25cm thì …

A. ảnh cuối cùng qua thuỷ tinh thể phải hiện rõ trên võng mạc.

B. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trên võng mạc.

C. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm tại điểm viễn cận của mắt.

D. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trong khoảng từ thuỷ tinh thể đến điểm cực viễn sau thuỷ tinh thể.

CÂU 3. Chọn câu đúng.

Để mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở xa như mắt thường, thì phải đeo loại kính sao cho khi vật ở vô cực thì...

A. ảnh cuối cùng qua hệ kính - mắt phải hiện rõ trên võng mạc.

B. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trên võng mạc.

C. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm tại điểm cực cận của mắt.

D. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trong khoảng từ vô cực đến điểm cực viễn của mắt.

CÂU 4. Chọn câu đúng.

Khi chiếu phim để người xem có cảm giác quá trình đang xem diễn ra liên tục, thì nhất thiết phải chiếu các cảnh cách nhau một khoảng thời gian là:

A. 0,1s                        B. >0,1s                           C. 0,04s                           D. 0,4s

CÂU 5. Nói về sự điều tiết của mắt, chọn câu phát biểu đúng.

A. Một điểm trên quang trục của mắt mà đặt vật tại đó, mắt còn nhìn thấy vật với góc trông lớn nhất gọi là điểm cực cận Cc.

B. Khi quan sát một vật đặt tại điểm cực viễn, mắt ít phải điều tiết, độ tụ của thuỷ tinh thể là lớn nhất.

C. Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận, mắt ít phải điều tiết nhất, tiêu cự của thuỷ tinh thể là nhỏ nhất.

D. Người mắt tốt (không có tật về mắt) có thể nhìn vật từ xa vô cùng đến sát mắt.

CÂU 6. Chọn phát biểu đúng.

Khi mắt nhìn vật đặt ở vị trí điểm cực viễn thì

A. khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc là ngắn nhất.

B. mắt nhìn vật với góc trông lớn nhất.

C. thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất.

D. thuỷ tinh thể có tiêu cự lớn nhất.

CÂU 7. Tìm phát biểu đúng về sửa tật của mắt cận thị:

A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để mắt có thể nhìn rõ được các vật ở xa không mỏi mắt.

B. Muốn vậy người cận thị phải đeo (sát mắt) một thấu kính phân kì có độ lớn tiêu cự: .

C. Khi đeo kính, ảnh của các vật ở xa sẽ hiện lên ở điểm cực cận của mắt.

D. Một mắt cận thị khi đeo đúng kính sửa tật sẽ trở nên như một người mắt tốt và nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25cm đến ¥.

CÂU 8. Tìm phát biểu sai về sự điều tiết của mắt:

A. Khi vật đặt tại điểm cực cận, mắt điều tiết tối đa, thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất.

B. Khi quan sát vật ở cực viễn, góc trông vật là nhỏ nhất.

C. Khi điều tiết mắt để nhìn rõ các vật, độ tụ của thuỷ tinh thể luôn tăng.

D. Khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc không thay đổi.

CÂU 9. Chọn phát biểu đúng:

Khi nhìn vật đặt ở vị trí cực cận thì …

A. thuỷ tinh thể có độ tụ nhỏ nhất.                   

B. thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất.

C. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu.                 

D. khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể tới võng mạc là ngắn nhất.

CÂU 10. Câu nào sau đây đúng khi nói về kính sửa tật của mắt cận thị:

Mắt cận thị đeo thấu kính …

A. phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.               B. hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

C. phân kì để nhìn rõ các vật ở gần.                   D. hội tụ để nhìn rõ các vật ở rất xa.

 

C. Bài tập tự luyện

CÂU 1. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết.

        A. 0,5đp                     B. 2đp                             C. –2đp                           D. –0,5đp

CÂU 2. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm ® 50cm. Khi đeo kính sửa (kính sát mắt, nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt:

A. 16,7cm                   B. 22,5cm                        C. 17,5cm                       D. 15cm

CÂU 3. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101cm, điểm cực cận cách mắt 16cm. Khi đeo kính sửa cách mắt 1cm (nhìn vật ở vô cực không điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu ?

        A. 17,65cm                 B. 18,65cm                      C. 14,28cm                     D. 15,28cm

CÂU 4. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. Chọn phát biểu đúng.

A. Người này có thể nhìn rõ các vật ở xa không phải điều tiết.

B. Người này đeo kính sửa có tụ số băng +2điốp.

C. Khi đeo kính sửa tật, mắt người đó sẽ nhìn rõ vật ở xa vô cùng.

D. Giới hạn nhìn rõ của mắt người này khi đeo kính sửa đúng là từ 25cm đến vô cực.

CÂU 5. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51,5cm. Để nhìn rõ vật ở vô cực không phải điều tiết, người này đeo kính cách mắt 1,5cm. Độ tụ của kính là:

        A. +0,5đp                   B. +2đp                           C. –0,5đp                        D. –2đp

CÂU 6. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm, đến 1m. Để nhìn rõ các vật ở xa không mỏi mắt, người ấy phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì. Khi đeo kính, người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt:

        A. 14,3cm                   B. 16,7cm                        C. 20cm                          D. 25cm

CÂU 7. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 52cm, đeo một kính có tụ số +1đp cách mắt 2cm, người này sẽ nhìn rõ vật gần nhất cách mắt:

A. 33,3cm                   B. 35,3cm                        C. 40cm                          D. 29,5cm

CÂU 8. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm, đeo kính sát mắt có tụ số –1đp. Tìm giới hạn nhìn rõ của mắt người này khi mang kính.

A. 13,3cm ® 75cm    B. 15cm ® 125cm          C. 14,3cm ® 100cm       D. 17,5cm ® 2m

CÂU 9. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính tiêu cự của mắt người này khi không điều tiết.

        A. 1,5cm                     B. 2,5cm                          C. –15mm                       D. –2,5cm    

CÂU 10. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính tiêu cự của mắt người này khi điều tiết để nhìn vật cách mắt 60cm.

        A. 14,15mm               B. 14,63mm                    C. –15mm                       D. 2,5cm

 

Đáp án:  1.C   2. A   3.B   4.B   5.D   6.A   7.A   8.C   9.A   10.B

 

 Chúc các bạn học tốt! Ng.M.N

Bài viết gợi ý: