Bài làm

Đã ai đó đã từng nói rằng “Con người là một sự tổng hòa của xã hội”. Chính bởi vật mà con người luôn luôn tác động vào những nhân tố bên ngoài để có thể có được những thành công. Và trong quá trình sống, lao động ta luôn phải tương tác với mọi người nhận được sự giúp đỡ cũng như khi khó khăn túng thiếu ta lại được những người bạn tốt chia sẻ cho vay để giúp con người vượt qua khó khăn. Và khi nói về vấn đề “nợ” trong cuộc sống cũng có ý kiến cho rằng “không bao giờ có thể trả hết nợ cho người vì ta không những nợ tiền bạc mà còn nợ cả ân nghĩa nữa”. Ý kiến này nhận được rất nhiều phản hồi khác nhau của bạn đọc.

Đầu tiên ta như phải hiểu được nợ là gì? Nợ được xem là khái niệm thuộc phạm trù kinh doanh, chỉ hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá vật chất mà một bên chưa có khả năng thanh toán sòng phẳng cho đối tác của mình và được sự chấp thuận đồng ý của bên kia cho phép thanh toán sau đó.

Và còn ân nghĩa là khái niệm thuộc phạm trù đời sống tinh thần chỉ quan hệ tình cảm của người này đã dành cho người kia nó dường như đã thể hiện qua việc làm, lời nói hành động mà lại như không có sự tính toán, vụ lợi, không mong đáp trả.

 

Ta như thấy được ý nghĩa của cả câu nói khẳng định rằng khi ta được ai đó giúp đỡ, làm cho một việc gì đó là ta đã mắc một món nợ. Món nợ đó không chỉ là công sức, vật chất mà dường như cũng chính người đó đã làm cho ta mà còn bao gồm cả tấm lòng, tình cảm mà người đó dành cho ta. Vì vậy ta chỉ có thể trả phần vật chất còn tình cảm, tấm lòng thì không thể có thể trả nợ sòng phẳng như tiền món nợ vật chất- tiền được.

Và đây quả là ý kiến đúng đắn, sâu sắc bởi vì ta như thấy được rằng chính trong hoạt động mua bán của thương trường, nợ và trả nợ là một sự sòng phẳng, nợ tiền bạc có thể thanh toán với nhau bằng tiền hoặc vật chất tương đương. Hết nợ cũng có nghĩa là con người không còn sự ràng buộc gì nữa. Khi một người đi mua mà không đủ tiền chỉ cần biết được danh tính địa điểm ở chắc chắn hoặc đơn giản bạn là khách hàng quen là người bán cũng có thể cho bạn nợ một số tiền nhỏ.

Và trong lĩnh vực tình cảm, mọi thứ cho và nhận không thể rạch ròi như hoạt động mua bán được. Tình cảm là thứ không thể cân đong, đo đếm, đổi chác được và nó như thật vô hình. Đã cho hoặc nhận là mãi mãi, không đổi dời, không tính toán, vụ lợi. Cũng chính vì vậy nên nếu ai làm cho ta điều gì tức là ta đã nhận cả tấm lòng của người đó, không tính về giá trị vật chất mà tấm lòng, tình cảm là vô giá. Ta như đã thấy được tiền bạc, vật chất có thể dễ kiếm, dễ tìm nhưng tình cảm, lòng tốt thì lại không hề dễ dàng một chút nào.

Câu nói dường như thật đúng đắn nó như đã khuyên ta sống nhân nghĩa, coi trọng tình cảm. Đó chính là đạo lý làm người, và đồng thời cũng chính là lẽ sống thuỷ chung, là cái gốc lâu bền của đời sống con người. Đặc biệt hơn nưa ta như có thể thấy được chính trong xã hội hiện đại, dường như con người sử dụng mọi phương tiện vật chất để có thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống, kể cả nhu cầu bày tỏ tấm lòng tình cảm nhưng dường như cũng không có thứ máy móc nào có thể tạo ra sự chân thành đích thực của trái tim con người. Và cũng chính vì vậy mỗi con người chúng ta phải có ý thức bồi đắp, gìn giữ đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm, ứng xử thuỷ chung nhân hậu, tạo thành cốt cách vững bền trong chính bản thân mình.

Đồng thời qua đó ta cũng phải phê phán lối sống thực dụng, chạy theo vật chất, tham vàng bỏ ngãi, bội bạc, qua cầu rút ván. Sống phải sòng phẳng, thực dụng chỉ có giá trị nhất thời khi con người đạt được mục đích của mình mà không thể có một người đồng chí, một người tri kỉ được. Một cái nắm tay của người mẹ, cái vỗ vai của cha khi bạn bước vào kì thi hơn gấp vạn lần những đồng tiền kia. Ân sinh thành sao có thể đong mà đếm được, chỉ biết rằng ta sống sao cho có ích không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ mà thôi.

Cuộc sống luôn luôn cần những sự yêu thương và đùm bọc nhau giữa người với người. Tiền bạc là thứ có thể sòng phẳng cân đo đong đếm, nhưng trái lại thì tình cảm là một điều ân tình khó có thể có thứ vật chất nào sánh bằng. Và chúng ta hãy biết trân trọng và sống sao cho thật tốt để có thể báo đáp ân nghĩa của những người đã giúp chúng ta trong những cơn hoạn nạn.

Bài viết gợi ý: