Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay thì dường như có những lời khen là vô cùng cẩn thiết để khích lệ, động viên hay khen ngợi ai đó. Lời khen cũng như vô hình mà giúp họ cảm thấy tự hào về những việc mình đã làm được và cố gắng làm tốt hơn nữa. Cùng là lời nói nhưng lại có người lại dùng những lời nói đo đi chê trách người khác. Và sự khen chê trong cuộc sống đang diễn ra hàng ngày mà từ xưa người ta cũng đã nêu rất nhiều ý kiến về sự khen chê đó là Tuân Tử nói: “ Người chê ta mà chê phải là thầy ta”, và đối lập với quan niệm đó thì nhà thơ Ba Tư A.M.Saadi lại viết:

Anh gặp ai dù người tốt hay tồi

Đừng bao giờ nói xấu, hãy nghe tôi

Vì nói xấu người ngay là tội lỗi

Với người gian thành kẻ gian gấp bội

Một khi anh nói xấu láng giềng mình

Thì dù đúng vẫn là điều đáng khinh

(Trích tập thơ Vườn quả – 1256)

“Người chê ta mà chê phải là thầy ta” là một câu nói rất hay và đúng đắn. Và ta cũng phải hiểu chê là gì? Chê đó chính là những lời nói mang tính phê phán tỏ vẻ không hài lòng về những hành động việc làm của ta. Nhưng Tuân Tử lại nhấn mạnh đó  phải là “chê phải” thì mới là những người thầy. Khi mà thấy ta sai và dám chỉ ra cái sai của ta, để từ đó ta rút ra được bài học và sửa chữa sai lầm. Bình thường, nếu như chính chúng ta thường không thích những người chê mình. Tuy nhiên, người khôn ngoan phải là người biết phân biệt đâu là những lời chê có thiện chí. Qủa thật trong cuộc sống tất nhiên không thiếu những kẻ ganh ghét, luôn chê bai người khác một cách ác ý. Chúng ta cũng phải nên biết phân biệt đâu là những lời chê ác ý để bỏ qua, và đâu là những lời chê mang tính góp ý để chúng ta tiến bộ. Một người trong xã hội họ chỉ khi biết tiếp thu ý kiến của người khác thì mới có thể thành công được. Còn nếu như học cứ mãi khăng khăng làm theo ý mình, sớm muộn gì người đó cũng sẽ thất bại mà thôi. Có lẽ chính vì thế, vai trò của những lời “chê phải”, hay là những người dám nói lên những lời chê ấy là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Những người ấy chẳng khác gì thầy ta, giúp ta hiểu ra, học được nhiều điều trong cuộc sống hiện nay.

 

Còn đối với thơ của A.M.Saadi thì đã thật tinh tế khi đã khuyên không nên nói về cái dở, điều xấu, điều chưa hay của người khác dù đó là người tốt hay tồi đi chăng nữa. Bởi theo ông thì nếu như nói xấu người khác thì dù nói đúng vẫn là điều đáng khinh và không được coi trọng.

Ý kiến của Tuân Tử như đã đề cao vai trò của người dám mạnh dạn đưa ra những lời chê đúng đắn mà không sợ mất lòng người khác. Từ đó mà lại được đặt lên là tầm vóc mẫu mực, bởi chỉ có những người dám mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân thì mới có thể làm cho đối tượng biết được tốt xấu, do đó mà có thể sửa chữa và hoàn thiện mình hơn. Nhưng đó thực chất là lời góp ý trên cơ sở khả năng phân tích, đánh giá vấn đề mang tính khách quan, không vụ lợi với mục đích xây dựng chứ không phải là một sự phủ nhận. Và dường như nếu người nghe biết phân biệt đúng sai, gạt bỏ tự ái, sĩ diện cá nhân để làm theo, sửa mình thì bản thân sẽ hoàn thiện hơn, công việc cũng như những thuận lợi, các mối quan hệ cũng trở nên hài hòa, tốt đẹp hơn.

Và chính vì như vậy, người chê ta mà chê đúng hẳn là có thiện ý, thiện cảm với ta, mong muốn ta tốt đẹp hơn, nên người đó xứng đáng là thầy để ta học hỏi nhiều điều hơn.

Ý thơ của A.M.Saadi đó chính là nói xấu người khác là điều tội lỗi, đáng khinh bởi lẽ Saadi cho rằng con người không ai là hoàn hảo, kể cả người tốt cũng có lúc mắc sai lầm, cũng có những điều chưa hoàn thiện đúng như câu nói “nhân vô thập toàn”. Và có thể thấy được việc nói xấu diễn ra sau lưng người được nói đến, khiến họ không thể nào có thể kiểm chứng tính đúng đắn của sự việc, càng không thể thanh minh, bào chữa cho bản thân, cho nên thực chất của việc nói xấu là nhằm bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của người khác. Và nếu như họ lại bịa đặt, nói điều không hay về người tốt thì quả thực đó là tội lỗi rất là lớn, còn nếu điều nói xấu là đúng thì vẫn không thể chấp nhận việc nói sau lưng, hạ thấp uy tín người khác. Nếu làm vậy dần dần mọi người sẽ cũng rất dè chừng, thậm chí khinh bỉ vì một lúc nào đó mình cũng sẽ thành mục tiêu của kẻ chuyên nói xấu người khác.

Tựu chung lại ta như thấy được hai ý kiến đều đúng nhưng không loại trừ mà bổ sung cho nhau mà thôi. Ta thấy được những câu nói của Tuân Tử như chỉ nói về lời chê trực tiếp, lời chê mang thiện chí xây dựng, góp ý. Còn đối với thơ A.M.Saadi: đề cập đến những lời nói xấu sau lưng, không mang tính xây dựng mà với mục đích bôi nhọ danh dự người khác.

Thật vậy, trong mỗi người cần biết tiếp thu những lời góp ý chân thành, thiện chí để sửa mình, hoàn thiện bản thân. Và khi mà cần góp ý với người khác đó chính là góp ý trực tiếp trên tinh thần xây dựng. Quan trọng nhất là tuyệt đối không nói về điều xấu của người khác ở sau lưng họ, kể cả điều đó là đúng. Hãy luôn luôn biết ứng nhân xử thế để có thể sống tốt và hạnh phúc bạn nhé!

Bài viết gợi ý: