Nhà thơ Thanh Thảo dường như đã đem đến cho thơ ca thời đó tiếng nói trung thực của một thế hệ tình nguyện cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Và vẫn là cái tôi công dân đầy nhiệt huyết nhưng thơ Thanh Thảo nghiêng về phản ánh tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư,và là cả những trăn trở trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội và thời đại. Dường như bài thơ ‘Đàn ghi ta của Lor-ca” đã thể hiện được những phong cách thơ của Thanh Thảo , bài thơ được in trong tập “Khối vuông ru-pic”, xuất bản năm 1985 được dư luận đánh giá là thành công về nhiều mặt của nhà thơ Thanh Thảo
“Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”. (Ph. G. Lor-ca)
Bài thơ đã viết về cái chết của Fê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936), thi sĩ, nhạc sĩ, nhà biên kịch thiên tài người Tây Ban Nha. Dường như dòng máu nóng bỏng nhiệt tình thôi thúc nhà thơ cất cao tiếng đàn, tiếng hát, lời thơ để ca ngợi tự do bất diệt, phản đối bản chất tàn bạo, xấu xa của bè lũ phát xít Phơ-răng-cô. Ông đã bị chúng sát hại dã man vào ngày 19-8-1936, khi ông mới 38 tuổi. Cả đất nước Tây Ban Nha đã khóc thương ông, một nhà thơ – chiến sĩ của tự do.
Có thể nói chính cái chết của Lor-ca là sự kiện gây chấn động dư luận không những ở Tây Ban Nha mà còn trên toàn thế giới này, và không chỉ lúc bấy giờ mà còn âm vang tới nhiều năm sau. Thanh Thảo cũng đã vô cùng khâm phục và yêu mến khí phách cũng như tài năng của Lor-ca nên đã dành tâm huyết để viết nên bài thơ giống như dựng một tượng đài đứng hiên ngang sừng sững về Lor-ca trong tâm tưởng những người mến mộ ông qua một hình ảnh quen thuộc mà độc đáo: cây đàn ghi ta.
Thông qua bài thơ, người đọc dường như có thể cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca và biểu tượng nghệ thuật Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa diện và nhiều chiều, vừa sâu sắc lại càng như vừa mãnh liệt của tác giả. Có thể nói rằng với hình tượng Gar-xi-a Lor-ca trong bài thơ có thể được cảm nhận ở nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh khác nhau nhưng khái quát lại có thể thấy một số nét chính đó chính là một người nghệ sĩ tự do và cô đơn. Tuy Lor-ca đã bị giết chết bởi thế lực phát xít tàn ác nhưng có thể nói rằng trong tâm hồn Lor-ca bất diệt. Bài thơ cũng như đã làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ của đất nước có truyền thống âm nhạc đặc sắc, thi ca và những vũ điệu rực lửa.
Câu nói nổi tiếng của Lor-ca “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn” không phải ngẫu nhiên mà được lấy làm đề từ của bài thơ. Có thể nói nó giống như một “chìa khóa” ngầm hướng người đọc tới sự hiểu biết đúng đắn thông điệp của bài thơ. Từ sâu trong nhận thức của một người đọc bình thường, câu nói này hiển nhiên bộc lộ tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật. Nhưng không chỉ có vậy thôi đâu mà dường như nó còn là tình yêu tha thiết của người nghệ sĩ với xứ sở của mình ở đó nữa.
Mở đầu bài thơ đặc sắc của Thanh Thảo chính là tiếng đàn rộn rã đầy hứng khởi tượng trưng cho tâm hồn sôi nổi, mạnh mẽ như chứa đựng sự yêu đời của Lor-ca nói riêng và của dân tộc Tây Ban Nha nói chung. Dường như hình ảnh Lor-ca – một nghệ sĩ tự do và đơn độc – đã được tác giải Thanh Thảo như đã giới thiệu bằng những nét chấm phá gây ấn tượng mạnh mẽ:
những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn
Với màu của chiếc áo choàng đỏ gắt nhắc tới một nét độc đáo trong đời sống văn hóa của người dân Tây Ban Nha như đã vừa giúp chúng ta hình dung khá cụ thể về Lor-ca, vừa gợi hồi tưởng đến trò chơi đấu bò tót mạo hiểm, dũng mãnh có sức cuốn hút rất lớn với đông đảo dân chúng Tây Ban Nha và cả những du khách quốc tế. Có thể nói các chàng đấu sĩ nổi bật giữa đấu trường với chiếc áo choàng đỏ thắm trên vai và mảnh vải đỏ như lửa trong tay. Và có thể dễ nhận ra những người nghệ sĩ này như đang đơn độc với thanh kiếm hoặc mũi lao, chàng đấu sĩ bằng sự sáng suốt, khéo léo biết bao và phải có một lòng dũng cảm sẽ hạ gục chú bò tót to lớn, hung dữ trong một hiệp đấu ngắn ngủi trước sự chứng kiến của hàng vạn, hàng vạn khán giả trên sân.
Nhưng có thể thấy ở đây không phải là một đấu trường với cuộc đấu giữa võ sĩ với bò tót mà là một đấu trường đặc biệt với cuộc đấu dai dẳng, bền bỉ mà không kém phần ác liệt. Đó chính là trận đấu giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài phát xít Phơ-răng-cô.
Ở khổ thơ thứ hai và thứ ba trong thi phẩm “Đàn ghi-ta của Lor-ca” tác giả đã diễn tả cái chết đột ngột của Lor-ca bằng các chỉ tiết đặc biệt gây ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc. Từ sự sống như đang bừng bừng đột ngột chuyển sang cái chết bi thảm chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngửi, một khoảnh khắc nghiệt ngã, kinh hoàng :
Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy
Có thể nói rằng, nhà thơ Thanh Thảo đã thực sự hóa thân vào nhân vật trữ tình để cảm nhận thấm thía nỗi đau đớn như vô biên và thể hiện điều đó bằng ngôn ngữ của trái tim, của ngòi bút như đã rướm máu. Việc dùng thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong đoạn thơ này là cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đa nghĩa cũng như những đối lập được tác giả khai thác triệt để nhằm thể hiện bi kịch của Lor-ca. Đoạn thơ dường như đã làm lên sự nổi bật sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với bạo lực tàn ác của bọn phát xít, giữa tiếng hát yêu đời với hiện thực phũ phàng mà ướt đẫm máu.
Có thể thấy được dường như cái chết đến với Lor-ca hoàn toàn bất ngờ. Người nghệ sĩ ấy tuy luôn luôn bị ám ảnh bởi cái chết nhưng không vì thế mà họ nghĩ là nó lại đến sớm như thế và đến vào cái khoảnh khắc, lúc không ngờ nhất. Tiếng hát cao vút như đã tượng trưng cho sự sống bỗng nhiên tắt lịm trước cái chết khủng khiếp hiện diện qua hình ảnh gây ấn tượng rùng rợn là hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”. Đó chính là dòng máu sôi sục khát vọng tự do của Lor-ca đã tuôn đổ trên mảnh đất mà ông yêu quý. Dường như với hình ảnh này chứa đựng ý nghĩa tố cáo tội ác dã man của bè lũ phát xít Phơ-răng-cô đối với tất cả nhân dân Tây Ban Nha yêu chuộng tự do, hòa bình và chuộng công lí. Và chính sự kiện thảm khốc ấy tạo ra những cú sốc dây chuyền dường như đã được tác giả diễn tả theo lối ẩn dụ tượng trưng với sự chuyển đổi cảm giác liên tục khá mới mẻ, và đầy sự táo bạo. Chỉ với việc qua những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, vỡ ra thành hình khối, thành dòng máu chảy cũng đã góp phần nêu bật ý nghĩa tiếng đàn ghi ta ở những cung bậc khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Ta có thể nhận thấy rằng mỗi lối so sánh là một ẩn dụ về cái đẹp, về tình yêu, về nỗi đau, và cả về cái chết đang hiển hiện thật gần ‘tiếng ghi ta nâu”, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, và đó còn là “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” hay cả đau đớn nhất là “tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy”.
Dường như hình ảnh tiếng ghi ta mà ròng ròng – máu chảy không đơn thuần chỉ là nghệ thuật nhân hóa mà cao hơn thế nữa. Đó còn là con người, là số phận hay nói cách khác đó là linh hồn của Lor-ca. Đây có thể là một hình ảnh gây ấn tượng và ám ảnh sâu đậm, day dứt khôn nguôi trong tâm hồn người đọc tác phẩm này. Chính niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca còn như đã biểu hiện tập trung ở những khổ thơ cuối. Có thể nói đi từ
sự khâm phục chân thành và lòng tiếc thương vô hạn của nhà thơ Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ chân chính Lor-ca là cơ sở vững chắc của niềm tin mãnh liệt ấy. Và tình cảm đau xót đến vô hạn đó như đã được thể hiện qua những câu thơ có âm điệu ngắt quãng giống như tiếng khóc nghẹn ngào, thổn thức:
không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la…
Ở đoạn thơ này, nhà thơ Thanh Thảo dường như cũng vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp so sánh và ẩn dụ tượng trưng để khắc cho sâu cho đậm niềm tin. Cùng với ý thơ “không ai chôn cất tiếng đàn’ chính là hình ảnh đường chỉ tay là ẩn dụ về số phận, về định mệnh nghiệt ngã, cũng đã ít nhiều nhắc nhớ đến chi tiết Gar-xi-a Lor-ca bị bọn phát xít thủ tiêu và ném xác xuống giếng. Có thể nói rằng các hình ảnh tượng trưng như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc,… đều như đã được sáng tạo theo lối thơ tượng trưng ám chỉ cõi chết, nơi siêu thoát. Dường như các hành động ném lá bùa, ném trái tim mình cũng có ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ vĩnh viễn, một sự lựa chọn táo bạo của Lor-ca.
Câu thơ như ám ảnh “không ai chôn cất tiếng đàn – tiếng đàn như cỏ mọc hoang”… cũng như đã chứa đựng nhiều tầng nghĩa. Tiếng đàn chính là tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca, hay cả cho tình yêu tự do và yêu con người mà ông suốt đời theo đuổi. Đấy có thể nói là cái đẹp không bạo lực hay thế lực nào có thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống mãi,trường tồn và như được truyền lan mãi, giản dị mà kiên cường như cỏ dại vậy thôi. Đây cũng còn là những nỗi xót thương trước cái chết bi thảm của một thiên tài; cái chết đẫm máu trước hành trình cách tân nghệ thuật dang dở không chỉ với bản thân Lor-ca mà còn với nền văn chương Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Nghệ thuật lúc này đây bỗng thành thứ cỏ mọc hoang ?! Nhưng với những ý thơ đâu chỉ dừng lại ở đó. Dường như đó còn có cả tâm trạng của người nghệ sĩ như đã lắng đọng lại thành những hình ảnh đẹp nhưng lại rất đỗi buồn, hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng”,… như những giọt nước mắt khóc thương người nghệ sĩ chân chính của nhân dân Tây Ban Nha. Câu thơ như đã gợi lên những suy tư, liên tưởng đa chiều và nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
Khi tác giả nói về cái chết đau đớn và như để cái chết của người nghệ sĩ Lor-ca nhu đã bớt phần bỉ thảm, nhà thơ Thanh Thảo thật khéo léo khi đã kết hợp những hình ảnh dân gian với những hình ảnh hiện đại để thể hiện sáng tạo nghệ thuật theo cách của riêng mình đó như “đường chỉ tay đã đứt, dòng sông rộng vô cùng” rồi cả ‘phận người thì ngắn ngủi mà thế giới thì mênh mang”. Lor-ca dường như đã đi vào cõi bất tử với hình ảnh: Lor-ca bơi sang ngang – trên chiếc ghi ta màu bạc.
Các hành động có thể kể ra như “ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim mình vào cõi lặng yên bất chợt” thì đã đều mang nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ lụy trần gian… Có thể nói chính cây đàn ghi ta quen thuộc gắn bó với Lor-ca như hình với bóng giờ đây đã trở thành con thuyền đưa linh hồn ông sang thế giới bên kia, một thế giới an lạc vĩnh hằng không có chiến tranh, không còn đổ máu. Cuộc đời hay số phận của Lor-ca đã kết thúc rồi nhưng tiếng đàn của ông dường như lại vẫn ngân nga, vang vọng mãi: li-la li-la li-la.
Có thể nói “Đàn ghi ta của Lor-ca” chính là bài thơ dồi dào nhạc tính, được sáng tạo với chủ ý tô đậm hình tượng Gar-xi-a Lor-ca – nghệ sĩ hát rong vĩ đại – người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nhưng niềm đau, những nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình. Ta như đã nhận đượcra nhạc tính của bài thơ từ vần và nhịp, các thủ pháp láy từ, điệp từ, và chính sự kết hợp ngẫu hứng giữa các từ ngữ tạo nên những giai điệu mang tính chất âm nhạc. Những từ mô phỏng âm thanh qua các nốt đàn ghi ta được thể hiện tafoi tinh ứng biến linh hoạt đã làm cho giai điệu bài thơ mang dáng dấp một bản nhạc không lời.
Tiếng đàn dường như đã tượng trưng cho nghệ thuật, cho tình yêu tự do, tình yêu con người của Lor-ca, tượng trưng cho Cái Đẹp ở trên đời. Biết bao bạo lực phát xít giết chết Lor-ca nhưng không thể nào mà có thể giết chốt tiếng đàn du dương, réo rắt của ông đã gieo vào lòng người dân Tây Ban Nha những hạt giống tự do và khát vọng mãnh liệt được. Có thể nói lúc này Cái Đẹp là bất tử. Người nghệ sĩ thiên tài như Lor-ca được coi là thần tượng bởi lòng yêu tự do, yêu con người, bởi khí phách kiên cường, và tinh thần không khuất phục trước những thế lực bạo tàn. Tâm hồn trong sáng và tài năng hiếm có khiến tên tuổi Lor-ca như đã sống mãi trong tâm hồn người dân Tây Ban Nha.
Nhắc tới Lor-ca, thì tất cả những người yêu mến ông nhớ ngay đến câu nói nổi tiếng bộc lộ tính cách của một nghệ sĩ chân chính đó là câu “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Khi mà nhà thơ Thanh Thảo đã viết về Lor-ca bằng rung động mãnh liệt của cảm xúc dạt dào, bằng tấm lòng “liên tài” thật rất đáng trân trọng. Có thể nói những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ cũng như đã chứng tỏ tâm huyết và khát vọng đổi mới thơ ca của tác giả. Thanh Thảo như đã góp phần làm cho khả năng thể hiện của ngôn ngữ tiếng Việt thêm tinh tế, phong phú và đa dạng hơn.