ta Sông Đà bắt nguồn từ huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),

đi qua một vùng núi ác, đến gần nửa đường xin nhập quốc tịch Việt

Nam. Sông có tổng cộng 73 con thác dữ và có tổng chiều dài là 983

km.  Qua cái nhìn của Nguyễn Tuân, con sông Đà trở nên có tính cách

phong phú, phức tạp, như một cố nhân “lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu

dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”.

Sông Đà hung bạo, lắm thác nhiều ghềnh: “Đường lên Mường Lễ bao xa

– Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh” (Ca dao) và cái hung bạo ấy

còn được thể hiện qua dòng chảy ngỗ ngược của nó: “Chúng thủy giai

đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, một dòng chảy riêng, không khuôn

mình vào lẽ thường. Vẻ nguy hiểm của sông không chỉ được thể hiện

qua thác nghềnh mà đó còn là “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông

chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng

Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua

bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ

kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy

lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một

khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy

hiểm của dòng sông, một nơi hẹp như thế mà lưu tốc dòng nước vốn

nhanh bây giờ lại trở nên xiết vô cùng. Cứ thử tưởng tượng con thuyền

nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến không được, lùi cũng không xong chỉ

chờ sóng nước và đá đập cho tan xác mà thôi.

Cũng như “quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá,

đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc

nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua

quãng đấy”. Bằng kết cấu trùng điệp, tác giả đã làm rõ sự nguy hiểm

của con sông hung dữ, sẵn sàng lấy đi tính mạng bất cứ tay lái nào khinh

suất.

Những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La lại ghê

rợn hơn nữa. “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt

cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không

thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng

chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh

để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và

tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước

ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút

xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi

ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông

dưới”. Thật là những cái bẫy ghê sợ, chết người !

Tiếng thác réo nghe càng ghê sợ hơn! “Như là oán trách gì, rồi lại như

là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác

rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu

rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét

với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài

ba cùng những liên tưởng “rất đắt”, Nguyễn Tuân đã cho thấy một cảnh

tượng thác nước hùng vĩ, nguy hiểm vô cùng. Lần đầu tiên trong thơ văn

có người lại dùng lửa để miêu tả nước, hai nguyên tố có sức hủy diệt rất

lớn lại luôn tương khắc với nhau, có nước thì không có lửa, ngược lại,

có lửa thì không có nước. Vậy mà Nguyễn Tuân đã làm được điều đó.

Ông quả là một nghệ sĩ bậc thầy!

Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa

cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng

sông. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm

méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Sông Đà đã giao việc cho mỗi

hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm:

Trùng vi thứ nhất: Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa

sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn

canh một cửa đá trông như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ

chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ nhất này sóng nước đóng vai

trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa, chúng tấn công

chiếc thuyền tới tấp: “Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà

bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều

mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có

lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt

lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la bão

nạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước

vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”

Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vây

thứ hai: “Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa

sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc

tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền”. Tại trận

chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi

chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử “vẫn không ngớt khiêu

khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu

cái mặt xanh lè thất vọng”. Đúng là bọn đá sóng nước hiểm độc!

Đến trùng vi thứ ba: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả.

Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con

thác. Tại đây những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác

phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng đến một trận đấu bóng quyết

liệt. Chiếc thuyền như một cầu thủ phải phóng thẳng, chọc thủng cửa

giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi

tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên được vừa tự động lái được

lượn được, tiến về phía khung thành và cuối cùng đã hết thác. Trận bóng

đã thắng lợi về phe người lái đò tài ba với “tay lái ra hoa”.

Qua đó, ta thấy con Sông Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo

ngược biết bày thạch trận, thủy trận hòng tiêu diệt thuyền bè trên dòng

nước của nó, một thứ thiên nhiên Tây Bắc với “diện mạo và tâm địa một

thứ kẻ thù số một”. Con sông mà “hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm

mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với

người lái đò Sông Đà”. Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng

dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “Núi cao sông hãy còn dài – Năm

năm báo oán đời đời đánh ghen”.

Sông Đà đâu chỉ lắm thác nhiều ghềnh đầy hiểm nguy cho người lái đò

mà còn đậm nét thơ mộng, trữ tình: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài

như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây

Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo

đốt nương xuân”. Một cách so sánh tài hoa, phong tình. Nước Sông Đà

còn thay đổi theo mùa, trong đó đẹp nhất là mùa xuân và mùa thu: “Mùa

xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh

canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ

như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở

một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.

Con Sông Đà gợi cảm với vẻ đẹp của nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa

tam nguyệt há Dương Châu”, làm cho người đi rừng dài ngày “vui như

thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt

quãng”.

Sông Đà còn có những quãng, những không gian, những cảnh sắc đầy

thơ mộng: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần

đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Có những cảnh

hoang vu, hoang sơ đến kì lạ: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.

Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Cảnh sông Đà

còn là “những nương ngô nhú lên những lá ngô non đầu mùa, những cỏ

gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ

gianh đẫm sương đêm”. Trong lúc đang thưởng thức cảnh sắc thiên

nhiên thơ mộng và tuyệt đẹp như thế, nhà văn bỗng cảm thấy“thèm

được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên

đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu”, muốn được đánh thức bởi sự

hiện diện của con người. Thiên nhiên tuy đẹp đấy nhưng hoang sơ, “tịnh

không một bóng người”, “một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu

mùa” mà không có ai chăm sóc, mà dường như từ đời Lí đời Trần đời

Lê, quãng sông này cũng vắng lặng như thế mà thôi. Thật buồn tẻ! Từ

quá khứ nhà văn trở về với hiện tại và hướng tới tương lai đẹp đẽ. Đất

đai ở đây sẽ có con người khai phá, đường xá sẽ được mở, những ngôi

làng thị trấn sẽ được mọc lên, khắp nơi đều đầy ắp tiếng cười nói của

mọi người. Rõ ràng cảnh vật nếu không có con người thì vẫn chỉ là

hoang sơ, tẻ nhạt mà thôi! Đang mộng mơ bên cảnh sông Đà, Nguyễn

Tuân có mối giao cảm kì lạ với loài vật: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu

nhung khỏi ánh cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi

đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái

tiếng nói riêng của con vật lành: Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông

cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Ở đây dường như là con vật

hỏi người hay chính là người đang say trong cảnh mộng mà tự hỏi mình.

Cảnh sông Đà thơ mộng là thế, có những khoảng lặng diệu kì khiến con

người ta rơi vào cảm giác thần tiên để rồi tiếng đập nước của ”đàn cá

dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi đuổi mất

đàn hươu vụt biến” đánh thức người đang mộng. Nguyễn Tuân đã dùng

cái động để tả thật tài tình cái tĩnh lặng kì diệu. Trở về với thực tại, lênh

đênh trên dòng nước xanh ngọc đẹp đẽ, phẳng lặng, nhà thơ có sự đồng

điệu trong cảm xúc về sông Đà như Tản Đà khi trước: “Dải sông đà bọt

nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình

nhân chưa quen biết”. Con sông Đà như một sinh vật có linh hồn, dòng

nước trôi lững lờ “như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên

thượng nguồn, như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người

xuôi”. Con sông trở nên hiền hòa và thơ mộng, nó “trôi những con đò

mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây

cổ điển trên dòng trên”.

Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước kết hợp với ngôn từ độc đáo, tài hoa,

Nguyễn Tuân đã tái hiện lên một khung cảnhTây Bắc thật hùng vĩ mà

cũng thật trữ tình, làm thêm tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga,

tráng lệ. Sông Đà quả là một quà tặng vô giá của thiên nhiên là một công

trình nghệ thuật tuyệt vời của bậc thầy tùy bút Nguyễn Tuân

Bài viết gợi ý: