I. THỦY PHÂN HOÀN TOÀN

1. Thủy phân trong môi trường trung tính (xt: enzym)

 Khi thủy phân hoàn toàn peptit (hoặc protein đơn giản) bằng xúc tác enzym, ta thu được hỗn hợp các ∝-amino axit ban đầu

        Peptit (n mắt xích) $+(n-1){{H}_{2}}O\xrightarrow{en\text{z}ym}$ n amino axit

Ví dụ: Gly-Gly-Gly + 3H2O → 3H2N-CH2-COOH

2. Thủy phân trong môi trường axit

        Peptit (n mắt xích) + (n – 1)H2O + aHCl → n muối của ∝-amino axit (với a là số nguyên tử N trong X)

Ví dụ: Gly-Gly-Lys + 3H2O + 4HCl → 2ClH3N-CH2-COOH + ClH3N-[CH2]4-CH(NH3Cl)-COOH

Phương pháp giải:

+ Tính số mol các chất theo hệ số cân bằng sau đó sử dụng bảo toàn khối lượng: mpeptit + mH2O + mHCl= mmuối

+ Bảo toàn gốc ∝-amino axit:

Ví dụ đối với phương trình trên: 

\({{n}_{Cl{{H}_{3}}N-C{{H}_{2}}-COOH}}=~2.{{n}_{Gly-Gly-Lys}}\) và \({{n}_{Cl{{H}_{3}}N-{{\left[ C{{H}_{2}} \right]}_{4}}-CH\left( N{{H}_{3}}Cl \right)-COOH}}={{n}_{Gly-Gly-Lys}}\)

3. Thủy phân trong môi trường kiềm

        Peptit (n mắt xích) + (n - 1 + b)NaOH → n muối của ∝-amino axit + bH2O

Trong đó: b là tổng số nhóm COOH còn tự do trong peptit (các nhóm COOH không tạo liên kết peptit)

Ví dụ : Gly-Glu-Gly có CTCT:

→ số nhóm COOH còn tự do trong peptit là b = 2

PTHH: Gly-Glu-Gly + 4NaOH → 2H2N-CH2-COONa + NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa + 2H2O

Phương pháp giải:

+ Tính số mol các chất theo hệ số cân bằng sau đó sử dụng bảo toàn khối lượng : mpeptit + mNaOH = mmuối + mH2O

+ Bảo toàn gốc ∝-amino axit

II. THỦY PHÂN KHÔNG HOÀN TOÀN

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit thì chúng ta thu được hỗn hợp các amino axit và các oligopeptit.

Ví dụ: Thủy phân không hoàn toàn Ala-Gly-Gly-Ala-Glu ta có thể thu được hỗn hợp các chất gồm Ala, Glu, Gly, Gly-Ala- Glu, Ala-Gly-Gly, …

Phương pháp giải:

+ Bảo toàn mắt xích của mỗi loại amino axit. Ví dụ: nAla-Ala-Gly = nGly = ½.nAla

+ Bảo toàn khối lượng.

Bài viết gợi ý: