Phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx
A. Lý thuyết
I. Định nghĩa
- Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác là phương trình có dạng at+b=0, trong đó a, b là các hằng số \[\left( a\ne 0 \right)\] và là một trong các hàm số lượng giác.
II. Cách giải
- Ta biến đổi at+b=0\[\Leftrightarrow t=-\frac{b}{a}\]. Trong đó t là hàm số lượng giác.
- Chú ý: Một số dạng khác có thể qua nhiều bước biến đổi sẽ đưa về được phương trình bậc nhất.
B. Bài tập
Câu 1: Nghiệm của phương trình 2sinx-3=0 là A.\[\frac{\pi }{2}\] B. \[\frac{\pi }{3}\] C. \[\frac{\pi }{6}\] D. Vô nghiệm
|
Lời giải: Chọn D.
2sinx-3=0\[\Leftrightarrow \sin x=\frac{3}{2}\]. Mà tập giá trị của sinx là [-1;1] . Nên không có nghiệm x thỏa mãn. Vậy phương trình vô nghiệm.
Câu 2: Một nghiệm của phương trình cos3x=cos12. A. x=4 B. x=5 C. x=6 D. x=7 . |
Lời giải: Chọn A.
. Vậy với k=0 thì ở tập nghiệm thứ nhất x=4.
Câu 3: Giải phương trình 5cosx-2sin2x=0. A. \[x=\frac{\pi }{2}+k\pi \] B. x=1 C. x=\[\pi \] D. x=-1 |
Lời giải: Chọn A.
5cosx-2sin2x=0\[\Leftrightarrow 5\cos x-4\operatorname{sinxcosx}=0\Leftrightarrow cosx\left( 5-4\sin x \right)=0\Leftrightarrow \cos x=0\] (Vì \[5-4\sin x=0\Leftrightarrow \sin x=\frac{5}{4}\]. Mà sinx chỉ thuộc [-1;1]. Nên vô nghiệm). Vậy cosx=0\[\Leftrightarrow \]\[x=\frac{\pi }{2}+k\pi \].
Câu 4: Giải phương trình 8sinxcosxcos2x=-1. |
Lời giải: Chọn C.
\[8\operatorname{sinxcosxcos}2x=-1\Leftrightarrow 4sin2xcos2x=-1\Leftrightarrow 2sin4x=-1\Leftrightarrow sin4x=-\frac{1}{2}\] .
Câu 5: Nghiệm của phương trình 2sin2x+$\sqrt{2}\sin 4\text{x}=0$ . |
Lời giải: Chọn B.
\[2sin2x+\sqrt{2}\sin 4\text{x}=0\Leftrightarrow 2\sin 2\text{x}+2\sqrt{2}\sin 2\text{x}\cos 2x=0\Leftrightarrow 2\sin 2x\left( 1+\sqrt{2}\cos 2x \right)=0\] .
.
II. Bài tập tự luyện
Câu 1: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình sinx-m=1 có nghiệm
A. \[-2\le m\le 0\] B. -2 C. m<0 D. m>0
Câu 2: Giải phương trình \[\sin \frac{x}{2}=1\].
A. \[x=\pi\] B. \[x=\pi +k2\pi\]
C. \[x=\pi +k4\pi\] D. \[x=\frac{\pi }{2}+k4\pi\]
Câu 3: \[\cos x=\frac{\sqrt{3}}{2}\] có tập nghiệm là
Câu 4: Nghiệm của phương trình sinx=-1 là
A. \[x=\frac{-\pi }{2}+k2\pi\] B. \[x=\frac{\pi }{2}+k2\pi\]
C. \[x=\frac{\pi }{2}+k\pi\] D. \[x=\frac{\pi }{2}-k\pi\]
Câu 5: Phương trình 2cosx-1=0 có một nghiệm là
A. \[x=\frac{\pi }{2}\] B. \[x=\frac{\pi }{9}\]
C. \[x=\frac{\pi }{3}\] D. \[x=\frac{\pi }{4}\]
Câu 6: Có bao nhiêu số nguyên m để phương trình 5sinx-12cosx=m có nghiệm.
A. 12 B. 27 C. 25 D. 28
Câu 7: Nghiệm của phương trình cosx=-1 là
A. \[x=\pi +k2\pi\] B. \[x=\pi +k\pi\]
C. \[x=k\pi\] D. \[x=k2\pi\]
Câu 8: Tập giá trị của hàm số y=sin2x là
A. [-1;1] B. [-2;2] C. [1;2] D. (1;3)
Câu 9: Số nghiệm thực của phương trình 2sinx+1=0 trên đoạn \[\left[ -\frac{3\pi }{2};10\pi \right]\] là:
A. 12 B. 11 C. 18 D. 16
Câu 10: Giá trị nhỏ nhất của hàm số y=3sin2x-5 là
A. -8 B. -3 C. -1 D. -6
Đáp án bài tập tự luyện