PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI KHÍ LÝ TƯỞNG
A. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
- Liệt kê ra 2 trạng thái 1 ( p1,V1,T1) và 2 (p2,V2,T2).
- Áp dụng phương trình trạng thái:
$\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}$
* Chú ý: luôn đổi nhiệt độ toC ra T(K).
T (K) = 273 + to C
B. BÀI TẬP MẪU
Bài 1: Trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 47o C và áp suất 0,7 atm.
a. Sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên tới 8atm. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén?
b. Người ta tăng nhiệt độ của khí lên đến 273oC và giữ pit-tông cố định thì áp suất của khí khi đó là bao nhiêu?
Giải
a. Tính nhiệt độ T2.
TT1 TT2
P1 = 0,7atm P2 = 8atm
V1 V2 = V1/5
T1 = 320K T2 = ?
Áp dụng PTTT khí lý tưởng,
Ta có:
$\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\Rightarrow {{T}_{2}}=\frac{8{{V}_{1}}.320}{5.0,7{{V}_{1}}}=731K$
b. Vì pít- tông được giữ không đổi nên đó là quá trình đẳng tích:
Theo định luật Sác – lơ, ta có:
\[\frac{{{p}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{P}_{3}}}{{{T}_{3}}}\Rightarrow {{p}_{3}}=\frac{{{p}_{1}}.{{T}_{3}}}{{{T}_{1}}}=\frac{546.0,7}{320}=1,19atm\]
Bài 2: Tính khối lượng riêng của không khí ở 100oC , áp suất 2.105 Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0oC, áp suất 1.105 Pa là 1,29 Kg/m3?
Giải
- Ở điều kiện chuẩn, nhiệt độ To = 273 K và áp suất po = 1,01. 105 Pa
1kg không khí có thể tích là
Vo = $\frac{m}{{{\rho }_{0}}}$= $\frac{1}{1,29}$= 0,78 m3
Ở điều kiện T2 = 373 K, áp suất p2 = 2. 105 Pa, 1kg không khí có thể tích là V2,
Áp dụng phương trình trạng thái,
Ta có: $\frac{{{p}_{0}}.{{V}_{0}}}{{{T}_{0}}}=\frac{{{p}_{2}}.{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}$
$\Rightarrow $ V2 = $\frac{{{p}_{0}}.{{V}_{0}}.{{T}_{2}}}{{{T}_{0}}.{{p}_{2}}}$= 0,54 m3
Vậy khối lượng riêng không khí ở điều kiện này là $\rho $2 = $\frac{1}{0,54}$ = 1,85 kg/m3
Bài 3: nếu thể tích của một lượng khí giảm đi 1/10, áp suất tăng 1/5 và nhiệt độ tăng thêm 160C so với ban đầu. Tính nhiệt độ ban dầu của khí.
Giải
TT1: p1, V1, T1
TT2: p2 = 1,2p1, V2 = 0,9V1, T2 = T1 +16
Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng: $\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}.{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\Rightarrow {{T}_{1}}=200K$
Bài 4: pít tông của một máy nén, sau mỗi lần nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ${{27}^{0}}C$ và áp suất 1 atm vào bình chưa khí ở thể tích 2m3. tính áp suất của khí trong bình khi phít tông đã thực hiện 1000 lần nén. Biết nhiệt độ trong bình là ${{42}^{0}}C$.
Giải
TT1 TT2
p1 = 10atm p2 =?
V1 = nV = 1000.4 = 4000l V2 = 2m3 = 2000l
T1 = 300K T2 = 315K
Áp dụng phương trình trạng thái:
$\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}.{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\Rightarrow {{p}_{2}}=2,1atm$
Bài 5: trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2dm3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 470C. Pít tông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 dm3 và áp suất tăng lên tới 15 atm. Tính hỗn hợp khí nén.
Giải
TT1TT2
p1 = 1atm p2 =15atm
V1 = 2dm3 V2 = 0,2 dm3
T1 = 320K T2 ?
Áp dụng phương trình trạng thái:
$\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}.{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\Rightarrow {{T}_{2}}=480K\Rightarrow {{t}_{2}}={{207}^{o}}C$
C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Hai quá trình biến đổi khí liên tiếp cho như hình vẽ câu hỏi 2. Thực hiện quá trình nào duy nhất để từ trạng thái 3 về trạng thái 1:
- Nén đẳng nhiệt B. dãn đẳng nhiệt C. nén đẳng áp D. dãn đẳng áp
Câu 2: Một bình kín chứa một mol khí Nitơ ở áp suất 105N/m2, nhiệt độ 270C. Thể tích bình xấp xỉ bao nhiêu?
- 2,5 lít B. 2,8 lít C. 25 lít D. 27,7 lít
Câu 3: Một bình kín chứa một mol khí Nitơ ở áp suất 105N/m, nhiệt độ 270C. Nung bình đến khi áp suất khí là 5.105N/m2. Nhiệt độ khí sau đó là:
- 1270C B. 600C C. 6350C D. 12270C
Câu 4: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 270C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 600C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần:
- 2,78 B. 3,2 C. 2,24 D. 2,85
Câu 5: Một bình kín dung tích không đổi 50 lít chứa khí Hyđrô ở áp suất 5MPa và nhiệt độ 370C, dùng bình này để bơm bóng bay, mỗi quả bóng bay được bơm đến áp suất 1,05.105Pa, dung tích mỗi quả là 10 lít, nhiệt độ khí nén trong bóng là 120C. Hỏi bình đó bơm được bao nhiêu quả bóng bay?
- 200 B. 150 C. 214 D. 188
Câu 6: Một mol khí ở áp suất 2atm và nhiệt độ 300C thì chiếm thể tích là:
- 15,8 lít B. 12,4 lít C. 14,4 lít D. 11,2 lít
Câu 7: Một xilanh kín chia làm hai phần bằng nhau bởi một pitong cách nhiệt. Mỗi phần có chiều dài 30 cm chứa một lượng khí giống nhau ở 270C. Nung nóng một phần lên 100c, còn phần kia làm lạnh đi 100C thì pitong dịch chuyển một đoạn là:
- 4cm B. 2cm C. 1cm D. 0,5cm
Câu 8: Một khí lí tưởng có thể tích 10 lít ở 270C áp suất 1atm, biến đổi qua hai quá trình: quá trình đẳng tích áp suất tăng gấp 2 lần; rồi quá trình đẳng áp, thể tích sau cùng là 15 lít. Nhiệt độ sau cùng của khối khí là:
- 9000C B. 810C C. 6270C D. 4270C
Câu 9: Ở thời kì nén của một động cơ đốt trong 4 kì, nhiệt độ của hỗn hợp khí tăng từ 470C đến 3670C, còn thể tích của khí giảm từ 1,8 lít đến 0,3 lít. Áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 100kPa. Coi hỗn hợp khí như chất khí thuần nhất, áp suất cuối thời kì nén là:
- 1,5.106Pa B. 1,2.106Pa C. 1,8.106Pa D. 2,4.106Pa
Câu 10: Phương trình nào sau đây áp dụng cho cả ba đẳng quá trình: đẳng áp, đẳng nhiệt, đẳng tích của một khối khí lí tưởng xác định:
- pV = const B. p/T = const C. V/T = const D. pV/T = const
Câu 11: Tích của áp suất p và thể tích V của một khối lượng khí lí tưởng xác định thì:
A.không phụ thuộc vào nhiệt độ
B. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
C.tỉ lệ thuận với nhiệt độ Xenxiut
D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối
Câu 12: Khi làm lạnh đẳng tích một lượng khí lí tưởng xác định, đại lượng nào sau đây là tăng?
- Khối lượng riêng của khí B. mật độ phân tử C. pV D. V/p
Câu 13: Khi làm nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng xác định, đại lượng nào sau đây không đổi?
- n/p B. n/T C. p/T D. nT
Câu 14: Hai bình cầu cùng dung tích chứa cùng một chất khí nối với nhaubằng một ống nằm ngang. Một giọt thủy ngân nằm đúng giữa ống ngang. Nhiệtđộ trong các bình tương ứng là T1 và T2. Tăng gấp đôi nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình thì giọt Hg sẽ chuyển động như thế nào:
A. nằm yên không chuyển động
B. chuyển động sang phải
C. chuyển động sang trái
D. chưa đủ dữ kiện để nhận xét
Câu 15: Trong một động cơ điezen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 320C được nén để thể tích giảm bằng 1/16 thể tích ban đầu và áp suất tăng bằng 48,5 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ khối khí sau khi nén sẽ bằng:
- 970C B. 6520C C. 15520C D. 1320C
Câu 16: Một bình chứa khí Hyđrô nén có dung tích 20 lít ở nhiệt độ 270C được dùng để bơm khí vào 100 quả bóng, mỗi quả bóng có dung tích 2 lít. Khí trong quả bóng phải có áp suất 1 atm và ở nhiệt độ 170C. Bình chứa khí nén phải có áp suất bằng:
- 10atm B. 11atm C. 17atm D. 100atm
Câu 17: Cho đồ thị quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí như hình vẽ bên.
Hãy chỉ ra đâu là nhận xét sai:
- Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ tuyệt đối khi thể tích không đổi.
- Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ tuyệt đối khi áp suất không đổi.
- Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi.
- Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của nhiệt độ tuyệt đối theo thể tích khi áp suất không đổi.
Câu 18: Một ống nghiệm tiết diện đều có chiều dài 76cm, đặt thẳng đứng chứa một khối khí đến nửa ống, phía trên của ống là một cột thủy ngân. Nhiệt độ lúc đầu của khối khí là 00C. áp suất khí quyển là 76cmHg. Để một nửa cột thủy ngân trào ra ngoài thì phải đun nóng khối khí lên đến nhiệt độ:
- 300C B. 500C C. 700C D. 900C
Câu 19: Một khối khí có thể tích giảm và nhiệt độ tăng thì áp suất của khối khí sẽ:
- Giữ không đổi B. tăng C. giảm D. chưa đủ dữ kiện để kết luận
Câu 20: Biết khối lượng mol của cácbon là 12g/mol và hằng số Avogadro là NA = 6,02.1023 nguyên tử/mol. Khối lượng của một nguyên tử cácbon là:
A. 2.10-23g B. 2.10-23 kg C. 2.10-20g D. 2.10-20 kg
Câu 21: Một lượng 0,25mol khí Hêli trong xi lanh có nhiệt độ T1 và thể tích V1 được biến đổi theo một chu trình khép kín: dãn đẳng áp tới thể tích V2 = 1,5 V1; rồi nén đẳng nhiệt; sau đó làm lạnh đẳng tích về trạng thái 1 ban đầu. Nếu mô tả định tính các quá trình này bằng đồ thị như hình vẽ bên thì phải sử dụng hệ tọa độ nào?
- (p,V) B. (V,T) C. (p,T) D. (p,1/V)
Câu 22: Một lượng 0,25mol khí Hêli trong xi lanh có nhiệt độ T1 và thể tích V1 được biến đổi theo một chu trình khép kín: dãn đẳng áp tới thể tích V2 = 1,5 V1; rồi nén đẳng nhiệt; sau đó làm lạnh đẳng tích về trạng thái 1 ban đầu. Nhiệt độ lớn nhất trong chu trình biến đổi có giá trị nào:
- 1,5T1 B. 2T1 C. 3T1 D. 4,5T1