QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
A.LÝ THUYẾT
1- Khái niệm tương tác gen:
Hai (hay nhiều) gen không alen khác nhau tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
2- Ý nghĩa của tương tác gen : Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. Mở ra khả năng tìm kiếm những tính trạng mới trong công tác lai tạo giống.
* Khái niệm tương tác bổ sung: Tương tác bổ sung là sự tác động bổ sung cho nhau của sản phẩm các gen thuộc các locut khác nhau lên sự biểu hiện của một tính trạng.
Ví dụ : Khi lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau thu được ở F2 có tỉ lệ : 9/16 hoa đỏ thẫm : 7/16 hoa trắng.
Trong đó alen A tổng hợp enzim A có hoạt tính, alen a tổng hợp enzim a không có hoạt tính ; alen B tổng hợp enzim B có hoạt tính, alen b tổng hợp enzim b không có hoạt tính.
* Khái niệm tương tác cộng gộp: Khi các alen trội thuộc hai hay nhiều locut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể locut nào) đều làm gia tăng sự biểu hiện của KH lên một chút ít.
Ví dụ : Khi đem lai 2 thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm và hạt trắng thì ở F2 thu được 15 hạt đỏ : 1 hạt trắng.
- Tính trạng càng do nhiều gen tương tác quy định, thì sự sai khác về KH giữa các KG càng nhỏ, và càng khó nhận biết được các KH đặc thù cho từng KG.
- Những tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường như: Sản lượng sữa, khối lượng gia súc gia cầm, số lượng trứng gà.
* Gen đa hiệu: Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Ví dụ: Gen HbA ở người quy định sự tổng hợp chuỗi b-hemôglôbin bình thường gồm 146 axit amin.Gen đột biến HbS cũng quy định sự tổng hợp chuỗi b-hemôglôbin bình thường gồm 146 axit amin, nhưng chỉ khác một axit amin ở vị trí số 6 (axit amin glutamic thay bằng valin). Gây hậu quả làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm thành hình lưỡi liềm " Xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.
CÁC DẠNG BÀI TẬP TƯƠNG TÁC GEN
1- Các dạng:
- Tương tác bổ sung( tương tác bổ trợ) gồm các tỉ lệ: 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:7
- Tương tác át chế:
+ Tương tác át chế do gen trội: 12:3:1 hoặc 13:3
+ Tương tác át chế do gen lặn: 9:3:4
- Tương tác cộng gộp( kiểu không tích lũy các gen trội): 15: 1( tỉ lệ: 1: 4: 6: 4: 1).
2- Tương tác giữa các gen không alen:
Mỗi kiểu tương tác có 1 tỉ lệ KH tiêu biểu dựa theo biến dạng của (3:1)2 như sau:
2.1- Các kiểu tương tác gen:
- Tương tác bổ sung có 3 tỉ lệ KH: 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:7.
+ Tương tác bổ trợ gen trội hình thành 4 KH: 9 : 3 : 3 : 1 A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- ≠ aabb
+ Tương tác bổ trợ gen trội hình thành 3 KH: 9 : 6 : 1 A-B- ≠ (A-bb = aaB-) ≠ aabb
+ Tương tác bổ trợ gen trội hình thành 2 KH: 9 : 7 A-B- ≠ (A-bb = aaB- = aabb)
- Tương tác át chế có 3 tỉ lệ KH: 12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3 hoặc 9 : 3 : 4
+ Tương tác át chế gen trội hình thành 3 KH: 12:3:1 (A-B- = A-bb) ≠ aaB- ≠ aabb
+ Tương tác át chế gen trội hình thành 2 KH: 13:3 (A-B- = A-bb = aabb) ≠ aaB-
+ Tương tác át chế gen lặn hình thành 3 KH: 9:3:4 A-B- ≠ aaB- ≠ (A-bb = aabb)
- Tác động cộng gộp (tích lũy) hình thành 2 KH: 15:1 (A-B- = A-bb = aaB-) ≠ aabb
à Tổng quát n cặp gen tác động cộng gộp => tỉ lệ KH theo hệ số mỗi số hạng trong khai triển của nhị thức Newton (A + a)n.
* Lưu ý: - Tương tác bổ trợ kèm theo xuất hiện tính trạng mới
- Tương tác át chế ngăn cản tác dụng của các gen không alen.
- Tương tác cộng gộp mỗi gen góp phần như nhau vào sự phát triển.
2.2. Dạng toán thuận:
* Cho biết kiểu tương tác tìm tỉ lệ phân li ở đời con
Ví dụ: Ở ngựa sự có mặt của 2 gen trội A và B cùng kiểu gen qui định lông xám, gen A có khả năng đình chỉ hoạt động của gen B nên gen B cho lông màu đen khi không đứng cùng với gen A trong kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng hợp lặn cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng nào?
A. Tác động cộng gộp B. Tác động ác chế C. Trội không hoàn toàn D. Tác động bổ trợ
Giải:Theo đề gen A có khả năng đình chỉ hoạt động của gen B, gen B chỉ biểu hện kiểu hình khi không đứng cùng với gen A trong cùng 1 kiểu gen.Hay nói cách khác là gen A át chế hoạt động của gen trội B
Suy ra, Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng tương tác át chế à chọn đáp án: B
* Cho biết kiểu gen (kiểu hình) của bố mẹ tìm tỉ lệ phân li về kiểu gen và kiểu hình ở đời con.
Ví dụ1: Lai hai dòng bí thuần chủng quả tròn được F1 toàn quả dẹt; F2 gồm 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Sự di truyền hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền nào?
A. Tương tác át chế B. Tương tác cộng gộp
C. Trội không hoàn toàn D. Tương tác bổ trợ
Giải:Xét tỉ lệ KH đời con là: 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài \[\approx \] 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài
Quy luật di truyền chi phối là: Tương tác bổ trợ à Chọn đáp án D
Chú ý: Đối với các bài toán dạng này, ta coi số nhỏ nhất như 1 đơn vị, rồi chia các số lớn hơn với nó
Ví dụ2: Cho lai hai dòng vẹt thuần chủng lông vàng với lông xanh, được F1 toàn màu hoa thiên lý (xanh-vàng).F2 gồm 9/16 màu thiên lý : 3/16 lông vàng : 3/16 lông xanh : 1/16 lông trắng. Tính trạng này di truyền theo quy luật:
- Phân li độc lập C.Trội không hoàn toàn
- Tương tác gen D. Liên kết gen
Giải:Tỉ lệ phân tính về KH ở thế hệ F2 là: 9:3:3:1. Mà đây là kết quả của phép lai của hai cá thể về một cặp tính trạng tương phản . Nên suy ra tính trạng này di truyền theo quy luật tương tác gen à Chọn đáp án B
2.3.Dạng toán nghịch:
Thường dựa vào kết quả phân tính ở thế hệ lai để suy ra số kiểu tổ hợp giao tử và số loại bố mẹ ® số cặp gen tương tác.
Sau khi xác định số cặp gen tương tác, đồng thời xác định được kiểu gen của bố mẹ và suy ra sơ đồ lai có thể có của phép lai đó để thấy tỉ lệ KG thuộc dạng nào, đối chiếu với kiểu hình của đề bài để dự đoán kiểu tương tác.
Thường thì tổng tỉ lệ chẩn ở thế hệ con bao giờ cũng là một số chẵn bởi nó là tích của một số chẵn với một số nguyên dương khác khi thực hiện phép nhân xác suất trong quần thể. Từ đó, suy ra số loại giao tử của bố mẹ.
- Khi lai F1 x F1 tạo ra F2 có 16 kiểu tổ hợp như: 9:3:3:1; 9:6:1; 9:7; 12:3:1; 13:3, 9:3:4; 15:1.
( 16 = 4 x 4 à P giảm phân cho 4 loại giao tử)
- Khi lai F1 với cá thể khác tạo ra F2 có 8 kiểu tổ hợp như: 3:3:1:1; 4:3:1; 3:3:2; 5:3; 6:1:1; 7:1.
( 8 = 4 x 2 à một bên P cho 4 loại giao tử, một bên P cho 2 loại giao tử)
- Khi lai phân tích F1 tạo ra F2 có 4 kiểu tổ hợp như: 3:1; 1:2:1; 1:1:1:1.
(4 = 4 x 1 à một bên P cho 4 loại giao tử, một bên P cho 1 loại giao tử)
Ví dụ 1: Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, F1 thu được 100% hoa đỏ. Cho lai F1 với cây hoa trắng thuần chủng ở trên, F2 thu được 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật nào?
Giải:Pt/c, F1 thu được 100% hoa đỏ => tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng( theo ĐL đồng tính của Menden). Mà tính trạng hoa trắng là tính trạng do gen lặn quy định nên hoa trắng chỉ cho 1 loại giao tử. Trong khi đó F2 = 3 + 1 = 4 kiểu tổ hợp, vậy con lai F1 phải cho 4 loại giao tử à F1 dị hợp 2 cặp gen( AaBb), lúc đó KG của hoa trắng thuần chủng là aabb, kiểu gen của cây hoa đỏ thuần chủng là AABB.
Sơ đồ lai:
Pt/c: AABB x aabb
(hoa đỏ) (hoa trắng)
F1: AaBb
(100% hoa đỏ)
F1 x Pt/c(hoa trắng): AaBb x aabb
hoa đỏ hoa trắng
F2: 1AaBb : 1Aabb :1aaBb : 1aabb
Mà kết quả kiểu hình của đề bài là 3 hoa trắng: 1hoa đỏ. Ta đã xác định được ở trên KG aabb quy định tính trạng hoa trắng, AaBb quy định tính trạng hoa đỏ.
Từ đó ta có thể kết luận 2 KG còn lại là Aabb và aaBb quy định tính trạng hoa trắng.
Kết luận sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật tương tác gen, kiểu tương tác bổ trợ gen trội.
Ví dụ 2: Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A, B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. lai 2 giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 thu được toàn hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37.5% đỏ: 62,5% trắng. Kiểu gen hoa trắng đem lai với F1 là:
A. Aabb hoặc aaBb B. Aabb hoặc AaBB C. aaBb hoặc AABb D. AaBB hoặc AABb
Giải: F2 phân tính có tỉ lệ: 37.5% đỏ: 62,5% trắng = 3 đỏ : 5 trắng = 8 tổ hợp = 4 giao tử x 2 giao tử.
Theo giả thuyết thì những cây hoa trắng có thể có là một trong các kiểu gen sau:
Aabb Aabb aaBB aaBb aabb
Trong đó, Kiểu gen AAbb, aaBB, aabb sẽ giảm phân cho 1 loại giao tử
Kiểu gen Aabb, aaBb giảm phân cho 2 loại giao tử
Vậy chỉ có KG Aabb, aaBb là thỏa mãn, để khi lai với cây F1 cho ra 8 tổ hợp.
Do đó cây đem lai sẽ cho 2 loại giao tử. nên cây đem lai với F1 sẽ có kiểu gen là: Aabb hoặc aaBb.
Þ Chọn đáp án A
Ví dụ 3: Lai 2 dòng bí thuần chủng quả tròn, thu được F1 toàn quả dẹt; cho F1 tự thụ phấn F2 thu được 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Kiểu gen của bố mẹ là:
A. Aabb x aaBB C. AaBb x AaBb B. AaBB x Aabb D. AABB x aabb
Giải: Xét F2 có 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài = 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài
à F2 có 9 + 6 + 1 = 16 tổ hợp = 4 giao tử x 4 giao tử
Suy ra F1 dị hợp 2 cặp gen : AaBb, cơ thể bố mẹ thuần chủng về hai cặp gen.
Quy ước: A-B- : quả dẹt; A-bb và aaB-: quả tròn; Aabb : quả dài
Vậy kiểu gen bố mẹ thuần chủng là: Aabb x aaBB Þ chọn đáp án A
B.BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Gen đa hiệu thực chất là:
A. Gen tạo 1 sản phẩm ảnh hưởng tới nhiều tính trạng.
B. Gen gây ra nhiều hiệu quả khác nhau.
C. Gen tạo ra nhiều loại ARN khác nhau.
D. Gen quy định hoạt động của nhiều gen khác.
Câu 2: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do
A. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định.
B. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
C. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định.
D. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn.
Câu 3: Ở một loài động vật, gen B quy định lông xám, alen b quy định lông đen, gen A át chế gen B và b, alen a không át chế, các gen phân li độc lập. Lai phân tích cơ thể dị hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. 2 lông đen : 1 lông trắng : 1 lông xám. B. 2 lông trắng : 1 lông đen : 1 lông xám.
C. 3 lông trắng : 1 lông đen. D. 2 lông xám : 1 lông trắng : 1 lông đen
Câu 4: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen( B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu( hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
A. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.
C. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng.
D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.
Câu 5: Người ta cho rằng HbS (Hb: Hemoglobin) là gen đa hiệu vì:
A. HbA chỉ có 1 hiệu quả, còn HbS nhiều tác động,
B. 1 gen Hb nói chung mã hóa 4 chuỗi polipeptit.
C. Nó tạo ra sản phẩm gây nên nhiều rối loạn bệnh lí.
D. 1 gen HbS gây biến đổi ở 2 chuỗi polipeptit.
Câu 6: Trường hợp mỗi gen cùng loại( trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác:
A. Cộng gộp. B. Át chế. C. Bổ trợ. D. Đồng trội.
Câu 7: Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi:
A. Hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung).
B. Hai cặp gen liên kết hoàn toàn
C. Một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính
D. Hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp.
Câu 8: Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là:
A. Tác động đa hiệu B. Tác động cộng gộp.
C. Tương tác bỗ trợ giữa hai lọai gen trội. D. Tác động át chế giữa các gen không alen.
Câu 9: Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi kiểu gen có một lọai gen trội hoặc toàn gen lặn đều xác định cùng một kiểu hình, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 9: 7. B. 9: 3: 4. C. 9: 6: 1. D. 13 : 3. .
Câu 10: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 gặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có nhiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là:
A. 80 cm. B. 75 cm. C. 85 cm. D. 70 cm.
Câu 11: Ở một loài thực vật, lai dòng cây thuần chủng có hoa màu đỏ với dòng cây thuần chủng có hoa màu trắng thu được F1 đều có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 phân li theo tỉ lệ: 9 hoa màu đỏ : 7 hoa màu trắng. Biết không có đột biến mới xảy ra. Màu sắc hoa có thể bị chi phối bởi quy luật:
A. Di truyền liên kết với giới tính. B. Tác động đa hiệu của gen.
C. Tương tác bổ sung (tương tác giữa các gen không alen). D. Phân li.
Câu 12: Giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kì làm tăng lượng melanin nên da sẫm hơn. Người có da trắng nhất có kiểu gen là:
A. aaBbCc. B. aabbcc. C. AABBCC. D. AaBbCc.
Câu 13: Thế nào là gen đa hiệu ?
A. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác. B. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
C.Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. D.Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
Câu 14: Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 131 cây hoa trắng : 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật:
A. Liên kết gen. B. Hoán vị gen.
C. Tương tác giữa các gen không alen. D. Di truyền ngoài nhân.
Câu 15: Tương tácgen thường dẫn đến:
A. Cản trở biểu hiện tính trạng. B. Phát sinh tính trạng bố mẹ không có.
C. Xuất hiện biến dị tổ hợp. D. Nhiều tính trạng cùng biểu hiện.
Câu 16: Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là:
A. Tác động cộng gộp.
B. Tác động át chế giữa các gen không alen.
C. Tác động đa hiệu.
D. Tương tác bỗ trợ giữa hai lọai gen trội.
Câu 17: Nội dung chủ yếu của quy luật tương tác gen không alen là:
A. Một gen cùng quy định nhiều tính trạng.
B. Các gen không alen tương tác át chế lẫn nhau quy định kiểu hình mới.
C. Các gen không alen tương tác bổ trợ cho nhau quy định kiểu hình mới.
D. Hai hay nhiều gen không alen có thể cùng tác động lên sự biểu hiện của một tính trạng.
Câu 18: Ở một loài thực vật, khi lai giữa dạng hoa đỏ thẫm thuần chủng với dạng hoa trắng thuần chủng được F1 toàn hoa màu hồng. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ: 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 hồng : 4 đỏ nhạt : 1 trắng. Quy luật di truyền đã chi phối phép lai này là: A. Phân li độc lập.
B. Tương tác cộng gộp giữa các gen không alen.
C. Tương tác át chế giữa các gen không alen.
D. Tương tác bổ sung giữa các gen không alen.
Câu 19: Giao phấn giữa hai cây( P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là: A. 1/81. B. 16/81. C. 1/16. D. 81/256.
Câu 20: Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1, đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là: A. 1/6. B. 1/8. C. 3/8. D. 3/16.
Câu 21: Trong chọn giống, tương tác gen sẽ cho con người khả năng:
A. Chọn được tính trạng mới có thể có lợi. B. Tìm được các tính trạng quý đi kèm nhau.
C. Có nhiều biến dị tổ hợp để chọn. D. Hạn chế biến dị ở đời sau, làm giống ổn định.
Câu 22: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ:
A. 25,0%. B. 50,0%. C. 37,5%. D. 6,25%.
Câu 23: Thực chất hiện tượng tương tác giữa các gen không alen là:
A. Sản phẩm của các gen khác locut tương tác nhau xác định 1 KH
B. Nhiều gen cùng locut xác định một KH chung.
C. Các gen khác locut tương tác trực tiếp nhau xác định một KH.
D. Gen này làm biến đổi gen khác không alen khi tính trạng hình thành.
Câu 24: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 1 con lông trắng : 1 con lông màu. B. 3 con lông trắng : 1 con lông màu.
C. 5 con lông trắng : 3 con lông màu. D. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.
Câu 25: Khi một tính trạng do nhiều gen không alen cùng quy định, thì gọi là:
A. Đơn gen. B. Đa alen. C. Gen đa hiệu. D. Tương tác gen.
Câu 26: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 4 : 6 : 4 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật:
A. Liên kết gen.
B. Di truyền liên kết với giới tính.
C. Tác động cộng gộp.
D. Hoán vị gen.
Câu 27: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô:
A. Di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp. B. Do một cặp gen quy định.
C. Di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. D. Di truyền theo quy luật liên kết gen.
Câu 28: Tỉ lệ kiểu hình nào sau đây phản ánh về sự di truyền 2 cặp gen tương tác bổ sung ?
A. 13 : 3. B. 9 : 7. C. 15 : 1. D. 12 : 3 : 1.
Câu 29: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật:
A. Ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân). B. Tương tác cộng gộp.
C. Phân li. D. Tương tác bổ sung.
Câu 30: P thuần chủng, dị hợp n cặp gen PLĐL, các gen cùng tác động lên một tính trạng thì sự phân ly KH ở F2 sẽ là một biến dạng của biểu thức :
A. (3 + 1)n. B. 9: 3: 3: 1. C. (3: 1)n. D. (3: 1)2.
Câu 31: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời FB thu được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở FB là: A. 54. B. 40. C. 75. D. 105.
Câu 32: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ:
A. 6,25%. B. 56,25%. C. 25%. D. 18,75%.
Câu 33: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật:
A. Liên kết gen.
B. Di truyền liên kết với giới tính.
C. Tác động cộng gộp.
D. Hoán vị gen.
Câu 34: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A. Tương tác cộng gộp.
B. Tương tác bổ trợ.
C. Phân li độc lập của Menđen.
D. Liên kết gen hoàn toàn.
Câu 35: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độclập. Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ :
Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủngthu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là:
A.15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
C. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.
Câu 36: Tỉ lệ phân tính nào dưới đây là đặc trưng cho sự tương tác át chế giữa các gen không alen, trong trường hợp có 2 cặp gen phân li độc lập ? 1 – (9 : 3 : 3 : 1). 2 – (12 : 3 : 1). 3 – (9 : 6 : 1). 4 – (9 : 3 : 4). 5 – (13 : 3). 6 – (9 : 7). 7 – (15 : 1).
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 4, 5. D. 1, 3, 6.
Câu 37: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp A1a1, A2a2, A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Chiều cao của cây thấp nhất là:
A. 60 cm. B. 120 cm. C. 80 cm. D. 90 cm.
Câu 38: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền theo quy luật:
A. Tác động cộng gộp. B. Gen đa hiệu. C. Tương tác bổ sung. D. Liên kết gen.
Câu 39: P thuần chủng khác nhau về những cặp gen tương ứng giao phối với nhau được F1. F1 giao phối với nhau cho F2. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó hai loại gen trội khi đứng riêng đều xác định cùng một kiểu hình, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 9 : 3 : 4. C. 9 : 6 : 1. D. 9 : 7.
Câu 40: Tính đa hiệu của gen là:A. Một gen tác động át trợ gen khác để quy định nhiều tính trạng.
B. Một gen quy định nhiều tính trạng. C. Một gen tác động cộng gộp với gen khác để quy định nhiều tính trạng.
D. Một gen tác động bổ trợ với gen khác để quy định nhiều tính trạng.