SỐ LẦN VẬT ĐI QUA VỊ TRÍ TRONG 1 KHOẢNG THỜI GIAN

 

A: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Cách 1 : Giải phương trình lượng giác.

Các bước giải bài toán tìm số lần vật đi qua vị trí đã biết x (hoặc v, a, ω|, Wđ, F) từ thời điểm t1 đến t2.

* Giải phương trình lượng giác được các nghiệm.

* Từ t1 $\le $  t $\le $ t2 => Phạm vi giá trị của$k\in Z$ .

* Tổng số giá trị của k chính là số lần vật đi qua vị trí đó.

Lưu ý:

+ Trong mỗi chu kỳ vật qua mỗi vị trí biên 1 lần còn các vị trí khác 2 lần.

+ Mỗi một chu kỳ vật đạt vận tốc $\overrightarrow{v}$ hai lần ở 2 vị trí đối xứng nhau qua vị trí cân bằng và đạt tốc độ v bốn lần mỗi vị trí 2 lần do đi theo 2 chiều âm dương.

+ Đối với gia tốc thì kết quả như với li độ.

+ Nếu t = t1 tính từ vị trí khảo sát thì cả quá trình được cộng thêm một lần vật đi qua li độ đó, vận tốc đó...

 Cách 2: Dùng đồ thị:

+ Dựa vào phương trình dao dộng vẽ đồ thị x (v, a, F, Wt, Wd) theo thời gian

+ Xác định số giao điểm của đồ thị với đường thẳng x = x0 trong khoảng thời gian $\left[ {{t}_{1}};{{t}_{2}} \right]$

Cách 3: Dùng vòng tròn lượng giác.

+ Viết phương trình dưới dạng hàm cos: $x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right);\phi =\left( \omega t+\varphi  \right)$

+ Xác định vị trí xuất phát.

+ Xác định góc quét$\Delta \phi =\omega .\Delta t=n.2\pi +\pi +\Delta \varphi $ (n là số nguyên)

+ Qua điểm x kẻ đường vuông góc với Ox sẽ ct vòng tròn tại hai điểm (một điểm ở nửa trên vòng tròn có hình chiếu đi theo chiều âm và điểm còn lại có hình chiếu đi theo chiều dương).

+ Đếm số lần quét qua điểm cần tìm.

B: BÀI TẬP MẪU

Ví dụ 1:  Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4cos(π/2 + π/2) (cm) (t đo bằng giây). Từ thời điểm t = 0 (s) đến thời điểm t = 5 (s) vật đi qua vị trí x =  − 2 cm là

A. 3 ln trong đó 2 lân đi theo chiều dương và 1 ln đi theo chiều âm.

B. 3 lần trong đó 1 lần đi theo chiều dương và 2 lần đi theo chiều âm.

C. 5 lần trong đó 3 lần đi theo chiều dương và 2 lần đi theo chiều âm.

D. 5 lần trong đó 2 lần đi theo chiều dương và 3 lần đi theo chiều âm.

Hướng dẫn

Cách 1: Giải phương trình lượng giác.

Từ thời điểm t = 0 (s) đến thời điểm t = 5 (s) số lần vật đi qua vị trí x =  − 2 cm theo chiều dương được xác định như sau: 

Từ thời điểm t = 0 (s) đến thời điểm t = 5 (s) số lần vật đi qua vị trí x =  − 2 cm theo chiều âm được xác định như sau: 

$\Rightarrow $ Chọn B.

Cách 2: Dùng đồ thị. Vẽ đồ thị x theo t.

Qua điểm x =  − 2 cm kẻ đường song song với trục hoành thì trong khoảng thời gian [0, 5s] nó cắt đồ thị tại 3 điểm, tức là vật qua vị trí x =  − 2 cm ba lần (hai lần đi theo chiều âm và một lần đi theo chiều dưong) => Chọn B.

Cách 3: Dùng vòng tròn lượng giác

$x=4\cos \left( \frac{\pi t}{2}+\frac{\pi }{2} \right)\Rightarrow \Phi =\frac{\pi t}{2}+\frac{\pi }{2}$

Vị trí bắt đầu quét: \[{{\Phi }_{\left( t1 \right)}}=\frac{\pi .0}{2}+\frac{\pi }{2}=\frac{\pi }{2}\]

Góc quét thêm: \[\Delta \Phi =2\pi +0,5\pi \]

 

$\Delta \Phi =+\Rightarrow $ Chọn B

 Kinh nghiệm: Đối với hình thức thi trắc nghiệm đòi hỏi phải ra quyết định nhanh và chỉnh xác thì nên rèn luyện theo cách 3.

Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(5πt + π/6) cm (t đo bằng s). Trong khoảng thời gian từ thời điểm t1 = 0,4 (s) đến thờ điểm t2 = 2,9 (s) vật đi qua vị trí x = 3,6 cm được mấy lần

A. 13 lần.                B. 12 lần.                C. 11 lần.                D. 7 lần.

Hướng dẫn

$x=6\cos \left( 5\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\Rightarrow \Phi =5\pi t+\frac{\pi }{6}$

Vị trí bắt đầu quét: ${{\Phi }_{\left( {{t}_{1}} \right)}}=5\pi .0,4+\frac{\pi }{6}=2\pi +\frac{\pi }{6}$

Góc quét thêm: $\Delta \Phi =\omega \Delta t=12,5\pi $

$\Delta \Phi =+$

$\Rightarrow $Qua x = 3,6 cm có 13 lần $\Rightarrow $ Chọn A.

 

 Kinh nghiệm: Nếu bài toán cho phương trình dao động dạng sin thì ta đổi về dạng cos:

$x=A\sin \left( \omega t+\alpha  \right)=A\cos \left( \omega t+\alpha -\frac{\pi }{2} \right)$

Ví dụ 3:  (ĐH − 2008) Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 3sin(5πt + π/6) (cm) (x tính bằng cm và t tính bằng giây). Trong một giây đầu tiên từ thời điểm t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = +1 cm

A. 7 lần.                 B. 6 lần.                            C. 4 lần.                           D. 5 lần.

Hướng dẫn

 

Vị trí bắt đầu quét: ${{\Phi }_{\left( 0 \right)}}=5\pi .0-\frac{\pi }{3}=-\frac{\pi }{3}$

Góc quét thêm: $\Delta \Phi =\omega \Delta t=5\pi $

$\Delta \Phi =+$

$\Rightarrow $ Vật qua vị trí x = 1cm là 5 lần $\Rightarrow $ Chọn D.

Ví dụ 4: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình $x=10\cos \left( 5\pi t-\pi /3 \right)$ (cm)( t tính bằng s). Sau khoảng thời gian 4,2s kể từ t = 0 chất điểm qua vị trí có li độ  −  5cm theo chiều dương bao nhiêu lần:

A. 20 lần.                B. 10 lần.                C. 21 lần                 D. 11 lần

Hướng dẫn

$x=10\cos \left( 5\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\Rightarrow \Phi =5\pi t-\frac{\pi }{3}$

Vị trí bắt đầu quét: ${{\Phi }_{\left( 0 \right)}}=5\pi .0-\frac{\pi }{3}=-\frac{\pi }{3}$

Góc quét thêm: $\Delta \Phi =\omega \Delta t=21\pi $

$\Delta \Phi =+$

$\Rightarrow $ Vật qua vị trí x =  − 5 cm theo chiều dương là 10 lần

$\Rightarrow $ Chọn D.

 

 Ví dụ 5:  Một vật dao động điều hoà theo phưong trình li độ: x = 2cos(3πt + π/4) cm. Số lần vật đạt tốc độ cực đại trong giây đầu tiên là

A. 4 lần.                 B. 2 lần.                            C. 1 lần.                           D. 3 lần.

Hướng dẫn

Tốc đ cực đại khi vật qua VTCB (x = 0)

Vị trí bắt đầu quét: ${{\Phi }_{\left( 0 \right)}}=3\pi .0+\frac{\pi }{4}=\frac{\pi }{4}$

Góc quét thêm: $\Delta \Phi =\omega \Delta t=3\pi $

$\Delta \Phi =+$

$\Rightarrow $ Vật qua vị trí x = 0cm là 3 lần $\Rightarrow $ Chọn D.

Kinh nghiêm: Đối với các bài toán liên quan đến v, a, F, Wt, Wđ thì dựa vào công thức độc lập với thời gian để quy về x.s

Ví dụ 6:  Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 3cos(5πt  −  π/3) (cm) (t tính bằng giây). Trong một giây đầu tiên từ thời điểm t = 0, số lần động năng của chất điểm bằng 8 lần thế năng của chất điểm là

A. 5 lần.                 B. 6 lần.        C. 10 lần.      D. 9 lần.

Hướng dẫn

 

Vị trí bắt đầu quét: ${{\Phi }_{\left( 0 \right)}}=5\pi .0-\frac{\pi }{3}=-\frac{\pi }{3}$

Góc quét thêm: $\Delta \Phi =\omega \Delta t=5\pi $

\[\Delta \Phi =+\Rightarrow \] Tổng cộng 10 lần $\Rightarrow $ Chọn C.

 

C: BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phươmg trình x = 4cos2πt (cm). Trong 2 s đầu tiên có mấy lần vật đi qua điểm có li độ x = 2 cm?

A. 2.                       B. 3.                       C. 4.                       D. 1.

Bài 2: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương hình x = 4sin2πt (cm). Trong 2 s đầu tiên có mấy lần vật đi qua điểm có li độ x = 4 cm?

A. 2.                       B. 3.                       C. 4.                       D. l.

Bài 3: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1 m, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường $g\approx {{\pi }^{2}}$ m/s2, số lần động năng bằng thế năng trong khoảng thời gian 4 s là

A. 16.           B. 6.                       C. 4.                       D. 8.

Bài 4: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 2cos(5πt − π/3) (cm) (t đo bằng giày). Trong khoảng thời gian từ t = 1 (s) đến t = 2 (s) vật đi qua vị trí x = 0 cm được mấy lần?

A. 6 lần.                  B. 5 lần.                             C. 4 lần.                            D. 7 lần.

Bài 5: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(2πt/T + π/4) (cm). Trong khoảng thời gian 2,5T đầu tiên từ thời điểm t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = 2A/3 là

A. 9 lần.                  B. 6 lần.                             C. 4 lần.                            D. 5 lần.

Bài 6: Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp là t1  = 2,2 (s) và t2 = 2,9 (s). Tính từ thời điểm ban đầu (t0 = 0 s) đến thời điểm t2 chất điểm đã đi qua vị trí cân bằng

A. 9 lần.                  B. 6 lần.                             C. 4 lần.                           D. 5 lần.

Bài 7: Một vật dao động điều hòa theo phương trình: x = 2cos(5πt − π/3) (cm). Trong giây đầu tiên kể từ lúc bắt đầu dao động vật đi qua vị trí có li độ x = −1 cm theo chiều dương được mấy lần?

A. 2 lần.                  B. 3 lần.                             C. 4 lần.                           D. 5 lần.

Bài 8: Một chất điểm dao động điều hòa tuân theo quy luật: x = 5cos(5πt − π/3) (cm). Trong khoảng thời gian t = 2,75T (T là chu kì dao động) chất điểm đi qua vị trí cân bằng của nó

A. 3 lần.                  B. 4 lần.                             C. 5 lần.                           D. 6 lần.

Bài 9: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình: x = 4cos(4πt + π/3) (cm). Trong thời gian 1,25 s tính từ thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí có li độ x = −1 cm

A. 3 lần.                  B. 4 lần.                            C. 5 lần.                           D. 6 lần.

Bài 10: Chất điểm dao động điều hòa với phương trình: x = Acos(2πt/T + π/4) (cm). Trong thời gian 2,5T kể từ thời điểm t = 0, số lần vật đi qua li độ x = 2A/3 là

A. 6 lần.                  B. 4 lần.                            C. 5 lần.                           D. 9 lần.

 

ĐÁP ÁN

1.C

2.A

3.D

4.B

5.D

6.C

7.A

8.C

9.C

10.C

Bài viết gợi ý: