Soạn bài: CHỈ TỪ

 

I – CHỈ TỪ LÀ GÌ:

  1. Từ “ấy” bổ sung nghĩa cho từ “viên quan”

Từ “kia” bổ sung nghĩa cho từ “làng”

Từ “nọ” bổ sung nghĩa cho từ “nhà”

  1. So sánh các từ
  • Ông vua / ông vua nọ:

Từ “nọ” bổ nghĩa cho từ “ông vua” giúp ta xác định vị trí của ông vua cụ thể hơn.

  • Viên quan / viên quan ấy:

Từ “ấy” là phụ ngữ trong cụm danh từ nhằm xác định vị trí của viên quan, giúp phân biệt viên quan này với viên quan khác.

  • Nhà / nhà nọ:

Từ “nọ” làm phụ ngữ cho danh từ nhằm xác định vị trí của ngôi nhà trong không gian, phân biệt ngôi nhà nọ với những ngôi nhà khác.

  1. Nghĩa của các từ “ấy”, “nọ” trong nhữg câu sau có điểm giống và khác nhau với trường hợp đã phân tích.
  • Trong câu “Hồi ấy, ở Thanh Hóa… như thường lệ” từ “ấy” và “nọ” nhằm xác định vị trí của sự vật trong thời gian, còn những câu trên xác định vị trí của vật trong không gian.
  • Về hoạt động trong câu, từ “ấy”, “nọ” làm trạng ngữ trong câu. Còn ở trường hợp trên 2 từ này làm phụ ngữ trong cụm danh từ.

 

II – HOẠT ĐỘNG CỦA CHỈ TỪ TRONG CÂU:

  1. Chỉ từ đảm nhiệm chức vụ:
  • Phụ ngữ danh từ
  • Trạng ngữ trong câu
  1. Xác định chỉ từ trong câu:
    1. Chỉ từ: “đó” → Chức năng: chủ ngữ.
    2. Chỉ từ: “đấy” → Chức năng: trạng ngữ chỉ thời gian.

 

III – LUYỆN TẬP:

 

Câu 1:

  1. Chỉ từ trong câu là: “ấy”

Ý nghĩa: xác định sự vật trong không gian phân biệt bánh của Lang Liêu với những thứ khác.

Chức năng: làm phụ ngữ cho cụm danh từ “hai thứ bánh”.

  1. Chỉ từ trong câu thơ: “đấy” – “đây”

Ý nghĩa: xác định vị trí của người được nói tới trong không gian.

Chức năng: làm chủ ngữ trong câu.

  1. Chỉ từ trong câu thơ: “nay”

Ý nghĩa: xác định sự vật trong thời gian.

Chức năng: trạng ngữ chỉ thời gian.

  1. Chỉ từ trong câu thơ: “đó”

Ý nghĩa: xác định vị trí của vật trong thời gian.

Chức năng: trạng ngữ chỉ thời gian.

 

Câu 2:

  1. Ta thay thế cụm từ “chân núi Sóc” bằng từ “đó”

→ Giúp câu văn thêm gọn hơn, tránh lặp lại không cần thiết.

  1. Ta thay thế cụm từ “bị lửa thiêu cháy” bằng từ “ấy”

→ Tránh câu văn dài dòng, ý gọn hơn.

 

Câu 3:

  • Chỉ từ trong đoạn văn là: “ấy”, “nay”.
  • Các chỉ từ này ta không thể tìm được cụm từ thay thế
  • Nhận xét: có những chỉ từ ta có thể dùng cụm từ thay thế, có những chỉ từ không thể tìm được cụm từ thay thế.

Bài viết gợi ý: