SOẠN BÀI :
SỰ VẬT VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Sự việc trong văn tự sự
Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để “kể”, rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là “kể”, liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.
b, Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
– Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?
– Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?
– Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?
Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu
Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển.
Sự việc cao trào: Thủy Tinh đến sau, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh (5 .
Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc.
Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyệnSơn Tinh, Thuỷ Tinh:
– Nhân vật ( thực hiện những hành động, lời nói..): Sơn Tinh, Thủy Tinh, Hùng Vương hay đơn giản là các nhân vật được nhắc tới như Mị Nương, người hầu…
-Thời gian xảy ra sự việc: Vào đời vua Hùng Vương thứ mười tám.
-Địa điểm xảy ra sự việc: Ở Phong Châu.
-Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
-Diễn biến sự việc: Trong cuộc thi so tài, vua Hùng đưa ra những yêu cầu về sính lễ, tiếp đó hôm sau Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước được Mị Nương, Thủy Tinh đến sau nổi giận đuổi đánh Sơn Tinh, trận chiến giữa hai người diễn ra rất ác liệt.
– Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.
– Kết quả : Thủy Tinh thua trận. Hàng năm lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
Những yếu tố trên giúp câu truyện thêm phần hấp dẫn và thú vị cho người đọc . Nếu thiếu đi 1 trong những sự việc trên câu truyện sẽ không hoàn chỉnh và sẽ làm mất đi chủ đề nổi bật của câu truyên
-Không thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm : vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng thiên tai của nhân dân, liên quan mật thiết đến 2 nhân vật trong truyện.
-Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết : vì đó là nguyên nhân Sơn Tinh được chọn làm rể và đánh thắng Thủy Tinh.
-Không thể bỏ đi chi tiết này, vì đó có thể coi như là nguyên nhân dẫn đến việc Sơn Tinh lấy được Mị nương
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt+Sơn Tinh được kể về tài lạ trước, sau đó mới đến Thủy Tinh
+Các lễ vật vua Hùng yêu cầu : đều ở trên cạn
+Vua Hùng không tự đề ra cách chọn rể, mà có bàn bạc với Lạc Hầu.
-Sơn Tinh thắng Thủy Tinh hai lần ( cưới vợ và thắng lũ lụt) : có ý nghĩa khẳng định ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt cổ.
-Không thể để Thủy Tinh thắng : vì mọi người sẽ chết hết do lũ.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như Lạc hầu, Mị Nương.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:
– Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
– Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
– Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật. Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Ví dụ như nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.
b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình.
c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọiVua Hùng kén rể; Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; Bài ca chiến công của Sơn Tinh;Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.
Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:
– Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;
– Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);
– Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,…): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).
– Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?