SOẠN BÀI :

                   TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

 

  1. Từ nhiều nghĩa:

 

  1. Đọc bài thơ, nhấn giọng ở các từ chân. Tra từ điển để biết.

                                                             NHỮNG CÁI CHÂN

                                                              Cái gậy có một chân

                                                              Biết giúp bà khỏi ngã.

                                                              Chiếc com-pa bố vẽ

           Có chân đứng, chân quay

         Cái kiềng đun hằng ngày

    Ba chân xòe trong lửa

 Chẳng bảo giờ đi cả

      Là chiếc bàn bốn chân.

             Riêng cái võng Trường Sơn

          Không chân, đi khắp nước

                                                                                                            (Vũ Quần Phương)

a)   Tra từ điển để biết nghĩa của từ chân.

b)  Tìm thêm một số từ khác cùng có nhiều nghĩa như từ chân

c)  Tìm một số từ chỉ có một nghĩa.

TRẢ LỜI :

Từ chân có các ý nghĩa sau

           + Chân

           -bộ phận cơ thể động vật (chân bò)

           -bộ phận của vật dụng (chân bàn)

           - một đơn vị công tác (chân tài trợ)

           - Người có khả năng (chân chạy việc)

. Một số từ có nhiều nghĩa: ăn

           +Ăn :

            -đưa thức ăn vào miệng, nhai nuốt (ăn cơm)

            -thắng cuộc (ăn ván bài này)

            - phù hợp (ăn ảnh)

            -dính chặt (ăn tay)

           +Chạy:

           -di chuyển bằng chân (có nhấc chân)

           -làm tốt (chạy việc)

           -tìm kiếm (chạy thầy).

           - thua (chạy làng)

4. Từ chỉ có một nghĩa : bút bi, tóc, xoong...

 

II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ:

 

 

  1. Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân

Chân : 1 bộ phận của cơ thể.

 - Trong câu cụ thể, từ có thể dùng nhiều nghĩa: Đội bóng này ăn liên tiếp món này đến món khác như là an bàn trong trận đấu vừa qua.

      - Trong bài thơ “Những cái chân”, các từ chân (chân gậy, chân compa, chân kiềng, chân bàn) đều dùng theo nghĩa vật ở dưới, đỡ vật.

      - Từ “chân” của chiếc võng dùng theo nghĩa chuyển: sự di chuyển (câu hỏi khó).

?Dưới đây là một số nghĩa của từ “mắt”:

      - Cơ quan để nhìn của người hay sự vật.

      - Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi ở một số thân cây.

      - Bộ phận giống con mắt ở ngoài vỏ một số quả.

Cho biết từ “mắt” trong các ví dụ sau đây dùng với nghĩa nào?

       - Có mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ.

       - Những quả na đã bắt đầu mở mắt.

       - Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn gáo dừa.

Các nghĩa trên có điểm gì giống nhau? Theo em trong số các nghĩa đó nghĩa nào là gốc?

TRẢ LỜI :

- Ở thí dụ (a): “Có mắt ... ngủ được”, từ mắt dùng với nghĩa: cơ quan để nhìn của người hay động vật.

- Ở thí dụ (b): “Những quả na đã bắt đầu mở mắt”, từ mắt dùng với nghĩa: bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số quả.

- Ở thí dụ (c): “Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn gáo dừa”, từ mắt có nghĩa: chỗ lồi lõm giống hình con mắt mang chồi ở một số thân cây.

Các nghĩa trên có điểm giống nhau : nói về các sự vật có hình con mắt, to hay nhỏ, mở hay khép. .

Trong số các nghĩa đó, nghĩa gốc ở thí dụ (a), đó là nghĩa với khái niệm thể hiện chân thực nhất cái biểu vật (vật cụ thể được nói đến). Các nghĩa khác đều là nghĩa bóng được chuyển từ nghĩa gốc dựa trên dấu hiệu cơ bản của mắt (hình dáng, vị trí trên cơ thể).

4. -Đọc đoạn trích:

 

NGHĨA CỦA TỪ  “BỤNG”

 

      Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

      Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”

                                                                                                                 (Theo Hoàng Dĩ Đình)

a)   Tác giả trong đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

b)   Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì?

-  Ăn no ấm bụng

-  Anh ấy tôt bụng.

-   Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc

TRẢ LỜI :

  Từ bụng có ý nghĩa

  • 1 bộ phận của cơ thể con người “,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

-   Mang biểu tượng những ý nghĩa sâu và kín đáo “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”

b)   Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bụng:

Từ “ bụng  có 3 ý nghĩa

-   ấm bụng:

-   tốt bụng:

-  bụng chân

 

Đọc thêm: (trang 57 SGK)     

- Hiểu thêm nghĩa từ “ngọt”.

- Vị ngọt của sữa mẹ, lời nói ngọt, dao bén ngọt, cắt cho ngọt, đàn ngọt hát hay, ngọt giọng, nói ngọt như mía lùi... là các chuyển nghĩa mang tính tu từ từ vựng (được dùng thường xuyên trong lời nói của nhân dân).

- Ngày xuân ngọt nắng, cái nắng vàng ngọt như mật là sự chuyển nghĩa của từ ngọt có tính chất tu từ (có tính sáng tạo).

Bài viết gợi ý: