SOẠN BÀI :

                           SỬA CHỮA LỖI DÙNG TỪ

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
  1. Dùng từ không đúng nghĩa

a, Chi ra các lỗi dùng từ trong những đoạn sau :

(1) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

(2) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.

(3) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.

Trả lời :

- yếu điểm: những điểm quan trọng

- đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn

- chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.

 

2.  Nhận diện các loại lỗi dùng từ

-Lặp từ là sự dùng từ trùng lặp một cách không cần thiết.

Nguyên nhân: người viết nghèo nàn về từ; hoặc khi dùng, thiếu sự cân nhắc, lựa chọn.

-Lẫn lộn các từ gần âm

Một số từ có cách đọc nghe gần giống nhau, nếu không nhớ kĩ, hiểu cặn kẽ nghĩa sẽ rất dễ bị nhầm lẫn .

-Dùng từ không đúng nghĩa

 

II : LUYỆN TẬP :

 

1. Chọn phương án đúng trong các trường hợp kết hợp từ sau đây:

(1) bản (tuyên ngôn) – bảng (tuyên ngôn);

(2) (tương lai) sáng lạng – (tương lai) xán lạn;

(3) bôn ba (hải ngoại) – buôn ba (hải ngoại);

(4) (bức tranh) thuỷ mặc – (bức tranh) thuỷ mạc;

(5) (nói năng) tuỳ tiện – (nói năng) tự tiện.

 

TRẢ LỜI :

Bản – xán lạn – bôn ba – thủy mặc – tùy tiện .

 

  1. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

 

a) khinh khỉnh / khinh bạc

- …: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.

b) khẩn thiết / khẩn trương

- …: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.

c) bâng khuâng / băn khoăn

- …: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.

 

Trả lời :

              a,khinh khỉnh.

              b,khẩn trương.

              c.băn khoăn.

 

3. Tìm và chữa các lỗi dùng từ trong các câu sau:

(1) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.

(2) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.

(3) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.

 

Câu (1), nghĩa của từ đá không phù hợp với nghĩa của từ tống  ta có thể thay thế bằng từ tung

câu (2), từ thành khẩn phù hợp với việc nhận lỗi (thay cho thật thà), từ bao biện có nghĩa là ôm đồm làm nhiều việc, không phù hợp, nên thay bằng nguỵ biện (có ý nghĩa tranh cãi giả tạo, vô căn cứ).

Câu (3), tinh tú có nghĩa là các vì sao, không phù hợp, nên thay bằng tinh tuý (phần giá trị nhất, quý báu nhất).

 

2.Cách khắc phục các lỗi trên: cần trau dồi vốn từ ngữ, cân nhắc khi sử dụng. Cần thiết phải tra từ điển để hiểu chính xác nghĩa của từ trước khi dùng.

a) Phân biệt giữa phép lặp và lỗi lặp:

Hãy so sánh hiện tượng lặp trong đoạn văn (1) và câu (2):

(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(2) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

 

  Ở đoạn văn thứ nhất, tác giả đã lặp lại tới 7 lần từ (tre), phép lặp này đã tạo hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh vĩ đại của tre.

 Cách lặp ở đoạn văn 2, lặp lại từ (truyện dân gian) lại làm cho câu văn rườm rà, nên có thể gọi là thừa, không cần thiết .

 

2) Lỗi lẫn lộn các từ gần âm

a) Trong tiếng Việt có một số từ gần âm với nhau, chúng ta cần phân biệt các từ gần âm để tránh nhầm lẫn. Nếu dùng sai âm thì ý nghĩa của câu không thể chính xác.

b) Trong các câu sau, từ nào dùng không đúng? Hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai và sửa lại cho chuẩn xác.

– Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.

– Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.

 

TRẢ LỜI :

– Trong tiếng Việt không có từ thăm quan mà chỉ có từ tham quan, người viết đã nhầm lẫn.

– Với câu 2, cần phân biệt từ Nhấp nháy, vàmấp máy – mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp. Người viết đã dùng sai từ mấp máy thay cho nhấp nháy.

 

III : BÀI TẬP TỰ LUYỆN :

Câu 1 :

a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.

b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.

 

TRẢ LỜI :

 

– Câu (a), người viết đã dùng từ thừa, có thể sửa lại như sau: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.

– Câu (b), lỗi lặp thừa từ, chữa: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.

– Câu (c), lỗi lặp thừa từ, chữa: Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

 

2) Tìm, chỉ ra nguyên nhân và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau:

a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

c) Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

TRẢ LỜI :

Cả 3 câu trên đều có sự nhầm lẫn với các từ gần âm

Trước tiên chúng ta cần phân biệt lỗi các từ gần âm:

+ linh động: là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động: có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.

+ bàng quan: chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan: thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.

+ thủ tục: chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.

– Các câu trên có thể chữa lại là:

+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

+ Có một số bạn còn bàng quan với lớp.

+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

Bài viết gợi ý: