SỰ BIẾN THIÊN CHU KÌ CON LẮC ĐƠN

            I. LÝ THUYẾT:

                1. Biến thiên nhỏ của chu kì con lắc đơn

                (Các công thức trong mục này là các công thức gần đúng, chỉ được áp dụng khi sự biến thiên của chu kì là rất nhỏ)

                -Gọi T (T\[\equiv \]T1) là chu kì đúng (ban đầu) của con lắc đơn; T­2 là chu kì sai của con lắc đơn (khi có sự ảnh hưởng bên ngoài)

                ·        Độ biến thiên của chu kì:

                                                      \[\Delta T={{T}_{2}}-{{T}_{1}}={{T}_{2}}-T\]

                   +Ảnh hưởng của chiều dài:

                                                                                            \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{\Delta l}{2l}\] 

                 ·        \[\Delta l={{l}_{2}}-{{l}_{1}}\] là độ biến thiên chiều dài.

                   +Ảnh hưởng của nhiệt độ:

                                                                                            \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{1}{2}\alpha .\Delta {{t}^{o}}\]

                ·        \[\alpha \] là hệ số nở dài.

                ·        \[\Delta {{t}^{o}}={{t}_{2}}-{{t}_{1}}\] là độ biến thiên nhiệt độ.

                   +Ảnh hưởng của vị trí địa lý:

                                                        \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{\Delta g}{2g}\]

·                                            \[\Delta g={{g}_{2}}-{{g}_{1}}\]là độ biến thiên gia tốc trọng trường.

                   +Ảnh hưởng của độ cao:

                                                                                              \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{h}{R}\]

                   ·        \[h\] là độ cao so với mặt đất.

                ·        \[R\]=6400km là bán kính trái đất.

                   +Ảnh hưởng độ sâu:

                                                                                              \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{d}{2R}\]

                    ·        \[d\] là độ sâu so với mặt đất (\[d\ll R\]).

                    +Ảnh hưởng đồng thời của độ cao và nhiệt độ:

                          Con lắc đơn có chu kì đúng là T ở độ cao \[{{h}_{1}}\] và nhiệt độ \[{{t}_{1}}\]. Khi đưa tới độ cao \[{{h}_{2}}\] và nhiệt độ \[{{t}_{2}}\]thì ta có:

                                                                                              \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{\Delta h}{R}+\frac{1}{2}\alpha .\Delta {{t}^{o}}\]

·                                       \[\Delta h={{h}_{2}}-{{h}_{1}}\] là độ biến thiên chiều cao.

                    +Ảnh hưởng đồng thời của độ sâu và nhiệt độ:

                          Con lắc đơn có chu kì đúng là T ở độ cao \[{{d}_{1}}\] và nhiệt độ \[{{t}_{1}}\]. Khi đưa tới độ cao \[{{d}_{2}}\] và nhiệt độ \[{{t}_{2}}\]thì ta có:

                                                                                              \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{\Delta h}{R}+\frac{1}{2}\alpha .\Delta {{t}^{o}}\]

·                                    \[\Delta d={{d}_{2}}-{{d}_{1}}\] là độ biến thiên độ sâu.

                    +Ảnh hưởng đồng thời của độ cao và chiều dài:

                                                                                              \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{\Delta h}{R}+\frac{\Delta l}{2l}\]

                    +Ảnh hưởng độ sâu và chiều dài:

                                                                                              \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{\Delta d}{2R}+\frac{\Delta l}{2l}\]

                    +Sự nhanh chậm của đồng hồ quả lắc (đồng hồ đếm giây sử dụng con lắc đơn)

·                            Nếu \[\Delta T>0\] (chu kì tăng): Đồng hồ chạy chậm.

·                            Nếu \[\Delta T<0\] (chu kì giảm): Đồng hồ chạy nhanh.

·                            Nếu \[\Delta T=0\] (chu kì không đổi): Đồng hồ chạy đúng.

Ø                       Thời gian đồng hồ chạy sai (nhanh hay chậm ) trong một ngày đêm (24h=86400s):

                                                        \[\Delta t=86400.\frac{\Delta T}{T}\]

Ø                        Để đồng hồ chạy đúng: (\[\Delta T=0\]) khi thay đổi đồng thời:

                     Độ cao và nhiệt độ:                \[\frac{\Delta h}{R}=-\frac{1}{2}\alpha .\Delta {{t}^{o}}\]

                     Độ cao và chiều dài:               \[\frac{\Delta h}{R}=-\frac{\Delta l}{2l}\]

                     Độ sâu và nhiệt độ:                \[\frac{\Delta d}{R}=-\alpha .\Delta {{t}^{o}}\]

                     Độ sâu và chiều dài:               \[\frac{\Delta d}{R}=-\frac{\Delta l}{l}\]

                2. Biến thiên lớn của chu kì con lắc đơn: Khi con lắc đơn chịu thêm tác dụng của ngoại lực không đổi (\[\overrightarrow{F}\]):

                    Phương pháp giải: Khi này con lắc đơn dao động trong trường trọng lực hiệu dụng (hay biểu kiến) có:

                    +Trọng lực hiệu dụng: \[\overrightarrow{{{P}'}}=\overrightarrow{P}+\overrightarrow{F}\]

                    +Gia tốc trọng trường hiệu dụng: \[\overrightarrow{{{g}'}}=\overrightarrow{g}+\overrightarrow{\frac{F}{m}}\]

                        Chu kì dao động của con lắc đơn khi đó:  \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{{{g}'}}}\]

                                                                                

                    CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:

                    +\[\overrightarrow{F}\] có phương ngang:

·                            Tại VTCB dây treo lệch với phương thẳng đứng một góc \[\alpha \] có \[\tan \alpha =\frac{F}{P}\]

·                            \[{g}'=\sqrt{{{g}^{2}}+{{a}^{2}}}\to {g}'=\frac{g}{\cos \alpha }\to T=2\pi \sqrt{\frac{l}{{{g}'}}}={{T}_{o}}.\sqrt{\cos \alpha }\]

                      Với \[a=\frac{F}{m}\] là độ lớn gia tốc do ngoại lực \[\overrightarrow{F}\] không đổi gây ra.

                    +\[\overrightarrow{F}\] có phương thẳng đứng:

·                            Tại vị trí cân bằng dây treo vẫn có phương thẳng đứng.

·                            Nếu \[\overrightarrow{F}\] hướng xuống (VD: khi thang máy đi lên nhanh dần đều hoặc đi xuống chậm dần đều với gia tốc \[\overrightarrow{a}\],…): \[{g}'=g+a\].

·                            Nếu \[\overrightarrow{F}\] hướng lên trên (VD: khi thang máy đi lên chậm dần đều hoặc đi xuống nhanh dần đều với gia tốc \[\overrightarrow{a}\],…): \[{g}'=g-a\].

                    +\[\overrightarrow{F}\] có phương hợp \[\overrightarrow{P}\] với một góc \[\alpha \]: \[{g}'=\sqrt{{{g}^{2}}+{{a}^{2}}+2ga.cos\alpha }\].

                    MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

                        v Lực quán tính: \[\overrightarrow{F}=-m\overrightarrow{a}\]

·        Độ lớn: F=ma.

·        Phương, chiều: \[\overrightarrow{F}\uparrow \downarrow \overrightarrow{a}\](cùng phương ngược chiều với gia tốc \[\overrightarrow{a}\]).

Lưu ý:

·        \[\overrightarrow{a}\uparrow \uparrow \overrightarrow{v}\] (cùng chiều chuyển động): chuyển động nhanh dần đều.

·        \[\overrightarrow{a}\uparrow \downarrow \overrightarrow{v}\] (ngược chiều chuyển động): chuyển động chậm dần đều.

          Trường hợp 1:

·        Khi thang máy đi lên nhanh dần đều hoặc đi xuống chậm dần đều với gia tốc \[\overrightarrow{a}\] :

              → \[\overrightarrow{F}\] hướng xuống dưới và cùng chiều với \[\overrightarrow{P}\]

              →   \[{g}'=g+a\]   →  \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g+a}}\]

·        Khi thang máy đi lên chậm dần đều hoặc đi xuống nhanh dần đều với gia tốc \[\overrightarrow{a}\] :

              → \[\overrightarrow{F}\] hướng lên trên và ngược chiều với \[\overrightarrow{P}\]

              →   \[{g}'=g-a\]   →  \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g-a}}\] (với a < g)

          Trường hợp 2: Con lắc đơn treo trong toa tàu, ô tô (chuyển động thẳng trên mặt phẳng ngang)

·        Khi toa tàu hay ô tô chuyển động nhanh dần đều hay chậm dần đều với gia tốc \[\overrightarrow{a}\] :

           →\[\overrightarrow{F}\] hướng theo phương ngang và vuông góc với \[\overrightarrow{P}\]

           →  \[{g}'=\sqrt{{{g}^{2}}+{{a}^{2}}}\]   →  \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{\sqrt{{{g}^{2}}+{{a}^{2}}}}}\]

                        v Lực điện trường: \[\overrightarrow{F}=q\overrightarrow{E}\]

·        Độ lớn: \[F=\left| q \right|E\].

·        Phương, chiều: \[\overrightarrow{F}\uparrow \downarrow \overrightarrow{E}\] khi q<0 và khi \[\overrightarrow{F}\uparrow \uparrow \overrightarrow{E}\] q>0.

Với q là điện tích của vật nhỏ (đơn vị: C); là vecto cường độ điện trường (đơn vị: V/m).

          Trường hợp 1: Con lắc đơn đặt trong điện trường đều hướng thẳng đứng:

·        Khi \[\overrightarrow{E}\] hướng thẳng đứng xuống dưới (\[\overrightarrow{E}\uparrow \uparrow \overrightarrow{P}\]):

Nếu q>0  →  \[\overrightarrow{F}\uparrow \uparrow \overrightarrow{E}\]  →  \[\overrightarrow{F}\uparrow \uparrow \overrightarrow{P}\]  →  \[{g}'=g+\frac{\left| q \right|E}{m}\]  → \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g+\frac{\left| q \right|E}{m}}}\]

Nếu q<0  →  \[\overrightarrow{F}\uparrow \downarrow \overrightarrow{E}\]  →  \[\overrightarrow{F}\uparrow \downarrow \overrightarrow{P}\]  →  \[{g}'=g-\frac{\left| q \right|E}{m}\]  → \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g-\frac{\left| q \right|E}{m}}}\]

·        Khi \[\overrightarrow{E}\] hướng thẳng đứng lên trên (\[\overrightarrow{E}\uparrow \downarrow \overrightarrow{P}\]):

 

Nếu q>0  →  \[\overrightarrow{F}\uparrow \uparrow \overrightarrow{E}\]  →  \[\overrightarrow{F}\uparrow \downarrow \overrightarrow{P}\]  →  \[{g}'=g-\frac{\left| q \right|E}{m}\]  → \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g-\frac{\left| q \right|E}{m}}}\]

Nếu q<0  →  \[\overrightarrow{F}\uparrow \downarrow \overrightarrow{E}\]  →  \[\overrightarrow{F}\uparrow \uparrow \overrightarrow{P}\]  →  \[{g}'=g+\frac{\left| q \right|E}{m}\]  → \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g+\frac{\left| q \right|E}{m}}}\]

          Trường hợp 2: Con lắc đơn đặt trong điện trường đều nằm ngang (\[\overrightarrow{E}\bot \overrightarrow{P}\]):

·        q>0 (hay q<0)  →  \[\overrightarrow{F}\bot \overrightarrow{P}\]  →  \[{g}'=\sqrt{{{g}^{2}}+{{\left( \frac{qE}{m} \right)}^{2}}}\] → \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{\sqrt{{{g}^{2}}+{{\left( \frac{qE}{m} \right)}^{2}}}}}\]

                        v Lực đẩy Acsimet:

·        Độ lớn: \[F=DgV\](D là khối lượng riêng của chất lỏng hay khí, g là gia tốc rơi tự do, V là thể tích của vật chìm trong chất lỏng hay khí đó).

·        Phương, chiều luôn hướng thẳng đứng lên trên. Khi vật dao động hoàn toàn trong môi trường (V là thể tích của vật):, họi D­o là khối lượng riêng của vật (Do>D) thì:

→  \[{g}'=g\left( 1-\frac{D}{{{D}_{o}}} \right)\to T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g\left( 1-\frac{D}{{{D}_{o}}} \right)}}\]

·        Lưu ý: Nếu D Do (ví dụ vật dao động trong không khí) thì chu kì thay đổi nhỏ : \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{D}{2{{D}_{o}}}\]

                3. Các công thức phổ biến:

                +Nếu  \[l={{l}_{1}}+{{l}_{2}}\]   \[{{T}^{2}}={{T}_{1}}^{2}+{{T}_{2}}^{2}\].

                +Nếu  \[l={{l}_{1}}-{{l}_{2}}\] → \[{{T}^{2}}={{T}_{1}}^{2}-{{T}_{2}}^{2}\].

                +Chu kì, chiều dài hay gia tốc tăng giảm theo %:

                                            

            II. BÀI TẬP:

            Bài 1. Một con lắc đơn có chu kỳ T=2s khi treo vào thang máy đứng yên. Khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 0,1m.s-2 thì chu kỳ dao động của con lắc là

                            A.  2,00s                    B.  2,10s                    C.  1,99s                    D. 1,87s

        HD: Thang máy đi lên nhanh dần đều → $\overrightarrow{a}$ hướng lên mà $\overrightarrow{F}\uparrow \downarrow \overrightarrow{a}$

                    Gia tốc hiệu dụng: ${g}'=g+a=10,0\left( m/{{s}^{2}} \right)$

                    →${T}'=T.\sqrt{\frac{g}{{{g}'}}}=2.\sqrt{\frac{10}{10,1}}=1,99\left( s \right)$ → Đáp án C.

            Bài 2. Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì T. Nếu chu kì con lắc bị giảm 1% so với giá trị lúc ban đầu thì chiều dài của con lắc sẽ thay đổi như thế nào? Bằng bao nhiêu phần trăm so với chiều dài ban đầu?

                     A. Giảm 2%             B. Tăng 2%                 C. Giảm 0,2%                   D.Tăng 0,2%

            HD: Vì chu kì tỉ lệ thuận với căn bặc hai của chiều dài nên chu kì giảm chiều dài cũng giảm:  \[\frac{\Delta T}{T}=\frac{{T}'-T}{T}=\frac{{{T}'}}{T}-1=\frac{\Delta l}{2l}=0,01\to \frac{\Delta l}{l}=0,02\] → Đáp án A.

           Bài 3. Một con lắc đơn có chu kì dao động T=4s tại mặt đất. Đem con lắc lên độ cao h so với mặc đất thì chu kì dao động thay đổi 0,2% so với ban đầu. Tính độ cao h? cho bán kính Trái Đất R=6400km.

                     A. 20km                    B. 12,8km                   C.10,5km               D.21km

            HD:    

                        

            Bài 4. Một con lắc đơn dao động bé có chu kỳ T. Đặt con lắc trong điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống dưới. Khi quả cầu của con lắc tích điện q1 thì chu kỳ của con lắc là T1=5T. Khi quả cầu của con lắc tích điện q2 thì chu kỳ là T2=5/7 T. Tỉ số giữa hai điện tích là

                    A.  q1/q2 = -7.            B.  q1/q2 = -1.            C.  q1/q2 = -1/7.         D.  q1/q2 = 1. 

            HD: Lực điện trường hướng xuống, T2<><>1  Hai điện tích q1, q2 trái dấu nhau

        Ta có: Fđ=ma  →  qE=ma  →  $\frac{{{q}_{1}}}{{{q}_{2}}}=\frac{{{a}_{1}}}{{{a}_{2}}}$

        * T1 = 5T (điện tích q1 âm): 

$\frac{{{T}_{2}}}{T}=\frac{5}{7}=\frac{2\pi \sqrt{\frac{l}{{{g}_{2}}}}}{2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}}=\sqrt{\frac{g}{{{g}_{2}}}}=\frac{g+{{a}_{2}}}{2}\to \frac{49}{25}=\sqrt{\frac{g}{g+{{a}_{2}}}}=1+\frac{{{a}_{2}}}{g}\to \frac{{{a}_{2}}}{g}=\frac{24}{25}$

        * T=5/7T (điện tích q2 dương):

        $$ $\frac{{{T}_{1}}}{T}=5=\frac{2\pi \sqrt{\frac{l}{{{g}_{1}}}}}{2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}}=\sqrt{\frac{g}{{{g}_{1}}}}=\sqrt{\frac{g}{g-{{a}_{1}}}}\to \frac{1}{25}=\frac{g-{{a}_{1}}}{g}=1-\frac{{{a}_{1}}}{g}\to \frac{{{a}_{1}}}{g}=\frac{24}{25}$

        Suy ra 

             Bài 5. Con lắc đơn dao động điều hoà trong thang máy đứng yên. Khi thang máy bắt đầu đi lên nhanh dần đều, vận tốc lúc đó của con lắc bằng 0. Cho con lắc dao động điều hòa thì đại lượng vật lí nào không thay đổi?

                    A.  Biên độ.                B.  Chu kì.                   C.  Cơ năng.                D.  Tần số góc.

          Bài 6. Con lắc đơn dao động điều hòa trong một toa xe đứng yên với chu kì T. chu kì dao động sẽ thay đổi khi

                    A.  Toa xe chuyển động thẳng đều lên cao.

                    B.  Toa xe chuyển động thẳng đều xuống thấp.

                    C.  Toa xe chuyển động thẳng đều theo phương ngang.

                    D.  Toa xe chuyển động tròn đều trên mặt phẳng ngang.

            III. TRẮC NGHIỆM:

        Câu 1: Mt con lắc đơn chiều dài 0,5m treo trên trn mt ô tô đang xuống dc nghiêng vi phương ngang mt góc 300. Lấy g = 10m/s2. Chu kì dao đng điu hòa của con lắc khi ô tô xung dc có h s ma sát 0,2 là

 

                A. 1,51s.                    B. 1,44s.                     C. 1,97s.                     D. 2,01s.

          Câu 2: Mt con lc đơn được treo trên trn mt thang máy. Khi thang máy chuyển đng thng đứng đi xung nhanh đn đu với gia tc có độ ln a thì chu kì dao động điều a ca con lc là 4s. Khi thanh máy chuyển động thng đứng đi xung chậm dần đu với gia tc có cùng độ lớn a thì chu dao động điều hòa của con lắc là 2s. Khi thang máy đng yên thi chu kì dao đng điu a của con lắc là

 

                A. 4,32s.                    B. 3,16s.                     C. 2,53s.                     D. 2,66s.

         Câu 3: Mt con lc đơn có chu kì 2s khi treo vào thang máy đng yên. Chu kì dao đng điều hòa ca con lắc đơn khi thang máy đi lên chậm dn đu vi gia tc có đ ln 1 m/s2 ti nơi có g = 9,80 m/s2 bng.

 

                A. 4,70s.                    B. 1,89s.                     C. 1,58s.                     D. 2,11s.

          Câu 4: Mt con lắc đơn có chu kì dao đng 2s. Nếu treo con lắc vào trn mt toa xe đang chuyển đng nhanh dn đu trên mặt phng nằm ngang thì thấy v t cân bng mi, dây treo hợp vi phương thng đng mt c 300. Gia tc ca toa xe và chu kì dao đng điu hòa mới ca con lắc là

 

                A. 10m/s2; 2s.            B. 10m/s2; 1,86s.        C. 5,55m/s2; 2s.    D.5,77m/s2;1,86s.

             Câu 5: Mt con lc đơn có chu kì T = 2s khi treo vào thang máy đng yên. Chu kì ca con lắc đơn dao đng điu hòa khi thang máy đi lên nhanh dn đều vi gia tc có đ ln 0,1 m/s2 là:

                A. 1,4s.                      B. 1,54s.                     C. 1,86s.                     D. 2,12s.

           Câu 6: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

                       A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

                       B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

                       C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

                       D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Bài viết gợi ý: