Vâng, con người vì ai cũng đều có trong mình sự yêu quý bản thân nên họ sẵn sàng có chút lười biếng, một chút tham biểu hiện ở những điều không tốt, những điều họ không thích ở người khác, những điều họ không muốn chịu, hay gọi là “những điều họ không muốn làm”, những điều họ không mong muốn xảy đến cho cá nhân đó, cho người nhà, bạn bè của họ… Người ta sẵn sàng né tránh, ý lại đùn đẩy cho người khác công việc chung, công việc không thích để tìm cho mình sự thoải mái .
Cũng vì tồn tại những đức tính ích kỉ đó, cá tính riêng, cái sự suy nghĩ lo lắng, giữ gìn, tích góp quá nên họ sẽ ít khi có thời gian, có ý nghĩ tốt cho người khác. Nó nhiễm dần vào đầu óc người khác nhanh chóng, sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ rồi hành động của con người ở những thế hệ sau. Hơn nữa, từ đây những vụ tranh cãi, đấu đá lẫn nhau, những xung đột khiến phải động tay, động chân xảy ra càng nhiều, những hận thù cá nhân nối tiếp. Vô tình làm cả một xã hội thụt lùi!.
Thật sự đã đến lúc không chỉ “luật pháp” vào cuộc việc đánh thức các “tòa án lương tâm” tối cao cũng là điều cần phải làm để lặp lại trật tự cân bằng cho cuộc sống, đảm bảo cho những điều xấu kia không thể len lỏi vào suy nghĩ của mỗi người, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Vậy nên, Khổng Tử đã nhìn ra xa, trông ra rất rộng nhìn tương lai mà buông lời dạy dỗ đúng đắn, là thước đo chuẩn mực để chúng ta noi vào “Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình ”.
Mỗi người chúng ta cần phải biết rằng thế giới này đều có nhân quả,ràng buộc hay nói gần hơn là những điều ta làm thì luôn có một tấm gương phản ánh chân thực việc đó từ những người xung quanh ta. Khi con người muốn thay đổi một ai đó, họ phải tự xem lại hành động của bản thân, hãy tạo một sợi dây yêu thương, gắn kết bằng chính lòng chân thành đến người khác chứ không phải chỉ trì triết, trách móc sẽ chằng được kết quả gì tốt đẹp. Nếu mình tin tưởng người khác, thì người khác cũng sẽ tin tưởng mình. Chúng ta phải biết đặt mình vào suy nghĩ của người khác trước khi chúng ta nói, hay làm một điều gì đó cho ai. Một con người chân chính, cao thượng là biết không để người khác phải làm, không bắt người khác phải chịu những việc mà mình không thích, muốn xa lánh vất vả, bệnh tật, thua thiệt, mất mát, nghèo túng, bất hạnh…
Chúng ta luôn muốn những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống cho mình và cho người thân, chúng ta phấn đấu để đạt được điều đó hàng ngày, hàng giờ bất chấp, ganh đua lên người khác, nhưng còn những người còn lại thì sao họ đau đớn khi cứ phải gánh chịu những tổn thương của một người không suy nghĩ, hay suy nghĩ ích kỉ gây ra, rồi họ cũng làm tương tự như vậy thì xã hội sẽ chẳng đi đến đâu cả. Tất cả chúng ta đều biết rằng điều tạo nên sự bình đẳng, hòa bình giữa con người với con người, giữa quốc gia với quốc gia nằm ở sự cư xử cùng hợp tác, cùng có lợi, cùng nhau phát triển như thế mới tạo nên sự bền vững .
Đúng vậy, con người sống không phải chỉ để thỏa mãn lợi ích của bản thân mà còn phải biết đóng góp, suy nghĩ cho người khác, cho xã hội, đó là trách nhiệm không của riêng ai. Còn có thể hành động những điều ý nghĩa hơn nữa, chắc hẳn đã hơn một lần bạn được đọc, được nghe những câu chuyện cảm động về lối sống vị tha, nhân ái, coi quyền lợi của mình như của người khác. Và những điều tuyệt vời như thế vẫn hiện diện ở ngay cuộc sống thường nhật. Để minh chứng rằng cuộc sống luôn ẩn chứa sự hy sinh cao thượng, biết suy nghĩ vì người khác, vì ở họ có những chuẩn mực sống của riêng bản thân “biết cho đi là sẽ nhận lại”, cuộc sống của họ luôn ngập tràn sự trọn vẹn,hạnh phúc và thoải mái.
Điều đó, đủ để thay đổi những suy nghĩ sai lầm của một một bộ phận người vẫn mang trong mình sự ích kỉ chỉ biết chà đạp lên quyền lợi của người khác, để đạt được mục đích của mình, lối sống dựa dẫm, đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác là điều chúng ta cần tránh để giúp hoàn thiện nhân cách bản thân, để mối quan hệ với mọi người, để cho sự phát triển của cộng đồng chung được tốt hơn từng giờ, từng ngày.
Câu nói của Không Tử vẫn còn mãi để nhắc nhở mỗi chúng ta rằng: hãy nhìn mở rộng vấn đề, dạy ta, mình chưa toàn diện nên phải học cách ứng xử văn minh, nhìn nhận sự việc một cách, hiện tượng một cách bao quát để có sự cảm thông sâu sắc và nhân văn hơn với người xung quanh từ đó điều chỉnh cách sống đúng đắn nhất ngay từ bây giờ để mở rộng con đường tới tương lai, xây dựng sự phát triển bền vững cho xã hội.