QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LY

I. Một số khái niệm:

– Tính trạng: là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí,… phân biệt giữa các cá thể. Ví dụ: Chiều cao thân, trọng lượng hạt, màu sắc hoa, hương vị,…

– Alen: là trạng thái khác nhau về cấu trúc của cùng một gen, cùng quy định một tính trạng. Ví dụ: Gen A quy định màu sắc của hạt đậu có các alen: a1: hạt đen, a2: hạt vàng, a3: hạt trắng.

– Cặp alen: 2 alen giống nhau hoặc khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng. Ví dụ: Cặp alen AA quy định hạt vàng, aa quy định hạt xanh ở đậu Hà Lan.

– Đồng hợp tử: cơ thể mang 2 alen trong cặp tương ứng giống nhau. Ví dụ: AA: cơ thể đồng hợp tử về gen trội A. aa: cơ thể đồng hợp tử về gen lặn a.

– Dị hợp tử: mang 2 alen khác nhau thuộc cùng một gen. Ví dụ: Aa, Bb.

– Kiểu gen: là toàn bộ các gen nằm trong tế bào. Ví dụ: Ruồi giấm thân xám, cánh dài có kiểu gen BBVV; thân đen, cánh cụt có kiểu gen bbvv.

– Kiểu hình: là toàn bộ tính trạng và đặc tính của cơ thể. Ví dụ: Ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài hay thân đen, cánh cụt .

– Giống thuần chủng: là giống có một số đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu hoàn thoàn giống bố mẹ. Ví dụ: AABB: đậu thuần chủng hạt vàng trơn.

II. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen: Gồm 4 bước:

– Bước 1: Tạo dòng thuần chủng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.

– Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác nhau một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3.

– Bước 3: Sử dụng toán xác suất thống kê để phân tích kết quả lai rồi đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

– Bước 4: Thí nghiệm để chứng minh.

III.  Phương pháp phân tích con lai của Menđen

– Tỷ lệ phân ly ở F2 xấp xỉ 3:1.

– Cho các cây F2 tự thụ phấn rồi phân tích tỷ lệ phân ly ở F3 Menđen thấy tỷ lệ 3: 1 ở F2 thực chất là tỷ lệ 1:2:1

IV. Hình thành học thuyết khoa học

1. Giả thuyết của Menđen

– Mỗi tính trạng đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy định và trong tế bào các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau.

– Giao tử chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.

– Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau 1 cách ngẫu nhiên

2. Chứnh minh giả thuyết

– Mỗi giao tử chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền do đó sẽ hình thành 2 loại giao tử và mỗi loại chiếm 50% ( 0,5)

– Xác suất đồng trội là 0,5 x 0,5=0,25 (1/4)

– Xác suất dị hợp tử là 0,25+ 0,25=0,5 (2/4)

– Xác suất đồng lặn là 0,5X 0,5=0,25 (1/4)

3. Quy luật phân li

– Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định: 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.

– Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào cơ thể con 1 cách riêng rẽ không hoà trộn vào nhau.

– Khi hình thành giao tử các alen phân ly đồng đều về các giao tử cho ra 50% giao tử chứa alen này và 50% giao tử chứa alen kia.

V. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:

1. Quan niệm sau Menđen

– Trong tế bào sinh dưỡng các gen và NST luôn tồn tại thành từng cặp.

– Khi giảm phân tạo giao tử mỗi alen, NST cũng phân ly đồng đều về các giao tử.

2. Quan niệm hiện đại

– Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định trên NST được gọi là locut.

– Một gen có thể tồn tại ở các trạng thái khác nhau và mỗi trạng thái đó gọi là alen.

QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP

I. Thí nghiệm lai hai tính trạng

1. Thí nghiệm

Pt/c: Hạt vàng, trơn Hạt xanh, nhăn

F1:  100% cây cho hạt vàng trơn

F2:  315 hạt vàng, trơn ;108 hạt vàng nhăn; 101 hạt xanh, trơn ; 32 hạt xanh nhăn

2. Giải thích

– Xét tính trạng màu hạt

+ Vàng : xanh = (315 + 108) : (101 + 32) = 3 : 1 → Hạt vàng trội (A), hạt xanh lặn (a)

(F2 có 4 tổ hợp = giao tử  x giao tử → KG (F1) : Aa x Aa

– Xét tính trạng hình dạng hạt

+ Trơn : nhăn = (315 + 101) : (108 + 32) = 3 :1 → Hạt trơn trội (B), hạt nhăn lặn (b)

+ F2 có 4 tổ hợp = giao tử  x giao tử  → KG (F1) : Bb x Bb

– Xét chung 2 tính trạng

– F2 với tỉ lệ : 9 : 3 : 3 : 1 = (3 :1) x (3 :1)

– F2: 16 tổ hợp = 4 gt  x 4gt   → KG (F1) : AaBb x AaBb → KG (P) : AABB X aabb

Nhận xét

Cặp nhân tố (alen A, a) quy định tính trạng màu hạt phân li độc lập với cặp nhâ tố (alen B, b) quy định tính trạng hình dạng hạt trong quá trình hình thành giao tử.

* Sơ đồ lai :

Pt/c: AABB (Hạt vàng, trơn) x aabb (Hạt xanh, nhăn )

F1: 100% AaBb (vàng, trơn)

F1 tự thụ phấn: AaBb (vàng,  trơn) x AaBb (vàng,  trơn)

F2: 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb

[9 A-B- (vàng, trơn ) : 3 A-bb (vàng, nhăn) : 3 aaB- (xanh, trơn) : 1 aabb (xanh, nhăn)]

 

II. Cơ sở tế bào học

– Khi giảm phân tại giao tử, các cặp NST tương đồng phân li độc lập về các giao tử dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp alen.

– KG AaBb qua giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau: AB, Ab, aB, ab

III. Một số công thức tổng quát:

Với n cặp gen dị hợp thì:

Bài viết gợi ý: