Xét hàm số y = \[\frac{a{{x}^{2}}+bx+c}{mx+n}\]có y’ = \[\frac{am{{x}^{2}}+2anx+bn-cm}{{{(mx+n)}^{2}}}\]$$

*Chú ý: Các em có thể dùng công thức nhanh trên hoặc áp dụng đạo hàm của thương

  • Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng xác định \[\Leftrightarrow \]\[am{{x}^{2}}+2anx+bn-cm\ge 0,\forall x\]
  • Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng xác định \[\Leftrightarrow \]\[am{{x}^{2}}+2anx+bn-cm\le 0,\forall x\]
  • Hàm số đồng biến trên K \[\Leftrightarrow \]\[\mathop{\{}_{mx+n\ne 0}^{am{{x}^{2}}+2anx+bn-cm\ge 0},\forall x\in K\]
  • Hàm số nghịch biến trên K \[\Leftrightarrow \]\[\mathop{\{}_{mx+n\ne 0}^{am{{x}^{2}}+2anx+bn-cm\le 0},\forall x\in K\]

Hai trường hợp cuối xem thêm bài giảng và đề thi Tìm điều kiện để hàm số đơn điệu trên K

Giải thích vì sao hai trường hợp đầu không cần điều kiện xác định của x

Xét \[f\left( x \right)\]=\[am{{x}^{2}}+2anx+bn-cm\ge 0\],\[\forall x\ne -\frac{n}{m}\](*)

Do hàm số \[f\left( x \right)\]= \[am{{x}^{2}}+2anx+bn-cm\] liên tục trên \[\mathbb{R}\]nên liên tục tại điểm \[x=-\frac{n}{m}\]và do đó có \[\underset{x\to -\mathop{\frac{n}{m}}^{+}}{\mathop{\lim }}\,\] \[f\left( x \right)\]=\[\underset{x\to -\mathop{\frac{n}{m}}^{-}}{\mathop{\lim }}\,\] \[f\left( x \right)\]= \[f\left( -\frac{n}{m} \right)\]

Mặt khác theo (*) ta có \[\underset{x\to -\mathop{\frac{n}{m}}^{+}}{\mathop{\lim }}\,\] \[f(x)\]\[\ge 0\]; \[\underset{x\to -\mathop{\frac{n}{m}}^{-}}{\mathop{\lim }}\,\] \[f(x)\]\[\ge 0\]. Do đó \[f\left( -\frac{n}{m} \right)\]\[\ge 0\]. Điều đó chứng tỏ bất phương trình (*) \[\Leftrightarrow \]\[f(x)\]=\[am{{x}^{2}}+2anx+bn-cm\ge 0,\forall x\]

Câu 1: Hỏi có tất cả bai nhiêu số nguyên m để hàm số \[y=\frac{m{{x}^{2}}+6x-2}{x+2}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định?

A. Vô số                        B. 5                        C. 4                             D. 3

Câu 2: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \[y=\frac{{{x}^{2}}-8x}{x+m}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định:

A.[0;8]                          B.[-8;0]                  C.(-8;0)                        D.(0;8)

Câu 3: Tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \[y=\frac{(m+1){{x}^{2}}-2mx-({{m}^{3}}-{{m}^{2}}+2)}{x-m}\] nghịch biến trên mỗi khoảng xác định ?

A. \[\varnothing \]             B. {-1}                    C. (-\[\infty \];-1)               D. (-1; +\[\infty \])

Câu 4: Hỏi có tất cả bao nhiêu số nguyên m thuộc đoạn [-2018;2018] để hàm số \[y=mx+\frac{1}{x}\]nghịch biến trên mỗi khoảng xác định ?

A.2017                          B.1                          C.2018                        D.2019

Câu 5: Hỏi có tất cả bao nhiêu số nguyên m để hàm số \[y=mx+\frac{1}{x}\] nghịch biến trên mỗi khoảng xác định và hàm số \[y=(m+8)x-\frac{1}{x}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định?

A.8                               B.9                           C.7                               D.Vô số

Câu 6: Tìm tất cả cá giá trị thực của tham số m để hàm số \[y=\frac{2{{x}^{2}}-3x+m}{x-1}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định

A.(1; +\[\infty \])            B.(-\[\infty \];1]            C.(-\[\infty \];1)               D.[1;+\[\infty \]]

Câu 7: Tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \[y=\frac{-2{{x}^{2}}-3x+m}{2x+1}\] nghịch biến trên mỗi khoảng xác định

A.[-1;+\[\infty \])         B.(-1;+\[\infty \])     C.(-2;+\[\infty \])          D.[-2;+\[\infty \])

Câu 8: Tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \[y=\frac{m{{x}^{2}}-(m+1)x-3}{x}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác đinh:

A.[0; +\[\infty \])         B.[-1; +\[\infty \])     C.(0; +\[\infty \])         D.(-1; +\[\infty \])

Câu 9: Tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \[y=\frac{m{{x}^{2}}+x+m}{mx+1}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định:

A.[0; +\[\infty \])         B.( -\[\infty \]; +\[\infty \])     C.{0}              D.( -\[\infty \]:0]

Câu 10: Với a,b là các số thực khác 0. Biết rằng hàm số \[y=ax+\frac{b}{x}\] đồng biến trên mỗi khoảng ác định. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. a > 0, b > 0          B. a > 0, b < 0             C. a < 0, b > 0            D. a < 0, b < 0

Câu 11: Với a,b là các số thực khác 0. Biết rằng hàm số \[y=ax+\frac{b}{x}\] nghịch biến trên mỗi khoảng xác định. Mệnh đề nào sau đây đúng ?

A. a > 0, b > 0             B. a > 0, b < 0               C. a < 0, b > 0            D. a < 0, b < 0

Câu 12: Với a,b là các số nguyên dương và a\[\ne \]4, b\[\ne \]5. Hỏi có tất cả bao nhiêu cặp số (a;b) để hàm số \[y=(4-a)x+\frac{b-5}{x}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định ?

A. 12                           B. 20                         C.9                                 D. 16

Câu 13: Có tất cả bao nhiêu số nguyên m để hàm số

\[y=3x+\frac{{{m}^{2}}+3m}{x+1}\]

Đồng biến trên từng khoảng xác định của nó ?

A. 4                             B. 2                            C. 1                               D. 3

Câu 14: Có bao nhiêu số nguyên m để hàm số \[y=9x+\frac{{{m}^{2}}-10m}{x-1}\]đồng biến trên mỗi khoảng xác định:

A.10                           B. Vô số                     C. 11                             D. 9

Câu 15: Với m,n là các số thực thay đổi sao cho hàm số \[y=\frac{{{x}^{2}}-n}{x+m}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức m + n bằng

A.\[-\frac{1}{16}\]    B. \[-\frac{1}{4}\]      C. -1                             D. \[-\frac{3}{4}\]

Câu 16: Với m,n là các số nguyên dương thay đổi sao cho hàm số \[y=\frac{{{x}^{2}}-n}{x+4m}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức 2m + 3n bằng

A.35                            B.14                           C. 48                             D.50

Câu 17: Có bao nhiêu số nguyên âm m để hàm số \[y=x-\frac{m+6}{6x-m}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định:

A. 7                               B. 5                        C. 6                                   D. 4

Câu 18: Với m,n là các số thực lớn hơn -1 thay đổi sao cho hàm số \[y=\frac{{{x}^{2}}+nx-n}{x+m}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức m + n bằng:

A.\[2\sqrt{2}-1\]              B. \[\sqrt{2}-2\]             C. \[2\sqrt{2}-3\]               D. \[6-4\sqrt{2}\]

Câu 19: Có bao nhiêu số nguyên m \[\in \] (-20; 20) để hàm số \[y=\frac{{{x}^{2}}-2(m+1)x+5}{3x-1}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định

A.11                                    B.14                        C. 12                                  D.13       

Câu 20: Với m,n là các số thực dương thay đổi sao cho hàm số \[y=\frac{{{x}^{2}}+nx+n}{x+m}\] đồng biến trên mỗi khoảng xác định. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức m + n bằng

A. \[9+4\sqrt{5}\]      B. \[2\sqrt{2}+3\]             C. \[3+2\sqrt{5}\]          D. \[\frac{3+\sqrt{5}}{2}\]

 

                                 

Bài viết gợi ý: