Xa quê mấy chục năm, lần này tôi quyết định chọn tiết Thanh minh đưa con trai 12 tuổi cùng về thăm quê. Hai mục đích lớn tôi đề ra trong chuyến về lần này là: thăm quê hương, thăm bà con thân thích họ tộc và thắp nén hương viếng mộ ông bà tổ tiên bày tỏ tâm lòng thành kính “uống nước nhớ nguồn”.
Về tới làng, tôi sửng sốt và ngạc nhiên trước sự thay đổi của quê hương. Làng xóm, nhà cửa được quy hoạch từng dãy dọc ngang thắng tắp, bê tông hóa toàn bộ đường đi lối lại kiên cố sạch sẽ. Các cửa hàng của hiệu tuy còn đơn sơ, song mọc lên san sát hai bên trục giữa đường làng. Tiếng máy xay xát cùng với tiếng xập xình trong cửa hiệu bán rađiô cát xét vọng ra rộn rã vui tai. Tôi cảm thấy cơ sở hạ tầng ở quê không kém gì nơi tôi đang sống hiện tại ở một thị xã tận miền Nam xa xôi. Ông trưởng họ đưa hai cha con tôi ra thắp hương viếng mộ Tổ ngoài nghĩa địa. Trên cánh đồng làng, người đi lại thanh minh tấp nập đông vui như trẩy hội. Sau khi thắp hương xong ngôi mộ Tổ và các cụ trong họ tộc, ông trưởng họ dẫn cha con tôi đi chầm chậm vừa đi vừa chỉ tay nói:
- Ngôi mộ to mới xây quét màu xanh kia là mộ cụ Tổ Bùi Khảm, dài đẳng cụ Bùi Khái, Bùi Khâm... Ông mặc quân phục đang thắp hương kia là thiếu tướng Bùi Khiêm con cu Bùi Khâm, cháu năm đời của cụ Tổ Bùi Khảm. Ông ấy là quân đoàn trưởng của một quân đoàn nào đó Tây Nguyên, Thanh minh năm nào ông cũng về quê viếng mộ. Xong ông lại chỉ tay sang hướng Tây Nam nói:
- Ngôi mộ quét màu vàng, con cháu đang đứng đông đúc kia là mộ cụ Tổ Đỗ Luận dài đằng cụ Đỗ Lợi, Đỗ Long, mấy anh chị mặc com lễ, áo da đang đứng bên cạnh chiếc xe Cam ri là con cụ Đỗ Lâm cháu bốn đời cụ Đỗ Luận toàn là giáo sư tiến sĩ dạy Đại học ở Hà Nội về. Ông dẫn hai cha con tôi đi vòng quanh nghĩa địa một lần, vừa đi vừa giới thiệu cho con cháu biết mối quan hệ, ruột và máu mủ giữa những người hiện diện và người đã khuất – với sự thành thật của con cháu và ý nghĩa đằng sau cái chết của ông cha.
Viếng mộ xong, ông trưởng họ đưa hai cha con tôi về thắp hương Từ đường cụ Tổ. Từ đường họ tội thuộc loại to nhất trong làng, tuy mới xây nhưng nhìn rất cổ kính, từ đường nét hoa văn đến chữ Hán viết trên các câu đối hoành phi đều cần đổi theo thẩm mỹ cổ điển Trung Quốc. Đặc biệt hai chiếc panô dựng trước cửa quét màu nhũ vàng, một chiếc viết bằng chữ Hán, một chiếc viết chữ Quốc ngữ có nội dung giống nhau là: “Vong luân, bại lí bất khả nhập Từ đường”. Con trai tôi đọc xong hỏi:
- Nghĩa là gì ba? Tôi trả lời:
- Nghĩa là người nào không đủ đạo đức thì không được vào viếng thăm Từ đường. Con tôi nói tiếp:
- Như thằng Chín trước cửa nhà mình ở trong Nam mới ăn cắp bị công an đưa vào trường giáo dưỡng giá có ở đây cũng không được vào Từ đường ba nhỉ? Tôi xoa đầu con trai “à” một tiếng tỏ thái độ nhất trí.
Trên chuyến tàu Thống Nhất trở về Nam, hai cha con ngồi cạnh nhau tuy mỗi người theo đuổi một ý nghĩ, song dường như đều có tâm trạng chung là nhớ quê hương. Bỗng con trai tôi hỏi:
- Quê mình đẹp và thơ mộng thế sao ngày xưa ba không ở lại mà lại vô miền Nam sinh sống? Tôi cười và nói với con:
- Ba đi bộ đội rồi gặp má con ở chiến trường... À, mà chuyện dài lắm, về nhà ba kể lí do ở lại miền Nam cho con nghe.
Chuyên về thăm quê thời gian tuy ngắn ngủi, song cả hai cha con đều thu hoạch được những điều bổ ích ngoài sức tưởng tượng, đặc biệt là hiểu thêm về những nét đẹp truyền thống quê hương. Mấy “tiết học” thực tế ngoài trời ở nghĩa trang quê nhà mà ông trưởng họ tôi trực tiếp làm “giáo sư” hướng dẫn và ý nghĩa câu nói ghi ở ngoài Từ đường họ thực sự đã gây ấn tượng mạnh, có khi còn hơn cả đọc hàng trăm trang giáo trình lí thuyết dài dòng với những lời giáo huấn nhạt nhẽo, buồn tẻ.