A. Trả lời câu hỏi

Câu 1 Trang 64 Sgk Vật lí lớp 11

Hãy nói rõ chức năng hoạt động của miliampe kế A, biến trở R, và điện trở bảo vệ R0 mắc trong mạch điện trong hình 12.2

Trả lời :

  •  Chức năng hoạt động của miliampe kế A : Dùng để đo cường độ dòng điện I chạy trong đoạn mạch
  • Chức năng hoạt động của biến trở R : Dùng để điều chỉnh điện trở của mạch điện
  • Chức năng hoạt động của điện trở bảo vệ R0 : Dùng để thay thế điện trở của mạch khi điện trở của mạch bằng 0 ( Nếu để điện trở mạch bằng 0, cường độ dòng điện I lớn nhất , có thể gây hiện tượng đoản mạch )

Câu 2 Trang 64 Sgk Vật lí lớp 11 

Tại sao khi mắc một vôn kế V có điện trở không lớn vào hai đầu đoạn mạch MN thì cường độ dòng điện I trong đoạn mạch lại tăng lên và hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch này lại giảm nhỏ ?

Trả lời : 

  • Vôn kế V có điện trở không lớn , tức là sẽ có cường độ dòng điện I lớn, vôn kế được mắc vào hai đầu đoạn mạch MN do đó cường độ dòng điện I trong đoạn mạch tăng lên 
  • Ta có công thức UMN = U = ξ - I.( Ro + r ) , khi có I tăng , tích I.(R0 + r ) sẽ tăng , mà ξ không đổi, nên hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch này sẽ giảm 

Câu 3 Trang 66 Sgk Vật lí lớp 11

Tại sao không được phép dùng nhầm thang đo cường độ dòng điện của đồng hồ đo điện đa năng hiện số để đo hiệu điện thế trong mạch điện ?

Trả lời : Không được phép dùng nhầm thang đo cường độ dòng điện của đồng hồ đo điện đa năng hiện số để đo hiệu điện thế trong mạch điện vì nếu dùng nhầm thang đo sẽ làm hỏng đồng hồ 

Câu 4 Trang 66 Sgk Vật lí lớp 11

Trong mạch điện hình 12.3, nếu để biến trở R hở mạch, thì số chỉ của vôn kế V sẽ bằng bao nhiêu ? Số chỉ này có đúng bằng giá trị suất điện động ξ của pin điện hóa mắc trong mạch điện không ?

Trả lờiNếu để biến trở R hở mạch , thì số chỉ của vôn kế bằng: UV = ξ - Ur - UR0

Câu 5 Trang 67 Sgk Vật lí lớp 11

Phải vẽ đường biểu diễn của đồ thị U = f(I) như thế nào để phù hợp với phép tính giá trị trung bình ( thống kê ) đối với các giá trị I và U được ghi trong Bảng thực hành 12.1

Trả lời : Phải vẽ đường biểu diễn của đồ thị U = f(I) là một đường thẳng 

B. Tiến hành thí nghiệm

1. Phương án thứ nhất : 

a) Vẽ đồ thị U = f(I) trên giấy kẻ vuông ( khổ A4) với tỉ xích thích hợp, hoặc vẽ trên máy vi tính, trong Microsoft Excel 

 

b) Nhận xét và kết luận: 

  • Dạng của đồ thị U = f(I) có giống với Hình 12.5
  • Hệ thức (12.1) đối với đoạn mạch chứa nguồn điện có nghiệm đúng

c) Xác định tọa độ U0 và Im của các điểm tại đó đường kéo dài của đồ thị U = f(I) cắt trục tung và trục hoành:

  • I = 0  U0 = ξ = 1,577 (V)
  • U =0  Im = \[\frac{\xi }{{{R}_{0}}+r}\]= 0,075 (A)

Từ đó suy ra: ξ = 1,577 (V), r = 1,02 (Ω)

2.Phương án thứ hai :

a.Tính các giá trị tương ứng của y và x trong bảng thực hành 12.1

b. Vẽ đồ thị y = f(x) trên giấy kẻ ô vuông (khổ A4) với tỉ xích thích hợp, hoặc vẽ trên máy vi tính, trong Microsoft Excel

c. Nhận xét và kết luận : 

  • Dạng của đồ thị y = f(x) có giống với Hình 12,6
  • Định luật Ôm đối với toàn mạch ( Hệ thức 12.2) có được nghiệm đúng

d.Xác định tọa độ xm và y0 của các điểm đó đường kéo dài của đồ thị y = f(x) cắt trục tung và trục hoành:

  • y = 0  xm = -b = - (RA + R0 + r ) = - ( 20 + 1,98 + r ) = - 23 (Ω)
  • x = 0   y0 = \[\frac{b}{\xi }\]=\[\frac{23}{\xi }\] = 14,58 (ΩV)

Từ đó suy ra: ξ = 1,577 (V), r = 1,02 (Ω)