Cho 6,88 gam hỗn hợp X gồm K, Na, Ca tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Z và 0,18 mol H2. Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam chất rắn khan
nHCl = 0,1 và nH2SO4 = 0,05 —> nH+ = 0,2
nH2 = 0,18 —> nOH- = 0,36
—> nOH- dư = 0,36 – 0,2 = 0,16
m rắn = mX + mCl- + mSO42- + mOH- = 17,95 gam
Cho 8,96 gam hỗn hợp Cu, Mg, MgO (số mol Mg bằng số mol MgO) vào 120 gam dung dịch HNO3 x% (dư) thu được dung dịch Y không chứa ion NH4+ và hỗn hợp khí B gồm 2 khí không màu, 1 khí hóa nâu trong không khí, có tỉ khối so với He là 26/3. Cho từ từ đến hết 600ml dung dịch NaOH 1M vào Y, sau phản ứng, lọc kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc thu được 46,5 gam chất rắn. X gần nhất với :
A. 20 B. 25 C. 30 D. 35
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, lysin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 5 : 12. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch Y chứa (m + 7,98) gam muối. Cho dung dịch HCl dư vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,805 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 18,86 B. 17,92 C. 17,29 D. 17,82
Hỗn hợp X gồm axit glutamic và amino axit Y (có dạng H2NCnH2nCOOH). Cho 27 gam X tác dụng HCl dư, thu được 34,3 gam muối. Nếu cho 27 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 39,16 gam muối. Công thức của Y là
A. H2NCH2-COOH B. H2N[CH2]3-COOH
C. H2N[CH2]4-COOH D. H2N[CH2]2-COOH
Hòa tan hoàn toàn 1 lượng Mg bằng dung dịch H2SO4 20%. Sau phản ứng thu được dung dịch X . Trong dung dịch X, nồng độ H2SO4 là 9,78%. Thêm vào dung dịch X 1 lượng kẽm khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Trong dung dịch Y, nồng độ H2SO4 là 1,8624 %. Tính C% của muối có trong dung dịch Y, coi nước bay hơi không đáng kể
Cho dung dịch NaOH có nồng độ mol là x (mol/l). Để xác định nồng độ mol của dung dịch này người ta làm 2 thí nghiệm:
TN1: Cho 6,72 l khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch X thu được m1 gam muối duy nhất.
TN2: Cho 3,36 l khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch X cũng thu được m2 gam muối duy nhất. Tìm x, m1, m2
Cho các este sau: (1) CH2=CHCOOCH3; (2) CH3COOCH=CH2; (3) HCOOCH2-CH=CH2; (4) CH3COOCH(CH3)=CH2; (5) C6H5COOCH3; (6) HCOOC6H5; (7) HCOOCH2-C6H5; (8) HCOOCH(CH3)2. Biết rằng C6H5-: phenyl; số este khi tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được ancol là.
A. 6 B. 7 C. 5 D. 4
Cho các nhận định sau: (1) Ở điều kiện thường, các kim loại như Na, K, Ca và Ba khử được nước giải phóng khí H2. (2) Dùng nước để dập tắt các đám cháy magiê. (3) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được dung dịch có màu da cam. (4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. (5) Trong môi trường kiềm, muối crom (III) bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI). Số nhận định đúng là.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Cho dung dịch HCl loãng, dư lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: NaOH; NaHCO3; AlCl3; NaAlO2, (NH4)2CO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng là.
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Cho các nhận xét sau (1) Tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra. (2) Các kim loại nhẹ đều có khối lượng riêng nhỏ hơn 5g/cm3. (3) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. (4) Gang cũng như thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác. Số nhận xét đúng là.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Cho các phát biểu sau: (a) Đun nóng NH2-CH2-CH2-COOH có xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp các peptit khác nhau. (b) Metylamin, amoniac và anilin đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh. (c) Sobitol là hợp chất hữ u cơ tạp chức. (d) Tơ hóa học gồm tơ nhân tạo và tơ tổng hợp. (e) Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột rồi đun nóng, dung dịch thu được xuất hiện màu xanh tím sau đó mất màu. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến