Hòa tan hoàn toàn 7,3 g hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước thu được 5,6 l khí (đktc) và dung dịch Y trong suốt. Nhỏ từ từ đến hết V(ml) dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y thu được 3,9 g kết tủa. Tính giá trị của V.
Đặt a, b là số mol Na, Al
—> 23a + 27b = 7,3 và nH2 = 0,5a + 1,5b = 0,25
—> a = 0,2; b = 0,1
—> Y gồm Na+ (0,2), AlO2- (0,1), bảo toàn điện tích —> nOH- = 0,1
nAl(OH)3 = 0,05
TH1: Chưa hòa tan Al(OH)3.
nH+ = nOH- + nAl(OH)3 = 0,15 —> V = 0,15
TH2: Đã hòa tan Al(OH)3
nH+ = nOH- + 4nAlO2- – 3nAl(OH)3 = 0,35 —> V = 0,35
Để hoà tan 16 gam Fe2O3 cần phải dùng bao nhiêu ml hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 1M?
Cho 11 gam hỗn hợp gồm Fe và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch A. Cho A phản ứng với dung dịch NaOH dư thì thu được 9 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu.
Cho 8g CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 20% vừa đủ được dung dịch A. Đun nóng dung dịch A đến nhiệt độ t1 và làm bay hơi 1 gam nước được dung dịch bão hoà. Tìm độ tan của chất tan ở nhiệt độ t1 trong B
Hòa tan 60 gam hỗn hợp 2 oxit kim loại ( có hóa trị 2) vào 1 lít dung dịch HCl 2M và H2SO4 0,75M, thu được dung dịch X. Để trung hòa hết lượng axit dư trong dung dịch X phải dùng đủ 58,1 gam hỗn hợp (B) gồm (NH4)2CO3 và BaCO3. Sau trung hòa được dung dịch Y có khối lượng lớn hơn dung dịch X là 12,8 gam. Điện phân dung dịch Y cho đến khi catot bắt đầu có khí thì ngừng điện phân. Khi đó có 16 gam kim loại bám vào catot và có 5,6 lít khí (đktc) một khí thoát ra ở anot (hiệu suất phản ứng, hiệu suất điện phân 100%).
a. Xác định thành phần khối lượng các muối trong hỗn hợp B.
b. Xác định tên 2 oxit kim loại ban đầu và phần trăm khối lượng của chúng.
Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp Y gồm Na, Fe, Al vào nước dư thu được 0,448 lít khí H2 thoát ra (đktc) và 1 lượng chất rắn không tan. Tách lượng chất rắn này cho phản ứng với hết 60ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3,2 gam đồng kim loại và dung dịch A. Tách lấy dung dịch A cho phản ứng với 1 lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B
a) Xác định phần trăm về khối lượng mỗi kim lại trong hỗn hợp Y
b) Tính khối lượng chất rắn B.
Trộn đều 30,96 gam hỗn hợp bột X gồm MgCO3 và kim loại R có hóa trị không đổi chia làm 2 phần bằng nhau.
a) Viết các phương trình
b) Xác định kim loại R và tỷ khối của B so với H2
c) Cho 61,65 gam kim loại Ba vào dung dịch A. Sau khi các phản ứng kết thúc, lọc được m gam chất rắn F không tan và 500 ml dung dịch E. Tính giá trị của m và nồng độ mol của mỗi chất tan có trong dung dịch E
Hỗn hợp X gồm hai chất có công thức phân tử là CH6N2O3 và C3H7NO2. Cho 9,1 gam X phản ứng hết với dung dịch chứa a mol NaOH (đun nóng), cô cạn dung dịch thu được 11,04 gam chất rắn vằ V lít hỗn hợp hai khí đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm, có tỉ khối với H2 là 11,3. Giá trị của a là:
A. 0,12. B. 0,1. C. 0,15. D. 0,05
Nhỏ từ từ 50 ml dung dịch HCl 0,08M vào 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,02M và NaOH 0,06M. Tính giá trị pH của dung dịch sau phản ứng và khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng.
Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với Hidro. a) Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit b) Trong hợp chất của R với Hidro, R chiếm 16/17 phần khối lượng. Không dùng bảng tuần hoàn cho biết ký hiệu nguyên tử R c) Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết R là nguyên tố gì?
Đun nóng 36 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 sau một thời gian dung dịch sau phản ứng chứa 41,445 gam chất hữu cơ và m gam bạc kim loại. Giá trị của m (gam) là
A. 35,64 B. 42,03. C. 43,2. D. 34,56
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến