ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN

 

A.LÝ THUYẾT:

1- Con đường từ gen tới tính trạng

 Gen ( ADN) → mARN  →Prôtêin  →  tính trạng

- Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài chi phối theo sơ đồ:

 

                         

2- Sự tương tác giữa KG và MT

* Hiện tượng:

VD: Ở thỏ: Tại vị trí đầu mút cơ thể( tai, bàn chân, đuôi, mõm) lông màu đen; Ở những vị trí khác lông trắng muốt

* Giải thích:

- Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông màu đen

- Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng à làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen

* Kết luận : Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của KG

3- Mức phản ứng của KG

* Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 KG

VD: Con tắc kè hoa: - Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây

- Trên đá: màu hoa rêu của đá.        - Trên thân cây: da màu hoa nâu

* Đặc điểm:

- Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng

- Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi.

- Di truyền được vì do KG quy định.

- Thay đổi theo từng loại tính trạng.

* Phương pháp xác định mức phản ứng: Để xác định mức phản ứng của 1KG cần phải tạo ra các cá thể SV có cùng 1 KG, với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác định mức phản ứng bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng.

4-  Sự mềm dẻo về kiểu hình( thường biến):

- Khái niệm: Hiện tượng 1 KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo về KH( thường biến).

- Mức độ mềm dẻo của KH phụ thuộc vào KG.

- Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh KH của mình trong một phạm vi nhất định.

- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp SV thích nghi với những thay đổi của môi trường.

 

B.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào?

A. Bất kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. 

B. Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen.

C. Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.        

D. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

Câu 2: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là: 

A. Những tính trạng chất lượng.        B. Những tính trạng số lượng.                     

C. Những tính trạng giới tính.                D. Những tính trạng liên kết giới tính.

Câu 3: Tính trạng không thuộc loại tính trạng số lượng là:

A. Khối lượng 1 con gà.         B.Chiều cao của một cây ngô.     

C.Số hạt ở 1 bông lúa.     D.Màu của 1 quả cà chua.

Câu 4: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?

A. KG quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.

B. KH là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

C. KH của cơ thể chỉ phụ thuộc vào KG mà không phụ thuộc vào môi trường.

D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.

Câu 5: Nhân tố quy định giới hạn năng suất của một giống là:

A. Kiểu gen của giống.           B. Điều kiện khí hậu.            

C. Chế độ dinh dưỡng.                D. Kỹ thuật nuôi trồng.

Câu 6: Mức phản ứng được quy định bởi:

A. Môi trường.    B. Kiểu gen và kiểu hình.    

C. Kiểu gen.     D. Kiểu hình.

Câu 7: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến ?

A. Bệnh mù màu ở người.                                           

B. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở người khi trời rét.

C. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người.                   

D. Bệnh máu khó đông ở người.

Câu 8: Sau đây là một số đặc điểm của biến dị:

(1) Là những biến đổi ở kiểu gen.                      (2) Là những biến đổi di truyền được qua sinh sản.

(3) Là những biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với môi trường.

(4) Là những biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó.

(5) Là những biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi trong kiểu gen.

Những đặc điểm của thường biến gồm:  

A. (1), (4).                    B. (3), (5).              C. (1), (2).                         D. (2), (4).

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến?  A. Thường biến là loại biến đổi đồng loạt theo 1hướng xác định.

B. Thường biến là những biến đổi ở KH của cùng một KG, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.

C. Thường biến là loại biến dị không DT qua sinh sản hữu tính.   

D. Thường biến là loại biến dị DT qua sinh sản hữu tính.

Câu 10: Thường biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

A. Thường biến có ý nghĩa trực tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.

B. Thường biến giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi thường xuyên và không thường xuyên của môi trường.

C.Thường biến có ý nghĩa gián tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.                      D.Thường biến giúp SV thích nghi.

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền ?

A. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp.

B. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.

C. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả.

D. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

Câu 12: Thường biến là:    

A. Biến đổi do ảnh hưởng của môi trường.            B. Biến đổi kiểu hình do kiểu gen thay đổi.

C. Biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.                        D. Biến đổi kiểu hình ở kiểu gen.

Câu 13: Yếu tố “giống” trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây?

A. Năng suất.                    B. Kiểu hình.                  C. Kiểu gen.               D. Môi trường.

Câu 14: Đặc điểm không phải của thường biến là:   

A. Có hại cho cá thể nhưng lợi cho loài.       

B. Phổ biến và tương ứng với môi trường.            

C. Mang tính thích nghi.               

D. Không di truyền cho đời sau.

Câu 15: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể:

A. Có cùng kiểu gen.          B.Có kiểu hình giống nhau.        

C.Có kiểu gen khác nhau.            D.Có kiểu hình khác nhau.

Câu 16: Yếu tố quy định mức phản ứng của cơ thể là:

A. Kiểu gen của cơ thể.               B. Điều kiện môi trường.            

C. Thời kỳ sinh trưởng.                                          D. Thời kỳ phát triển.

Câu 17: Một trong những đặc điểm của thường biến là:

A. Thay đổi kiểu gen và kiểu hình.                                B. Thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gen.

C. Thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình.            D. Không thay đổi kiểu gen và kiểu hình.

Câu 18: Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.                          B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.

C. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.               D. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.

Câu 19: Sự mềm dẻo của kiểu hình có nghĩa là:

A. Một KG có thể biểu hiện thành nhiều KH trước những điều kiện môi trường khác nhau.

B. Một KH có thể do KG quy định trong quá trình phát triển của cơ thể.

C. Nhiều KG biểu hiện thành nhiều KH trước những điều kiện môi trường khác nhau.

D. Một KG có thể biểu hiện thành nhiều KH trong cùng một điều kiện môi trường.

Câu 20: Vai trò của thường biến đối với tiến hoá?

A. Không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hoá.                   B. Là nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá.

C. Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hoá.                               D. Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá.

Câu 21: Màu lông ở thỏ Himalaya được hình thành phụ thuộc vào yếu tố nào ?

A. Chế độ chiếu sáng của môi trường.              B. Độ ẩm.                   

C. Chế độ dinh dưỡng.                                                  D. Nhiệt độ.

Câu 22: Tính trạng số lượng thường:      

A. Do nhiều gen quy định.             B. Có mức phản ứng hẹp.

C. Ít chịu ảnh hưởng của môi trường.                  D. Có hệ số di truyền cao.

Câu 23: Hoa cẩm tú cầu thuần chủng mọc ở những nơi khác nhau có thể cho màu hoa khác nhau: đỏ, đỏ nhạt, đỏ tím và tím. Hiện tượng này là do:        

A. Lượng nước tưới khác nhau.                          B. Độ pH của đất khác nhau.

C. Cường độ sáng khác nhau.                              D. Đột biến gen quy định màu hoa.

Câu 24: Chọn câu đúng: 

A.KH như nhau bao giờ cũng có cùng kiểu gen.     B.Cùng một kiểu hình chỉ có một kiểu gen.

C.Cùng một kiểu gen có khi kiểu hình khác nhau.                     D.Kiểu gen như nhau chắc chắn có KH như nhau.

Câu 25: Mức phản ứng là:    

A. Tập hợp các kiểu hình cuả một kiểu gen ứng với các môi trường khác nhau.

B. Tập hợp các KG cho cùng 1KH.      

C. Tập hợp các KH cuả cùng 1KG.          

D. Tập hợp các KG cuả cùng 1KH.

Câu 26: Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào sau đây ?

A. Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.                     B. Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

C. Đo lường được bằng các kĩ thuật thông thường.               D. Nhận biết được bằng quan sát thông thường.

Câu 27: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.

B. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,… thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.

C. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.

D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha…) được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.

Câu 28: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là: 

A. Các gen trong 1KG chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau.

B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.

C. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.                

D. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?

A. Kiểu hình chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.

B. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

C. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.

D. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen.

Câu 30: Giới hạn năng suất của giống được quy định bởi:

A. Kiểu gen.                  B. Điều kiện thời tiết.    C. Chế độ dinh dưỡng.  D. Kỹ thuật canh tác.

Câu 31: Loại tính trạng có mức phản ứng hẹp là: 

A. Số hạt lúa / bông.                  B. Số lượng trứng gà đẻ 1 lứa.

C. Cà chua quả bầu hay dài.                                             D. Lượng sữa bò vắt trong một ngày.

Câu 32: Tính chất của thường biến là gì ?  

A. Đồng loạt, định hướng, di truyền. B. Đột ngột, không di truyền.

C. Đồng loạt, định hướng, không di truyền.        D. Định hướng, di truyền.

Câu 33: Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường được gọi là:

A. Đột biến nhiễm sắc thể.           B. Đột biến.             

C. Đột biến gen.      D.Thường biến(sự mềm dẻo của kiểu hình).

Câu 34: Dạng thích nghi nào sau đây là thích nghi kiểu gen ?   

A. Người lên núi cao có số lượng hồng cầu tăng lên.

B. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài.

C. Con bọ que có thân và các chi giống cái que.

D. Một số loài thú ở xứ lạnh mùa đông có bộ lông dày, màu trắng; mùa hè có bộ lông thưa hơn, màu xám.

Câu 35: Nguyên nhân phát sinh thường biến là:

A. Do tác động trực tiếp của điều kiện sống.       B. Do tác động của tác nhân vật lí.

C. Do rối loạn sinh lý, sinh hoá nội bào.              D. Do tác động của tác nhân hoá học.

Câu 36: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do

     A. Sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định.

     B. Sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn.

     C. Sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn.

     D. Sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định.

Câu 37: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định?

     A. Tác động của con người.     B. Điều kiện môi trường.   

C. Kiểu gen của cơ thể.    D. Kiểu hình của cơ thể.

Câu 38: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc

     A. Cải tiến giống vật nuôi, cây trồng.                          B. Cải tạo điều kiện môi trường sống.

     C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất.                                       D. Tăng cường chế độ thức ăn, phân bón.

Câu 39: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến

     A. Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.

     B. Di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.

     C. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.

     D. Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.

Câu 40: Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi

     A. Do tác động của môi trường.                                B. Không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen.

     C. Phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.            D. Không liên quan đến rối loạn phân bào.

Câu 41: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

     A.KG và môi trường.                 B.Điều kiện môi trường sống.  

C.Quá trình phát triển của cơ thể.   D.KG do P di truyền.

Câu 42: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng

A. Số lượng.                B. Chất lượng.                  

 C. Trội lặn hoàn toàn.            D. Trội lặn không hoàn toàn.

Câu 43: Muốn năng suất của giống vật nuôi, cây trồng đạt cực đại ta cần chú ý đến việc

     A.Cải tiến giống hiện có.     B.Chọn, tạo ra giống mới. 

C.Cải tiến kĩ thuật sản xuất.   D.Nhập nội các giống mới.

Câu 44: Một trong những đặc điểm của thường biến là

     A. Thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình.          B. Thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gen.

     C. Thay đổi kiểu hình và thay đổi kiểu gen.                D. Không thay đổi k/gen, không thay đổi kiểu hình.

Câu 45: Sự phản ứng thành những KH khác nhau của một KG trước những môi trường khác nhau được gọi là

     A. Sự tự điều chỉnh của KG.      B. Sự thích nghi KH.       

C. Sự mềm dẻo về KH.      D. Sự mềm dẻo của KG.

Câu 46: Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng

     A. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.                                                           B. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.

     C. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng.                                                           D.Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.

Câu 47: Thường biến có đặc điểm là những biến đổi

     A. Đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền.                                                            B. Đồng loạt, không xác định, không di truyền.

     C. Đồng loạt, xác định, không di truyền.                                     D. Riêng lẻ, không xác định, di truyền.

Câu 48: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là

     A. Mức dao động.             B. Thường biến.               

C. Mức giới hạn.                    D. Mức phản ứng.

Câu 49: Những ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống lên cơ thể sinh vật thường tạo ra các biến dị

     A. Đột biến.                       B. Di truyền.                      C. Không di truyền.          D. Tổ hợp.

Câu 50: Mức phản ứng là:       

     A. Khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.

     B. Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

     C. Khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường.

     D. Mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.

 

Bài viết gợi ý: