CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

 

CHỦ ĐỀ 1: BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN

 

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

 - Công thức tính lực đàn hồi: Fñh = k$\left| \Delta l \right|$ ( dùng công thức này để tìm k)

 Trong đó: k = E$\frac{S}{{{l}_{0}}}$ ( dùng công thức này để tìm E, S).

 k ( N/m) độ cứng ( hệ số đàn hồi).                

 E ( N/m2 hay Pa) :  gọi là suất đàn hổi hay suất Y- âng

 S (m2) : tiết diện.

 lo (m): chiều dài ban đầu

 - Độ biến dạng tỉ đối: $\frac{\left| \Delta l \right|}{{{l}_{0}}}=\frac{F}{SE}$

 - Diện tích hình tròn: $S=\,\pi \frac{{{d}^{2}}}{4}$ (d (m) đường kính hình tròn)

Nhớ: độ cứng của vật ( thanh,lò xo) tỉ lệ nghịch với chiều dài: $\frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}=\frac{{{k}_{2}}}{{{k}_{1}}}$

B. BÀI TẬP

Bài 1:  Một sợi dây bằng kim loại dài 2m, đường kính 0,75mm. Khi kéo bằng 1 lực 30N thì sợi dây dãn ra thêm 1,2mm.

a. Tính suất đàn hồi của sợi dây.

b. Cắt dây thành 3 phần bằng nhau rồi kéo bằng 1 lực 30N thì độ dãn ra là bao nhiêu?

Giải

- Vì độ lớn lực tác dụng vào thanh bằng độ lớn lực đàn hồi nên:\[F={{F}_{dh}}=k.\left| \Delta l \right|=E.\frac{s}{{{l}_{0}}}.\left| \Delta l \right|\]

với \[s=\frac{\pi .{{d}^{2}}}{4}\]nên \[F=E.\frac{\pi .{{d}^{2}}}{4}.\frac{\left| \Delta l \right|}{{{l}_{o}}}\]\[\Rightarrow E=\frac{4F.{{l}_{0}}}{\pi .{{d}^{2}}.\left| \Delta l \right|}=\frac{4.30.2}{3,14.{{\left( {{0,75.10}^{-3}} \right)}^{2}}{{.1,2.10}^{-3}}}={{11,3.10}^{10}}Pa\]

b. Khi cắt dây thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần dây có độ cứng gấp 3 lần so với dây ban đầu. nếu kéo dây cũng bằng lực 30N thì độ dãn sẽ giảm đi 3 lần \[\to \Delta l=0,4mm\]

Bài 2: a.Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có hệ số đàn hồi k =  250N/m để nó dãn ra $\Delta l$= 1cm. Lấy g = 10m/s2.

b.Một sợi dây bằng đồng thau dài 1,8 m có đường kính 0,8 mm. Khi  bị kéo bằng một lực 25N thì thanh dãn ra một đoạn bằng 1mm. Xác định suất lâng của đồng thau.

Giải

  1. Tìm khối lượng m : Vật m chịu tác dụng của trọng lực $\overrightarrow{P}$và lực đàn hồi $\overrightarrow{F}$

Ta có: $\vec{P}+\vec{F}$=0 (ở trạng thái cân bằng)   

 Suy ra: P = F             

Với P = mg và $F=k\Delta l$

Nên $mg=k\Delta l\Rightarrow m=\frac{k\Delta l}{g}$                  $m=\frac{250.0,01}{10}=0,25kg$

(Với k = 250N/m; $\Delta l$=1cm =0,01m ; g=10m/s2)

  1. Tìm suất Young E?

Xét dây đồng thau chịu tác dụng của lực kéo ${{\vec{F}}_{k}}$ và lực đàn hồi $\vec{F}$.

 ở trạng thái cân bằng: $F={{F}_{k}}$   Mà: \[F=k\Delta l\,\,\,v\acute{i}i\,\,\,\,k=E\frac{S}{{{l}_{0}}},\,\,\,\,\,\,\,S=\pi \frac{{{d}^{2}}}{4}\]

Nên: $F=E\frac{\pi {{d}^{2}}}{4{{l}_{0}}}\Delta l={{F}_{k}}$               

 Suy ra: $E=\frac{4{{F}_{k}}{{l}_{0}}}{\pi {{d}^{2}}\Delta l}$

Với Fk = 25 N; l0 =1,8m; d = 0,8mm =8.10-4 m ; $\Delta l$=10-3 m

Nên: $E=\frac{4.25.1,8}{3,14{{\left( {{8.10}^{-4}} \right)}^{2}}{{.10}^{-3}}}={{8,95.10}^{10}}Pa$

Bài 3:Một thanh thép dài 4m, tiết diện 2cm2. Phải tác dụng lên thanh thép một lực kéo bằng bao nhiêu để thanh dài thêm 1,5mm? Có thể dùng thanh thép này để treo các vật có trọng lượng bằng bao nhiêu mà không bị đứt? Biết suất Young và giới hạn hạn bền của thép là 2.1011Pa và 6,86.108Pa.

Giải

 Ta có:$F=k\Delta l$ (1)            Và $k=E\frac{S}{{{l}_{0}}}$  (2)

Thay (2) vào (1) suy ra: $F=ES\frac{\Delta l}{{{l}_{0}}}$              $F={{2.10}^{11}}\times {{2.10}^{-4}}\times 1,5\frac{{{10}^{-3}}}{4}={{15.10}^{3}}$(N)

Thanh thép có thể chịu đựng được các trọng lực nhỏ hơn Fb           $P\langle {{F}_{b}}={{\sigma }_{b}}S={{6,86.10}^{8}}\times {{2.10}^{-4}}$

          P <137200 N

Bài 4: một dây thép có chiều dài 2,5m, tiết diện 0,5mm2, được kéo căng bởi một lực 80N thì thanh thép dài ra 2mm. tính:

a. Suất đàn hồi của sơi dây.

b. Chiều dài của dây thép khi kéo bởi lực 100N, coi tiết diện day không đổi.

Giải

a.Ta có: $F=\frac{S.E}{{{l}_{0}}}.\Delta l\Rightarrow E=\frac{F.{{l}_{0}}}{S.\Delta l}=\frac{80.2,5}{{{0,5.10}^{-6}}{{.10}^{-3}}}={{2.10}^{11}}Pa$

b.Ta có: $F=\frac{S.E}{{{l}_{0}}}.\Delta {{l}^{/}}\Rightarrow \Delta {{l}^{/}}=\frac{F.{{l}_{0}}}{S.E}=\frac{100.2,5}{{{0,5.10}^{-6}}{{.2.10}^{11}}}={{2,5.10}^{-3}}m=0,25cm$

Vậy chiều dài sẽ là: $l={{l}_{0}}+\Delta {{l}^{/}}=250+0,25=250,25cm$

Bài 5: một thanh trụ tròn bằng đồng thau dài 10cm, suất đàn hồi 9.109 Pa, có tiết diện ngang 4cm.

a. Tìm chiều dài của thanh khi nó chịu lực nén 100000N.

b. Nếu lực nén giảm đi một nửa thì bán kính tiết diện phải là bao nhiêu để chiều dài của thanh vẫn là không đổi.

Giải

- Chiều dài của thanh khi chịu lực nén F = 100000N.

Ta có: $F=\frac{S.E}{{{l}_{0}}}.\Delta l\Rightarrow \Delta l=\frac{F.{{l}_{0}}}{S.E}=\frac{F.{{l}_{0}}.4}{\pi {{d}^{2}}.E}=\frac{100000.0,1.4}{{{3,14.16.10}^{-4}}{{.9.10}^{9}}}=0,08cm$    Vậy: $l={{l}_{0}}-\Delta l=10-0,08=9,92cm$

b. Bán kính của thanh khi ${{F}^{/}}=\frac{F}{2}$

- Khi nén bằng lực F: $F=\frac{S.E}{{{l}_{0}}}.\Delta l$ (1)n              

- Khi nén bằng lực F/ : ${{F}^{/}}=\frac{{{S}^{/}}.E}{{{l}_{0}}}.\Delta {{l}^{/}}$(2)

Vì chiều dài thanh không đổi: $\Delta l=\Delta {{l}^{/}}$, lấy (1) chia (2) và có ${{F}^{/}}=\frac{F}{2}$nên:

$\frac{1}{2}=\frac{{{S}^{/}}}{S}\Rightarrow \frac{1}{2}=\frac{{{d}^{/}}^{2}}{{{d}^{2}}}\Rightarrow {{d}^{/}}^{2}=\frac{1}{2}{{d}^{2}}\Rightarrow {{d}^{/}}^{2}=\frac{d}{\sqrt{2}}=\frac{4}{\sqrt{2}}=2\sqrt{2}cm$

Bài viết gợi ý: