Câu 1: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang một đầu cố định, đầu kia gắn vật nhỏ. Lò xo có độ cứng  200N / m,vật nhỏ khối lượng \[\frac{2}{{{\pi }^{2}}}kg\]. Vật  đang  đứng yên  ở vị trí cân bằng thì tác dụng vào vật một lực có  độ lớn  8N không đổi, trong thời gian  0,5s. Bỏ qua mọi ma sát. Sau khi ngừng tác dụng, vật dao động với biên độ là

A.  2cm.                         B.  2,5cm.                            C.  4cm.                             D.  8cm.

Hướng dẫn

Khi vật chịu tác dụng của lực thì VTCB dịch chuyển một đoạn \[\text{OO}'=\frac{F}{k}=4\Rightarrow A=cm\]

Chu kì của vật \[T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=0,2s\]

Ta có: \[t=0,5=2,5T\Rightarrow \]Sau khoảng thời gian 2,5T thì vật ở biên.

Khi không tác dụng lực F thì VTCB bây giờ là VTCB cũ \[\Rightarrow \] A’=8cm

Chọn đáp án D

Câu 2: Một lò xo có  độ cứng  200N / m,   đầu trên treo vào  điểm cố  định,  đầu dưới gắn vật nhỏ khối lượng \[\frac{2}{{{\pi }^{2}}}kg\]. Vật  đang  đứng yên  ở vị trí cân bằng thì tác dụng vào vật một lực có hướng ngược hướng với trọng lực  có  độ lớn  2N  không  đổi,  trong  thời  gian  0,5s.  Bỏ qua  mọi  ma  sát  lấy  gia  tốc  trọng  trường \[g={{\pi }^{2}}(m/{{s}^{2}})\] . Sau khi ngừng tác dụng độ dãn cực đại của lò xo là

A.  2cm.                            B. 1cm.                           C.  4cm.                           D.  3cm.

Hướng dẫn

Độ dãn lò xo tại VTCB \[\vartriangle {{l}_{o}}=\frac{mg}{k}=1cm\]

Chu kì dao động của vật \[T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=0,2s\]

Khi vật chịu tác dụng lực vị trí cân bằng của con lắc lúc này là O’ \[\Rightarrow \text{OO}'=\frac{F}{k}=1cm\]

Biên độ dao động của vật lúc này là  A =1 cm

Ta có  t= 0,5= 2,5 . Lúc này vật đang ở vị trí biên

Khi không còn tác dụng của lực thì vật dao động quanh vị trí cân bằng cũ \[\Rightarrow A'=2cm\]

Độ dãn cực đại của lò xo là \[\vartriangle {{l}_{\max }}=\vartriangle {{l}_{o}}+A'=3cm\]

Chọn đáp án D

Câu 3: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng tích  điện  q =20μC  và lò xo có  độ cứng  k= 10 N / m.Khi vật  đang nằm cân bằng, cách  điện, trên mặt bàn ngang nhẫn thì xuất hiện tức thời một  điện trường  đều E trong không gian bao quanh có hướng dọc trục lò xo. Sau  đó con lắc dao  động  điều hòa trên một  đoạn thẳng dài  4,0 cm.  Độ lớn cường độ điện trường  E là

A.\[{{2.10}^{4}}V/m\]           

B.\[2,{{5.10}^{4}}V/m\]

C.\[1,{{5.10}^{4}}V/m\]

D.\[1,{{0.10}^{4}}V/m\]

Hướng dẫn

Con lắc dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 4 cm \[\Rightarrow A=2cm\]

\[\Rightarrow \frac{F}{k}=0,02\Leftrightarrow \frac{qE}{k}=0,02\Leftrightarrow E=1,{{0.10}^{4}}V/m\]

Chọn đáp án D

Câu 4: Một con lắc lò xo nằm ngang một vật nặng tích  điện  q và lò xo có  độ cứng  k= 10 N / m. =Khi vật đang  nằm  cân  bằng  cách  điện,  trên  mặt  bàn  ngang  nhẫn  thì  xuất  hiện  tức  thời  một  điện  trường  đều \[E=2,{{5.10}^{4}}V/m\] trong không gian bao quanh có hướng dọc theo trục lò xo. Sau  đó con lắc dao  động  điều hòa với biên độ  8 cm dọc theo trục của lò xo. Giá trị  q là

A. 16μC.                     B.  25μC.                    C.  32μC.                        D.  20μC.

Hướng dẫn

Khi có lực tác dụng vào vật con lắc dao động điều hòa với biên độ bằng 8 cm

\[\Rightarrow \frac{F}{k}=\vartriangle l=A\Leftrightarrow \frac{qE}{k}=0,08\Leftrightarrow q=32\mu C\]

Chọn đáp án C

Câu 5: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng  m tích  điện  q= 8μC  và lò xo có độ cứng  k= 10 N / m. Khi vật  đang ở vị trí cân bằng thì xuất hiện trong thời gian \[\vartriangle t=3\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\] một  điện trường đều \[E=2,{{5.10}^{4}}V/m\] có hướng thẳng  đứng lên trên. Biết  qE= mg. Sau  đó con lắc dao  động  điều hòa với biên độ  A dọc theo trục lò xo. Giá trị  A là

A.4cm                            B.2cm                            C.3cm                             D.1cm

Hướng dẫn

Chu kì của vật \[T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\]

Khi  vật  chịu  tác  dụng  của  lực  điện  thì  VTCB  mới  của  vật  dịch  lên  trên  cách  VTCB  cũ một  đoạn \[\text{OO}'=\frac{F}{k}=\frac{qE}{k}=2cm\]

Ta có \[\vartriangle t=3\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=1,5T\] , sau khoảng thời gian 1,5 T thì vật đang ở biên

Khi dừng điện trường thì vật quay lại VTCB cũ. Biên độ lúc này của vật là  A'=4 cm

Chọn đáp án A

Câu 6: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng  100g và lò xo có độ cứng k=40N/ m được đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Vật nhỏ đang nằm yên ở vị trí cân bằng, tại  t= 0, tác dụng lực  F= 2N  lên vật nhỏ theo phương ngang với trục của lò xo cho con lắc dao  động  điều hòa  đến thời  điểm \[t=\frac{27\pi }{80}s\] thì ngừng tác dụng lực  F. Dao động  điều hòa của con lắc sau khi không còn lực  F tác dụng có giá trị biên  độ gần giá trị nào nhất sau đây

A.  9cm.                      B.  7cm.                        C.  5cm.                         D.  8cm.

Hướng dẫn

Khi tác dụng lực F, vị trí cân bằng mới dịch chuyển một đoạn \[\text{OO}'=\frac{F}{k}=5cm\]

Biên độ dao động lúc này  A 5 = cm. Ta có \[t=\frac{27\pi }{80}=3T+\frac{T}{4}+\frac{T}{8}\]

Tại thời điểm \[t=\frac{27\pi }{80}s\] vật đang ở vị trí \[x=\pm 2,5\sqrt{2}cm\Rightarrow v=50\sqrt{2}(cm/s)\]

Khi không còn lực F, vật quay về VTCB cũ. Độ dịch của vật so với VTCB là \[{{x}_{o}}=5+2,5\sqrt{2}cm\]

Biên độ của vật \[A=\sqrt{x_{o}^{2}+\frac{{{v}^{2}}}{\omega }}=9,23cm\]

Chọn đáp án A

Câu 7: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng  100g và lò xo có độ cứng  40N/m được đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Vật nhỏ đang nằm yên ởvịtrí cân bằng, tại  t =0, tác dụng lực  F= 2N  vật nhỏ theo phương ngang trùng với trục của lò xo cho con lắc dao động điều hòa đến thời điểm \[t=\frac{29\pi }{120}s\] thì ngừng tác dụng lực  F. Dao động  điều hòa của con lắc sau khi không còn lực  F tác dụng có giá trị biên  độ gần giá trị nào nhất sau đây

A.  9cm.                          B.  7cm.                       C. 10cm.                            D.  8cm.

Hướng dẫn

Khi tác dụng lực F, vị trí cân bằng mới dịch chuyển một đoạn \[\text{OO}'=\frac{F}{k}=5cm\]

Biên độ dao động lúc này  A= 5cm. Ta có \[t=\frac{29\pi }{120}=2T+\frac{T}{4}+\frac{T}{6}\]

Tại thời điểm \[t=\frac{29\pi }{120}s\] vật đang ở vị trí \[x=\pm 2,5\sqrt{3}cm\Rightarrow v=50(cm/s)\]

Khi không còn lực F, vật quay về VTCB cũ. Độ dịch của vật so với VTCB là \[{{x}_{o}}=5+2,5\sqrt{3}cm\]

Biên độ của vật \[A=\sqrt{x_{o}^{2}+\frac{{{v}^{2}}}{\omega }}=9,66cm\]

Chọn đáp án C

Câu 8: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng tích  điện  q= 20μC và lò xo có  độ cứng  k =10 N/m. Khi vật  đang nằm cân bằng, cách  điện, trên mặt bàn ngang nhẵn thì xuất hiện tức thời một  điện trường  đều \[E=2,{{5.10}^{4}}V/m\] trong không gian bao quanh có hướng dọc theo trục lò xo. Sau  đó con lắc dao  động  điều hòa với biên độ  A dọc theo trục của lò xo. Giá trị  A là

A. 1,5cm.                     B. 1,6cm.                   C. 1,8cm.                       D.  5,0cm.

Hướng dẫn

Tác dụng lực điện dọc theo trục của lò xo, vị trí cân bằng mới là O’ dịch chuyển cách O một đoạn \[\text{OO}'=\frac{{{F}_{d}}}{k}=\frac{qE}{k}=0,05m=5cm\]

Tác  dụng lực  điện từ lúc vật  đang nằm yên  tại  vị trí  cân bằng (v = 0) nên biên  độ dao  động mới = OO’ = 5cm.

Chọn đáp án D

Câu 9: Một con lắc lò xo gồm quả cầu nhỏ khối lượng m mang điện tích \[q={{5.10}^{-5}}C\] và lò xo có độ cứng k =10 N/m,  dao  động  điều hòa với biên  độ  5cm trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Tại thời  điểm quả cầu đi qua vị trí cân bằng và có vận tốc hướng ra xa điểm gắn lò xo với giá nằm ngang, người ta bật một điện trường đều có cường độ \[E={{10}^{4}}V/m\] cùng hướng với vận tốc của vật. Tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của quả cầu sau khi có điện trường và trước khi có điện trường bằng

A.2                          B.\[\sqrt{3}\]                           C.\[\sqrt{2}\]                              D.3

Hướng dẫn

Tốc độ cực đại ở vị trí cân bằng cũ \[{{v}_{\max }}=A\omega \Rightarrow \frac{{{v}_{\max }}}{\omega }=A\]

Tác dụng lực điện dọc theo trục của lò xo, vị trí cân bằng mới là O’ dịch chuyển cách O một đoạn \[\text{OO}'=\frac{{{F}_{d}}}{k}=\frac{qE}{k}=0,05m=5cm\]

Tác dụng lực đột ngột  lúc ‘‘vật qua’’ vtcb  cũ O (\[v={{v}_{\max }}\] ) nên đối với vtcb mới vật  ở tại  vị trí x = -5 cm, có biên độ mới \[A'=\sqrt{{{x}^{2}}+{{\left( \frac{{{v}_{\max }}}{\omega } \right)}^{2}}}=\sqrt{{{x}^{2}}+{{A}^{2}}}=5\sqrt{2}cm\]

Tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của quả cầu sau khi có điện trường và trước khi có điện trường bằng \[\frac{{{v}_{\operatorname{maxS}}}}{{{v}_{\max T}}}=\frac{A'\omega }{A\omega }=\frac{A'}{A}=\sqrt{2}\]

Chọn đáp án C

Câu 10: Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng  k= 100 N / m, vật nhỏ khối lượng m =100g.  Từ vị trí cân bằng, người ta tác dụng lên vật một lực không đổi, có độlớn  F =4N, hướng theo phương ngang và làm cho lò xo dãn ra. Lấy \[{{\pi }^{2}}\]=10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi vật chịu tác dụng lực đến khi lò xo dãn  7cm là

A.  0,067s.                     B.  0,079s.                      C.  0,05s.                        D.  0,077s.

Hướng dẫn

Tác dụng lực dọc theo trục của lò xo, vị trí cân bằng mới là O’ dịch chuyển cách O một đoạn \[\text{OO}'=\frac{{{F}_{d}}}{k}=0,04m=4cm\] =độ dãn của lò xo tại vị trí cân bằng mới \[=\vartriangle {{l}_{o}}\]

Tác dụng lực từ vị trí cân bằng O (v = 0) nên biên độ mới \[A'=\vartriangle {{l}_{o}}=4cm\]

Dùng vecto quay xác định thời gian cần tìm vật  đi từ vị trí \[x=-A=-4cm\] cm đến vị trí lò xo dãn 7cm (vị trí có tọa độ x = 3cm. Kết quả là \[\vartriangle t=\frac{\vartriangle \varphi }{\omega }=0,077s\]

Chọn đáp án D

Bài viết gợi ý: