SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT, ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ
A: PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- về sự chuyển thể các chất
1. Công thức tính nhiệt nóng chảy Q = $\lambda $m (J)
m(kg) khối lượng $\lambda $(J/kg) : Nhiệt nóng chảy riêng
2. Công thức tính nhiệt hóa hơi Q = Lm
L(J/kg) : nhiệt hóa hơi riêng m (kg) khối lượng chất lỏng
3. Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra: Q = m.c (t2 – t1).
c (J/kg.k): nhiệt dung riêng.
Chú ý: Khi sử dụng những công thức này cần chú ý là các nhiệt lượng thu vào hoặc tỏa ra trong quá trình chuyển thể Q = $\lambda $m và Q = L.m đều được tính ở một nhiệt độ xác định, còn công thức Q = m.c (t2 – t1) được dùng khi nhiệt độ thay đổi.
- độ ẩm không khí
- Độ ẩm tỉ đối của không khí:\[f=\frac{a}{A}.100%\]
- Khối lượng hơi nước có trong phòng:
m = a.V ( V(m3) thể tích của phòng).
B. BÀI TẬP
Bài 1: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0oC vào một cốc nhôm đựng 0,4kg nước ở 20oC đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước lăJ/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.
Giải
- Gọi t là nhiệt độ của cốc nước khi cục đá tan hết.
- Nhiệt lượng mà cục nước đá thu vào để tan thành nước ở toC là. \[{{Q}_{1}}={{\lambda }_{1}}{{m}_{nd}}+{{C}_{nd}}{{m}_{nd}}t\]
- Nhiệt lượng mà cốc nhôm và nước tỏa ra cho nước đá là. .\[{{Q}_{2}}={{C}_{al}}{{m}_{al}}({{t}_{1}}-t)+{{C}_{n}}{{m}_{n}}({{t}_{1}}-t)\]
- Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.Q1 = Q2
.Bài 2: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước ở 0oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2090J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,4.105J/kg.
Giải
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước đá ở 0oC là:Q1 = m.c.Δt = 104500J
- Nhiệt lượng cần cung cấp để 5kg nước đá ở 0oC chuyển thành nước ở 0oC là:
Q2 = λ.m = 17.105J
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước ở 0oC là:Q = Q1 + Q2 = 1804500J
Bài 3: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.
Giải
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC tăng lên 100oC là: Q1 = m.c.Δt = 3135KJ
- Nhiệt lượng cần cung cấp để 10kg nước đá ở 100oC chuyển thành hơi nước ở 100oC là: Q2 = L.m = 23000KJ
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước đá ở 25oC chuyển thành hơi nước ở 100oC là: Q = Q1 + Q2 = 26135KJ
Bài 4: Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho 0,2kg nước đá ở -20oC tan thành nước và sau đó được tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100oC. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg, nhiệt dung riêng của nước đá là 2,09.103J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước 4,18.103J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.
Giải
- Nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho một cục nước đá có khối lượng 0,2kg ở -20oC tan thành nước và sau đó tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100oC.\[Q={{c}_{d}}.m.\left( {{t}_{0}}-{{t}_{1}} \right)+\lambda .m+{{c}_{n}}.m.\left( {{t}_{2}}-{{t}_{1}} \right)+L.m=619,96kJ\]
Bài 5: lấy 0,01kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,50C. nhiệt độ cuối cùng là 400C, cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi của nước.
Giải
- Nhiệt lượng tỏa ra khi ngưng tụ hơi nước ở 1000C thành nước ở 1000C.${{Q}_{1}}=L.m{}_{1}=0,01.L$
- Nhiệt lượng tỏa ra khi nước ở 1000C thành nước ở 400C: ${{Q}_{2}}=mc(100-40)=0,01.4180(100-40)=2508J$
- Nhiệt lượng tỏa ra khi hơi nước ở 1000C biến thành nước ở 400C: $Q={{Q}_{1}}+{{Q}_{2}}=0,01L+2508$ (1)
- Nhiệt lượng cần cung cấp để 0,2kg nước từ 9,50C thành nước ở 400C. ${{Q}_{3}}=0,2.4180(40-9,5)=25498J$ (2)
- Theo phương trình cân bằng nhiệt: (1) = (2)
Vậy 0,01L +2508 = 25498 Suy ra: L = 2,3.106 J/kg.
Bài 6: Phòng có thể tích 50m3 không khí, trong phòng có độ ẩm tỉ đối là 60%. Nếu trong phòng có 150g nước bay hơi thì độ ẩm tỉ đối của không khí là bao nhiêu? Cho biết nhiệt độ trong phòng là 25oC và khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 23g/m3.
Giải
- Độ ẩm cực đại của không khí ở 25oC là A = 23g/m3.
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí lúc đầu a1 = f1.A = 13,8g/m3.
- Khối lượng hơi nước trong không khí tăng thêm 150g nên độ ẩm tuyệt đối tăng thêm:\[\Delta a=\frac{150}{50}=3g/{{m}^{3}}\]
Vậy độ ẩm tỉ đối của không khí là:\[{{f}_{2}}=\frac{{{a}_{1}}+\Delta a}{A}=73\]%
Bài 7: Phòng có thể tích 40cm3. không khí trong phòng có độ ẩm tỉ đối 40%. Muốn tăng độ ẩm lên 60% thì phải làm bay hơi bao nhiêu nước? biết nhiệt độ là 20oC và khối lượng hơi nước bão hòa là Dbh = 17,3g/m3.
Giải
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí trong phòng lúc đầu và lúc sau:
- a1 = f1.A = f1.Dbh = 6,92g/m3.
- a2 = f2.A = f2.Dbh = 10,38g/m3
- Lượng nước cần thiết là:m = (a2 – a1). V = ( 10,38 – 6,92).40 = 138,4g.
Bài 8: Một căn phòng có thể tích 60m3, ở nhiệt độ 200C và có độ ẩm tương đối là 80%. Tính lượng hơi nước có trong phòng, biết độ ẩm cực đại ở 200C là 17,3g/m3.
Giải
- Lượng hơi nước có trong 1m3 là: a = f.A = 0,8.17,3 = 13,84g
- Lượng hơi nước có trong phòng là: m= a.V = 13,84.60 = 830,4g.
.