BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN (P2)
A: KIẾN THỨC CẦN CÓ
- Thời gian ngắn nhất liên quan đến vận tốc, động lượng.
Dựa vào công thức liên hệ vận tốc, động lượng với li độ để quy về li độ.
2.Thời gian ngắn nhất liên quan đến gia tốc, lực, năng lượng
Dựa vào công thức liên hệ gia tốc, lực với li độ để quy về li độ.
B: BÀI TẬP
Ví dụ 1: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T trên trục Ox với O là vị trí cân bằng. Thời gian ngắn nhất vật đi từ điểm có toạ độ x = 0 đến điểm mà tốc độ của vật bằng nửa tốc độ cực đại là
A.T/8. B. T/16. C. T/6. D. T/12.
Hướng dẫn
Chú ý:
1)Vùng tốc độ lớn hơn v1 nằm trong đoạn $\left[ -{{x}_{1}};{{x}_{1}} \right]$và vùng tốc độ nhỏ hơn v1 nằm ngoài đoạn $\left[ -{{x}_{1}};{{x}_{1}} \right]$
2) Khoảng thời gian trong một chu kì tốc độ
+ lớn hơn v1 là 4t1.
+ nhỏ hơn v1 là 4t2.
Ví dụ 2 : Một chất điểm dao động điều hòa với chu ki T. Khoảng thời gian trong một chu kỳ để vật có tốc độ nhỏ hơn 1/3 tốc độ cực đại là
A. T/3. B. 2T/3. C. 0,22T. D. 0,78T.
Hướng dẫn
Trong công thức $x_{1}^{2}+\frac{v_{1}^{2}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}$ ta thay ${{v}_{1}}=\frac{\omega A}{3}$ suy ra ${{x}_{1}}=\frac{\sqrt{8}}{3}A.$
Vùng tốc độ nhỏ hơn v1 nằm ngoài đoạn$\left[ -{{x}_{1}};{{x}_{1}} \right]$. Khoảng thời gian trong một chu kì tốc độ nhỏ hơn v1 là 4t2.
$4{{t}_{2}}=4.\frac{1}{\omega }\arccos \frac{{{x}_{1}}}{A}=4\frac{T}{2\pi }\arccos \frac{\sqrt{8}}{3}\approx 0,22T\Rightarrow $ Chọn C
Ví dụ 3 : Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Khoảng thời gian trong một chu kỳ để vật có tốc độ lớn hơn 0,5 tốc độ cực đại là
A. T/3. B. 2T/3. C. T/6. D. T/2.
Hướng dẫn
Trong công thức $x_{1}^{2}+\frac{v_{1}^{2}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}$ ta thay ${{v}_{1}}=\frac{\omega A}{3}$ suy ra ${{x}_{1}}=\frac{A\sqrt{3}}{2}.$
|
Vùng tốc độ lớn hơn v1 nằm ngoài đoạn$\left[ -{{x}_{1}};{{x}_{1}} \right]$. Khoảng thời gian trong một chu kì tốc độ nhỏ hơn v1 là 4t1.
$4{{t}_{1}}=4.\frac{T}{6}=\frac{2T}{3}\Rightarrow $ Chọn B
Chú ý: Trong các đề thì trắc nghiệm thường là sự chồng chập của nhiều bài toán dê nên để đi đến bài toán chính ta phải giải quyết bài toán phụ.
Ví dụ 4: (ĐH − 2012) Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Gọi vtb là tốc độ trung bình của chất điểm ữong một chu kì, v là tốc độ tức thời cùa chất điểm. Trong một chu kì, khoảng thời gian mà $v\ge 0,25\pi {{v}_{tb}}$ là:
A. T/3. B. 2T/3. C. T/6. D. T/2.
Hướng dẫn
${{v}_{1}}=0,25\pi {{v}_{tb}}=0,25\pi .\frac{4A}{T}=0,25\pi .4A.\frac{\omega }{2\pi }=\frac{\omega A}{2}\Rightarrow {{x}_{1}}=\frac{A\sqrt{3}}{2}\Rightarrow {{t}_{1}}=\frac{T}{6}$
+ Vùng tốc độ $\ge {{v}_{1}}$ nằm trong $\left[ -{{x}_{1}};+{{x}_{1}} \right]$ $\Rightarrow \Delta t=4{{t}_{1}}\Rightarrow \Delta t=4{{t}_{1}}=\frac{2T}{3}\Rightarrow $ Chọn B.
Chú ý: Đối với bài toán ngược ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Dựa vào vùng tốc độ lớn hơn hoặc bé hơn vì ta biểu diễn t1 hoặc t2 theo $\omega $ .
Bước 2: Thay vào phương trình ${{x}_{1}}=A\sin \omega {{t}_{1}}=A\cos \omega {{t}_{2}}$
Bước 3: Thay vào phương trình$x_{1}^{2}+\frac{v_{1}^{2}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}.$ .
Ví dụ 5 : Một vật nhỏ dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 8 cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ có độ lón vận tốc không vượt quá 16 cm/s là T/3. Tần số góc dao động của vật là
A. 4 rad/s. B. 3 rad/s. C. 2 rad/s. D. 5 rad/s.
Hướng dẫn
Để tốc độ không vượt /v1/ = 16 cm/s thì vật phải ở ngoài đoạn [ − x1; x1]
$4{{t}_{2}}=\frac{T}{3}\Rightarrow {{t}_{2}}=\frac{T}{12}\Rightarrow {{x}_{1}}=\frac{A\sqrt{3}}{2}=4\sqrt{3}\left( cm \right)$
Thay số vào phương trình: $x_{1}^{2}+\frac{v_{1}^{2}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\Rightarrow 48+\frac{256}{{{\omega }^{2}}}=64\Rightarrow \omega =4\left( rad/s \right)$ $\Rightarrow $Chọn A. Kinh nghiệm: Nếu ẩn số ω nằm cả trong hàm sin hoặc hàm cos và cả nằm độc lập phía ngoài thì nên dùng chức năng giải phương trình SOLVE của máy tính cầm tay.
|
Ví dụ 6 : Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Biết trong một chu kì khoảng thời gian để tốc độ dao động không nhỏ hơn π (m/s) là 1/15 (s). Tính tần số góc dao động của vật có thể là.
A. 6,48 rad/s. B. 43,91 rad/s. C. 6,36rad/s. D. 39,95 rad/s.
Hướng dẫn
Vùng tốc độ lớn hon v1 nằm trong đoạn [ − x1; x1]. Khoảng thời gian trong một chu kì tốc đô lớn hơn v1 là 4t1, tức là: $4{{t}_{1}}=\frac{1}{15}s\Rightarrow {{t}_{1}}=\frac{1}{60}\left( s \right)$
Tính được: ${{x}_{1}}=A\sin \omega {{t}_{1}}=10\sin \frac{\omega }{60}\left( cm \right)$
Thay vào phương $x_{1}^{2}+\frac{v_{1}^{2}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}$ ta được: ${{10}^{2}}{{\sin }^{2}}\frac{\omega }{60}+\frac{{{\left( 100\pi \right)}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{10}^{2}}$
$\Rightarrow {{\left( \sin \left( \omega \div 60 \right) \right)}^{2}}+{{\left( 10\pi \div \omega \right)}^{2}}=1\Rightarrow \omega =39,95\left( rad/s \right)\Rightarrow $ Chọn D.
Ví dụ 7: (CĐ − 2012) Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng 250 g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 4 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị từ − 40 cm/s đến $40\sqrt{3}$ cm/s là
A. π/40 (s). B. π/120 (s). C. π/20 (s). D. π/60 (s).
Hướng dẫn
$\Delta t=\frac{T}{12}+\frac{T}{6}=\frac{T}{4}=\frac{1}{4}.2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=\frac{\pi }{40}\left( s \right)$
Ví dụ 8: Một vật dao động điều hòa với chu kì T, trên một đoạn thẳng, giữa hai điểm biên M và N. Chọn chiều dương từ M đến N, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng O, mốc thời gian t = 0 là lúc vật đi qua trung điểm I của đoạn MO theo chiều dương. Gia tốc của vật bằng không lần thứ nhất vào thời điểm
A.T/8. B. T/16. C. T/6/ D. T/12.
Hướng dẫn
$\left\{ \begin{align}
& {{x}_{1}}=-0,5A \\
& {{a}_{2}}=0\Rightarrow {{x}_{2}}=0 \\
\end{align} \right.\xrightarrow[{}]{{{x}_{1}}=-0,5A\Rightarrow {{x}_{2}}=0}t=\frac{T}{12}\Rightarrow $ Chọn D.
Ví dụ 9: Một con lắc lò xo dao động theo phương ngang. Lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật là 12 N. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật chịu tác dụng của lực kéo lò xo $6\sqrt{3}$ N là 0,1 (s). Chu kỳ dao động của vật là
A. 0,4 (s). B. 0,3 (s). C. 0,6 (s). D. 0,1 (s)
Hướng dẫn
$\left\{ \begin{align}
& {{F}_{1}}=k{{x}_{1}} \\
& {{F}_{\max }}=kA \\
\end{align} \right.\Rightarrow \frac{6\sqrt{3}}{12}=\frac{{{F}_{\max }}}{A}\Rightarrow {{x}_{1}}=\frac{A\sqrt{3}}{2}$
Vật đi xung quanh vị trí biên từ $x=\frac{A\sqrt{3}}{2}$ đến $x=A$ rồi đến $x=\frac{A\sqrt{3}}{2}$
Thời gian sẽ là: $\Delta t=\frac{T}{12}+\frac{T}{12}=\frac{T}{6}=0,1\Rightarrow T=0,6\left( s \right)\Rightarrow $ Chọn C
Ví dụ 10: Vật dao động điều hòa với vận tốc cực đại bằng 3 m/s và gia tốc cực đại bằng 30π (m/s2). Lúc t = 0 vật có vận tốc v1 = +1,5 m/s và thế năng đang giảm. Hỏi sau thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì vật có gia tốc bằng − 15π (m/s2)?
A. 0,05 s. B. 0,15 s. C. 0,10 s. D. 1/12 s.
Hướng dẫn
Từ các công thức: ${{a}_{\max }}={{\omega }^{2}}A$ và ${{v}_{\max }}=\omega A$ suy ra $\omega ={{a}_{\max }}/{{v}_{\max }}=10\pi \left( rad/s \right)$
Chú ý:
1) Vùng |a| lớn hơn |a1| nằm ngoài đoạn [ − x1; x1] và vùng |a| nhỏ hơn |a1| nằm trong đoạn [ − x1; x1].
2) Khoảng thời gian trong một chu kì |a|
+ lớn hơn $\left| {{a}_{1}} \right|$ là 4t2.
+ nhỏ hơn $\left| {{a}_{1}} \right|$ là 4t1.
Ví dụ 11: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì π/2 (s), tốc độ cực đại của vật là 40 (cm/s). Tính thời gian trong một chu kì gia tốc của vật không nhỏ hon 96 (cm/s2).
A. 0,78 s. B. 0,71 s. C. 0,87 s. D. 0,93 s.
Hướng dẫn
Tần số góc ω = 2π/T = 4 (rad/s)
Từ các công thức ${{v}_{\max }}=\omega A$ suy ra $A={{v}_{\max }}/\omega =10\left( cm \right)$ Ta có: ${{x}_{1}}=\frac{\left| {{a}_{1}} \right|}{{{\omega }^{2}}}=6\left( cm \right)$
Vùng $\left| {{a}_{1}} \right|$ lớn hơn 96 (cm/s2) nằm ngoài đoạn $\left| -{{x}_{1}};{{x}_{1}} \right|$ Khoảng thời gian trong một chu kỳ |a| lớn hơn 96 (cm/s2) là 4t2 tức là: \[4{{t}_{2}}=4.\frac{1}{\omega }\arccos \frac{{{x}_{1}}}{A}=4.\frac{1}{4}\arccos \frac{6}{10}\approx 0,93\left( s \right)\] \[\Rightarrow \]Chọn D.
|
Ví dụ 12: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Khoảng thời gian trong một chu kỳ để vật có độ lớn gia tốc bé hơn 1/2 gia tốc cực đại là
A. T/3. B. 2T/3. C. T/6. D. T/2.
Hướng dẫn
Ta có: ${{x}_{1}}=\frac{\left| {{a}_{1}} \right|}{{{\omega }^{2}}}=\frac{A}{2}$
Vùng |a| nhỏ hơn |a1|. Khoảng thời gian trong một chu kỳ |a| nhỏ hơn |a1| là 4t1 tức là $4{{t}_{1}}=4.\frac{T}{12}=\frac{T}{3}\Rightarrow $ Chọn A.
Chú ý: Đối với bài toán ngược ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Dựa vào trong |a| lớn hơn hoặc bé hơn |a1| ta biểu diễn t1 hoặc t2 theo ω.
Bước 2: Thay vào phương trình ${{x}_{1}}=A\sin \omega {{t}_{1}}=A\cos \omega {{t}_{2}}$
Bước 3: Thay vào phương trình $\left| {{a}_{1}} \right|={{\omega }^{2}}\left| {{x}_{1}} \right|$
Ví dụ 13: (ĐH−2010) Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s2 là T/3. Lấy π2= 10. Tần số dao động của vật là
A. 4 Hz. B. 3 Hz. C. 2 Hz. D. 1 Hz.
Hướng dẫn
Để độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s2 thì vật nằm trong đoạn [−x1; x1]. Khoảng thời gian trong một chu kì |a| nhỏ hơn 100 cm/s2 là 4t1, tức là 4t1 = T/3 => t1 = T/12
Thay vào phương trình ${{x}_{1}}=A\sin \omega {{t}_{1}}=5\sin \frac{2\pi }{T}.\frac{T}{12}=2,5\left( cm \right)$
Tần số góc: $\omega =\sqrt{\frac{\left| {{a}_{1}} \right|}{\left| {{x}_{1}} \right|}}=2\pi \Rightarrow f=\frac{\omega }{2\pi }=1\left( Hz \right)\Rightarrow $ Chọn D.
Chú ý: Nếu khoảng thời gian liên quan đến Wt, Wd thì ta quy về li độ nhờ các công thức độc lập với thời gian và : $W={{W}_{t}}+{{W}_{d}}=\frac{k{{x}^{2}}}{2}+\frac{m{{v}^{2}}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2}$
Ví dụ 14: Một vật dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Tính thời gian trong một chu kì ${{W}_{t}}\le 2{{W}_{d}}$
A. 0,196 s. B. 0,146 s. C. 0,096 s. D. 0,304 s.
Hướng dẫn
Qui về li độ:\[{{W}_{t}}=2{{W}_{d}}\] \[\Rightarrow \left\{ \begin{align} & W=\frac{1}{3}W \\ & {{W}_{t}}=\frac{2}{3}W\Rightarrow \frac{kx_{1}^{2}}{2}=\frac{2}{3}\frac{k{{A}^{2}}}{2}\Rightarrow {{x}_{1}}=\sqrt{\frac{2}{3}}A \\ \end{align} \right.\] Vùng ${{W}_{t}}\le 2{{W}_{d}}$ nằm trong đoạn [−x1; x1]. Khoảng thời gian trong một chu kì ${{W}_{t}}\le 2{{W}_{d}}$ là 4t1 tức là: |
$4{{t}_{1}}=4.\frac{1}{2\pi .2}\arcsin \sqrt{\frac{2}{3}}\approx 0,304\left( s \right)\Rightarrow $ Chọn D.