Căn bậc hai số học
I . Lí thuyết :
1 . Căn bậc hai số học:
- Định nghĩa: Với số a dương, số √a được gọi là căn bậc hai số học của a. Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0.
Phép toán tìm căn bậc hai số học của số không âm còn được gọi là phép khai phương ( gọi tắt là khai phương ).
2 . So sánh các căn bậc hai số học:
Định lí: Với các số a, b không âm. Ta có a < b \[\Leftrightarrow \sqrt{a}<\sqrt{b}\]
3 . Căn thức bậc hai: Với A là biểu thức đại số.
\[\sqrt{A}\] xác định ( hay có nghĩa ) \[\Leftrightarrow A\ge 0\]
\[\frac{B}{\sqrt{A}}\] xác định ( hay có nghĩa ) \[\Leftrightarrow A>0\]
4 . Hằng đẳng thức:
Định lí : Với mọi số a, ta có \[\sqrt{{{a}^{2}}}=\left| a \right|\].
Từ định lí trên, với A là biểu thức, ta có :
5 . Kiến thức nhắc lại và bổ sung:
II . Bài tập ví dụ:
Bài toán 1: Tính:
\[a,\sqrt{64}-\sqrt{49}-\sqrt{81};\]
\[b,2\sqrt{16}-3\sqrt{25}+4\sqrt{{{(-7)}^{2}}};\]
\[c,\frac{3}{4}\sqrt{256}-\sqrt{625}-\frac{1}{2}\sqrt{324}\].
Giải
\[a,\sqrt{64}-\sqrt{49}-\sqrt{81}=8-7-9=-8\]
\[b,2\sqrt{16}-3\sqrt{25}+4\sqrt{{{(-7)}^{2}}}=2.4-3.5+4.7=8-15+28=21\]
\[c,\frac{3}{4}\sqrt{256}-\sqrt{625}-\frac{1}{2}\sqrt{324}=\frac{3}{4}.16-25-\frac{1}{2}.18=12-25-9=-22.\]
Bài toán 2: So sánh:
\[a,7\]và \[\sqrt{37}+1;\]
\[b,\sqrt{17}+\sqrt{50}-1\] và \[\sqrt{99};\]
\[c,\frac{30-3\sqrt{26}}{5}\] và \[\sqrt{10.}\]
Giải
\[a,\sqrt{37}+1>\sqrt{36}+1=6+1=7\]
\[b,\sqrt{17}+\sqrt{50}-1>\sqrt{16}+\sqrt{49}-1=4+7-1=10=\sqrt{100}>\sqrt{99}\]
Bài toán 3: Với giá trị nào của x thì mỗi căn thức sau có nghĩa :
\[a,\sqrt{3x+6};\]
\[c,\sqrt{{{x}^{2}}+2x+2}.\]
Giải
\[a,\sqrt{3x+6}\]có nghĩa \[\Leftrightarrow 3x+6\ge 0\Leftrightarrow 3x\ge -6\Leftrightarrow x\ge -2.\]
\[c,\sqrt{{{x}^{2}}+2x+2}={{(x+1)}^{2}}+1>0\]
Vậy \[\sqrt{{{x}^{2}}+2x+2}\]luôn có nghĩa với mọi x.
Bài toán 4: Rút gọn các biểu thức sau :
\[a,\sqrt{2{{(\sqrt{2}-3)}^{2}}};\]
\[b,\sqrt{{{(5-2\sqrt{6})}^{2}}};\]
\[c,3\sqrt{{{a}^{2}}-4a+4}\,\,\,\,(a\ge 2);\]
\[d,2\sqrt{9{{a}^{2}}+12a+4}\,\,\,(a<\frac{-2}{3}).\]
Giải
\[a,3-2\sqrt{2};\]
\[b,5-2\sqrt{6};\]
\[c,3\left| a-2 \right|=3(a-2)\] vì \[a\ge 2\] nên \[a-2\ge 0;\]
\[d,-2(3a+2).\]
Bài toán 5: Chứng minh rằng :
\[a,{{(\sqrt{3}-2)}^{2}}=7-4\sqrt{3};\]
\[b,\sqrt{17-12\sqrt{2}}=3-2\sqrt{2}.\]
Giải
\[a,{{(\sqrt{3}-2)}^{2}}={{(\sqrt{3})}^{2}}-2.\sqrt{3}.2+{{2}^{2}}=3-4\sqrt{3}+4=7-4\sqrt{3};\]
\[b,\sqrt{17-12\sqrt{2}}={{3}^{2}}-2.3.2\sqrt{2}+{{(2\sqrt{2})}^{2}}={{(3-2\sqrt{2})}^{2}}\]
\[\Rightarrow \sqrt{17-12\sqrt{2}}=\sqrt{{{(3-2\sqrt{2})}^{2}}}=\left| 3-2\sqrt{2} \right|=3-2\sqrt{2}\,\,(3-2\sqrt{2}>0)\].
III . Bài tập tự luyện :
Bài 1: Giải các phương trình sau:
\[a,2{{x}^{2}}-6=0;\]
\[b,{{x}^{2}}-2\sqrt{5}+5=0.\]
Bài 2: Tìm x, biết :
\[a,\sqrt{4{{x}^{2}}}=8;\]
\[b,\sqrt{16{{x}^{2}}}=\left| -20 \right|;\]
\[c,\sqrt{{{x}^{2}}+4x+4}=2;\]
\[d,\sqrt{25{{x}^{2}}-10x+1}=4x-9.\]
Bài 3:a, Chứng minh rằng \[{{n}^{3}}\], ( với n ϵ N*) là một số tự nhiên.
Bài 4:Cho x, y ϵ Q, x \[\ne \] 0, y \[\ne \] 0 thỏa mãn \[{{x}^{3}}+{{y}^{3}}=2{{x}^{2}}{{y}^{2}}\]. Chứng minh rằng là một số hữu tỉ.
Bài 5: Chứng minh rằng : \[\sqrt{(ab-cd)(bc-da)(ca-bd)}\] là số hữu tỉ trong đó a, b, c, d là các số hữu tỉ thỏa mãn điều kiện :
a + b + c + d = 0
Bài 6: Tính tổng 2008 chữ số thập phân đầu tiên của số
Bài 7: Giải phương trình : \[{{(2x-1)}^{2}}=12\sqrt{{{x}^{2}}-x-2}+1\].
Bài 8: Tìm giá trị của x, y để biểu thức
\[B=\sqrt{{{x}^{2}}-6x+2{{y}^{2}}+4y+11}+\sqrt{{{x}^{2}}+2x+3{{y}^{2}}+6y+4}\]
Đạt giá trị nhỏ nhất.