Vừa hôm 30/5 thì SGD Nam Định đã tổ chức thi thử lần 2, đề khá là vừa tầm nhiều câu phân loại đã được anh hướng dẫn trong sách Bí Kíp Thế Lực 2018 v3 

4 Câu này đều giống các dạng đã hướng dẫn trong sách ver3 nên các em cứ yên tâm học.

Câu 47.Cho phương trình $\left( \sqrt{x}+\sqrt{x-1} \right)\left( m\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x-1}}+16\sqrt[4]{{{x}^{2}}-x} \right)=1$ , với m là tham số thực. Tìm số các giá trị nguyên của tham số m để phương trình đã cho có hai nghiệm thực phân biệt

A.11 B.9  C.20  D.4

Hướng dẫn: CASIO EXPERT : Nguyễn Thế Lực 

$\left( \sqrt{x}+\sqrt{x-1} \right)\left( m\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x-1}}+16\sqrt[4]{{{x}^{2}}-x} \right)=1$

$\to m\sqrt{x}=\frac{1}{\sqrt{x}+\sqrt{x-1}}-\frac{1}{\sqrt{x-1}}-16\sqrt[4]{{{x}^{2}}-x}$

$\leftrightarrow m=\frac{1}{\sqrt{x}}\left( \frac{1}{\sqrt{x}+\sqrt{x-1}}-\frac{1}{\sqrt{x-1}}-16\sqrt[4]{{{x}^{2}}-x} \right)$

Các em dùng Table lập BBT với Start  1.000001= End 8= Step 0.25=


m=-12,-13,-14,-15 nhé các em

Câu 48. Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để phương trình ${{5}^{{{\sin }^{2}}x}}+{{6}^{{{\cos }^{2}}x}}={{7}^{{{\cos }^{2}}x}}.{{\log }_{2}}m$ có nghiệm ?

A.63       B.64        C.6        D.62

Hướng dẫn

\[{{5}^{{{\sin }^{2}}x}}+{{6}^{{{\cos }^{2}}x}}={{7}^{{{\cos }^{2}}x}}.{{\log }_{2}}m\]

\[\Leftrightarrow {{\log }_{2}}m=\frac{{{5}^{{{\sin }^{2}}x}}+{{6}^{{{\cos }^{2}}x}}}{{{7}^{{{\cos }^{2}}x}}}\to 1\le {{\log }_{2}}m\le 6\to 2\le m\le 64\]


Câu 49. Cho hàm số $f(x)$ có đạo hàm liên tục trên  $\left( 0;+\infty  \right)$ , biết

$f'\left( x \right)+\left( 2x+4 \right){{f}^{2}}\left( x \right)=0,f\left( x \right)>0\forall x>0,f\left( 2 \right)=\frac{1}{15}$ . Tính  $f(1)+f(2)+f(3)$

   A.$\frac{7}{15}$           B.$\frac{11}{15}$             C.$\frac{11}{30}$                 D.$\frac{7}{30}$

Hướng dẫn: CASIO EXPERT : Nguyễn Thế Lực 

$f'\left( x \right)+\left( 2x+4 \right){{f}^{2}}\left( x \right)=0\Leftrightarrow -\frac{f'\left( x \right)}{{{f}^{2}}\left( x \right)}=2x+4\Rightarrow \frac{1}{f\left( x \right)}={{x}^{2}}+4x+C$

$f(2)=\frac{1}{15}\to 15=4+8+C\to C=3\Rightarrow \frac{1}{f\left( x \right)}={{x}^{2}}+4x+3\to f(x)=\frac{1}{{{x}^{2}}+4x+3}$


Câu 50. Cho số phức z thỏa mãn $\left| z-2+i \right|+\left| z+1-i \right|=\sqrt{13}$ .Tìm giá trị nhỏ nhất m của biểu thức $\left| z+2-i \right|$

A.$m=1$ B. $m=\frac{2\sqrt{13}}{13}$  C. $m=\frac{\sqrt{13}}{13}$   D. $m=\frac{1}{13}$

Hướng dẫn: Giống câu 9 trang 176 sách BKTLver3

Các em xét : $\left| z+2-i \right|=A\to {{\left( x+2 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}={{A}^{2}}\to y=1\pm \sqrt{{{A}^{2}}-{{\left( x+2 \right)}^{2}}}$

Sau đó các em xét các đáp án từ nhỏ tới lớn thế vào $\left| z-2+i \right|+\left| z+1-i \right|=\sqrt{13}$ giải phương trình xem có tồn tại số phức thỏa mãn hay không

$\left| z-2+i \right|+\left| z+1-i \right|=\sqrt{13}\Rightarrow \sqrt{{{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}}+\sqrt{{{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}}=\sqrt{13}$


Bài viết gợi ý: