Chuyên đề:
Bài tập Kim loại tác dụng với
dung dich axit HCl, H2SO4 loãng
I.
Những lưu
ý khi làm bài tập kim loại tác dụng với dung dịch axit loãng
-
Điều kiện: Kim loại đứng
trước H trong dãy điện hóa
-
Sản phẩm là muối của kim
loại với hóa trị thấp (kim loại có nhiều trạng thái oxh)
-
Sản phẩm là khí H2
VD. Cu, Ag không phản ứng với HCl, H2SO4
loãng
·
Phương pháp:
-
Áp dụng các phương
pháp giải nhanh : bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố
nkhí = , mmuối = mKL + mgốcaxit
-
Nắm được phương pháp
giải bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình.
VD. Bài cho m gam hỗn hợp kim loại + V1
dung dịch chứa axit a mol/l -> V lit khí H2 (dktc)
+ Tính % khối lượng kim loại
B1: Đặt ẩn số mol các kim loại và tính số mol H2
theo ẩn
B2: Thiết lập hệ phương trình dựa vào m và V
B3: Giải hệ và kết luận
+ Tính khối lượng muối
B1. Bảo toàn nguyên tố H, tính được naxitHCl,H2SO4
Bảo toàn nguyên tố tính đc nCl-, SO4 ->
mCl-, SO4
B2. mmuối = mKL + mgốcaxit
+ Tính CM hoặc V1 của axit
B1. Bảo toàn nguyên tố H -> naxit
B2. Sử dụng công thức
II.
Bài tập mẫu:
Câu 1. Hoà tan
hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4
loãng sau phản ứng thu được 1,12
lit H2 (dktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là:
A.
4,83 gam
B.
5,83 gam
C.
7,33 gam
D.
7,23 gam
Hướng dẫn giải: nH2 = 0,05 mol =nH2SO4
-> m = mkim loại + mSO4 =
2,43+ 0,05. 96= 7,23g
=> đáp án D
Câu 2. Cho
2,13 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Cu, Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với
oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có Khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch
HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:
A.
57 ml
B.
50ml
C.
75ml
D.
90ml
Hướng dẫn
giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : mO = moxit - mKL
=> nO = 0,075 mol , nHCl = 2 nO = 0,15 mol
=> VHCl = 0,075 lit = 75ml
=> đáp án C
III.
Bài tập tự
luyện:
Câu 1. : Cho 10 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng với axit
HCl dư thì thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim
loại trong hỗn hợp ban đầu?
A. 2 gam và 8 gam B. 5,6 gam và 4,4 gam
C. 8, 2 gam và 1,8 gam D. 9,1gam và 0,9 gam
Câu 2. : Cho 10 hỗn hợp Fe và Mg tác dụng với axit HCl
dư thì thu được 24,2 gam muối clorua. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong
hỗn hợp ban đầu
A. 25% và 75% B. 91% và 9%
C. 50% và 50% D. 64% và 36%
Câu 3. : Hòa tan hòan toàn 8,3 gam Al và Fe vào dung
dịch H2SO4 dư thấy tạo thành 5,6 lít H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong
hỗn hợp ban đầu?
A. 2,4g và 5,9g B. 5,3g và 3g
C.
2,7g và 5,6g D. 6g và 2,3g
Câu 4. : Hòa tan hòan toàn 8,3 gam Al và Fe vào dung
dịch H2SO4 dư thấy tạo 26,05 gam muối sunfat. Tính % khối
lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
A. 32,53% và 67,47% B. 63,2% và 36,85
C. 56% và 46% D. 24,6% và 75,4%
Câu 5. : Hoà tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp 3 kim loại
Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 0,896 lit H2 (đktc). Cô cạn
dung dịch ta được m (g) muối khan. Giá trị của m là:
A. 4,29 g B. 2,87
g C. 3,19 g D. 3,87 g
Câu 6. : Hoà tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn
trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam
muối khan:
A. 23,1g B. 36,7g C. 32,6g D. 46,2g
Câu 7. : Hoà tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn
vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí
thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan.
Giá trị của m là:
A. 78,7g B. 75,5g C. 74,6g D. 90,7g
Câu 8. : Hoà tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 3 kim loại
Mg, Fe, Al bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch
X. Cô cạn dung dịch X được 11,08g muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra
(ở đktc) là:
A. 0,896 lít B. 1,344
lít C. 1,568 lít D. 2,016 lít
Câu 9. : Cho 13,5 gam hỗn hợp (Al, Cr, Fe, Mg) tác
dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, nóng (trong điều kiện không có không khí) thu
được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X
được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 47,1. B. 30,3. C. 80,7. D. 45,5.
Câu 10.
Cho m gam Na tan hết vào 100 ml dung dịch gồm
(H2SO4 0,5M và HCl 1M) thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung
dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được
là
A. 18,55 gam. B. 17,55 gam.
C. 20,95 gam. D. 12,95 gam.
Câu 11. : Hòa tan m gam hỗn hợp X (gồm Al, Fe, Zn và
Mg) bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch axit tăng thêm (m
– 2) gam. Khối lượng (gam) của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là
A. m + 34,5. B. m + 35,5. C. m +
69. D. m + 71.
Câu 12. : Cho hỗn hợp (Na, Al) lấy dư vào 91,6 gam dung
dịch H2SO4 21,4% thì được V lít H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 49,28. C. 94,08. D. 47,04.
Câu 13. : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Na, K, Ba vào nước
được 100 ml dung dịch X và 0,56 lít khí H2 (đktc). Cho 100 ml dung
dịch hỗn hợp H2SO4 0,2M và HCl 0,3M vào 100 ml dung dịch
X được dung dịch Y. Giá trị pH của dung dịch Y
là
A. 1,0. B.
7,0. C. 4,0. D. 9,0.
Câu 14. : Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương
ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96
lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 5,4. B.
7,8. C. 10,8. D. 13,2.
Câu 15. : Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Ba và Al vào
lượng nước dư thấy thoát ra 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng hòa tan m
gam hỗn hợp này vào dung dịch NaOH dư thì thu được 12,32 lít khí H2
(đktc). Giá trị của m là
A. 13,70. B. 21,80. C. 57,50. D. 58,85.
Câu 16. : Cho 10,5 gam hỗn hợp K và Al tan trong nước
được dung dịch X. Nhỏ từ từ V ml
dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, khi
thể tích dung dịch HCl thêm vào đúng bằng 100 ml thì bắt đầu có kết tủa. Để
lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì giá trị của V là
A. 100. B. 150. C. 200. D. 300.
Câu 17. : Khi cho 3,9 gam K vào 100 ml dung dịch HCl
thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung
dịch đã dùng là
A. 0,75M. B. 0,5M. C. 0,25M. D. 1,0M.
Câu 18. : Hòa tan 27,4 gam Ba vào 100 ml dung dịch hỗn
hợp HCl 2M và CuSO4 3M được m gam
kết tủa. Giá trị của m là
A. 33,1. B. 56,4. C. 12,8. D. 46,6.
Câu 19. Cho 1,7 gam
hỗn hợp gồm Zn và kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh
ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác khi cho 1,9 gam X tác dụng
với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thể tích khí H2
sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là:
A.
Ba. B. Ca. C. Mg. D. Fe.
Câu 20. : Hỗn hợp Cr, Al, Cu tác dụng với lượng dư dung
dịch HCl (không có mặt không khí)
tạo nên 8,96 lít khí (đktc) và 12,7 gam
bã rắn không tan. Lọc lấy dung dịch, thêm một lượng dư dung dịch NaOH và nước
clo rồi thêm dư dung dịch BaCl2, thu được 25,3 gam kết tủa vàng.
Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp là:
A. 23,18. B. 22,31. C. 19,52. D. 40,15.
Câu 21. : Hoà tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 4 kim loại
Mg, Fe, Al và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung
dịch X. Cô cạn dung dịch X được 20,74g muối khan. Thể tích khí H2
sinh ra (ở đktc) là:
A. 3,360 lít B. 3,136
lít C. 3,584 lít D. 4,270 lít
Câu 22. Cho 7,8 gam
hỗn hợp Mg và Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng
dung dịch tăng thêm 7 gam. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là:
A. 0,8 mol. B. 0,7
mol. C. 0,6 mol. D. 0,5
mol.
Câu 23. : Hoà tan a gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng dung dịch
HCl thu được 17,92 lit khí H2 (đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên hoà
tan trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Giá
trị của a là:
A. 3,9 . B.
7,8. C. 11,7. D. 15,6 .
Câu 24. Cho 3,68 gam
hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4
10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu
được sau phản ứng là:
A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 101,48 gam. D.
97,80 gam.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ
khối A – 2009)
Câu 25. Cho 13,5 gam
hỗnhợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượngdư dung dịch H2SO4
loãng nóng
(trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2
(ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam
muối khan. Giá trị của m là:
A. 42,6. B. 45,5. C. 48,8. D. 47,1.
Câu 26. Cho 7,68 gam
hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4
0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (ở đktc). Phần
trăm về khối lượng của Al trong X là:
A. 56,25%. B. 49,22%. C. 50,78%. D. 43,75% .
Câu 27. : Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng
500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được
dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu
được khối lượng muối khan là:
A. 38,93 gam. B. 103,85 gam. C. 25,95
gam. D. 77,86 gam.
Câu 28. : Cho m gam hỗn hợp gồm Cu, Fe, Al tác dụng
hoàn toàn với dd HNO3 loãng đựơc
(m + 31)g muối nitrat . Nếu cho m gam hỗn hợp kim loại trên
tác dụng với O2 được các oxít CuO, Fe2O3, Al2O3
thì khối lượng m của oxít là
A. (m + 31)g B. (m + 16)g C. (m
+ 4)g D. (m + 48)g
Câu 29. : Cho 29 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg , Zn ,
Fe tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thấy sinh ra b lít H2 (đktc) , cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu đựơc 86,6gam muối khan . Gía trị của b
A. 6,72 lít B. 8,96
lít C. 3,36 lít D. 13,44 lít
Câu 30. : Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg , Zn
tác dụng hết với dd HCl được 2,24lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo
ra trong dung dịch là :
A. 9,75g B. 9,55g C. 11,3g D. 10,75g
Câu 31. : (Đề
thi TSĐH-Khối A-2008). Cho 2,13 gam hỗn hợp X gam hỗn hợp X gồm
Mg,Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn
toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích
dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y
là
A. 57ml B. 75ml C. 50ml D. 90ml
Câu 32. : (Đề
thi TSCĐ-2007). Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam gồm Fe,Mg và Zn
bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4
loãng,thu được 1,344 lit H2 (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối.
Giá trị của m là
A. 9,52g B. 10,27g C. 8,98g D. 7,25g
Câu 33. Chia 20 gam
hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch HCl thu
được 5,6 lit khí (đktc).
- Phần 2 cho vào dung dịch NaOH dư, thu được
3,36 lit khí (đktc).
Phần trăm
khối lượng Cu có trong hỗn hợp X là:
A. 17%. B. 16%. C. 71%. D. 32%
.
Câu 34. Hòa tan 9,14
gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít
khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được
m gam muối. Giá trị của m là:
A. 31,45 gam. B. 33,25 gam. C. 3,99
gam. D. 35,58 gam.
Câu 35. :Hoà tan hoàn toàn 4,14 gam hỗn hợp X gồm Ni
và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 1,344 lít khí H2 (ở đktc).
Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 4,14 gam hỗn
hợp X là ( Ni = 59 , Sn =119):
A. 0,784 lít. B. 0,672
lít. C. 1,344 lít. D. 2,24 lít.
Câu 36. :Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al
và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được
5,6 lít H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần
để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X
là:
A. 3,92 lít. B. 1,68
lít C. 2,80 lít D. 4,48 lít
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ
khối A – 2009)
Câu 37. : Cho 3,87 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 250
ml dung dịch X gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung
dịch B và 4,368 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Mg và Al trong X
tương ứng là:
A. 37,21% Mg
và 62,79% Al. B. 62,79% Mg và 37,21% Al.
C. 45,24% Mg
và 54,76% Al D. 54,76% Mg và 45,24% Al.
Câu 38. : Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại( đứng trước Hidro trong dãy
điện hoá) bằng dung dịch HCl dư thu được
2,24 lit khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng
muối khan là
A. 1,71g B. 17,1g C. 13,55g D. 34.2g
Câu 39. : Cho 7,74g hỗn hợp Mg, Al vào 500ml dung dịch
X chứa 2 axit HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch B và
8,736 lít H2 (đktc), thì dung dịch B sẽ là:
A. Dư axit B. Thiếu axit C. Dung dịch muối D. Kết quả khác
Câu 40. Hòa tan 4,0
gam hỗn hợp Fe và kim loại X có hóa trị II, đứng trước H2 trong dãy
điện hóa bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). X
là kim loại nào dưới đây ?
A. Mg. B.
Ca C. Ba. D.
Zn.
Câu 41. : Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe,
Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung
dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?
A. 10,27. B. 9,52. C. 8,98. D. 7,25.
Câu 42. :Hoà tan 14,5 gam hỗn hợp gồm ba kim loại Mg,
Fe, và Zn vừa đủ trong dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí
(đktc) và dung dịch X.Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối clorua
khan ?
A. 38,5 gam B. 35,8
gam C.25,8 gam D.28,5
gam
Câu 43. : Hòa tan 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại
hóa trị II vào dung dịch HCl thì thu được 2,24 lít khí H2 (đo ở
đktc). Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hóa trị II cho vào dung dịch HCl thì dùng
không hết 500 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại hóa trị II đó là:
A. Ca. B. Mg. C. Ba. D. Sr.
Câu 44. : Cho 20,7 gam
hỗn hợp X gồm Mg, Al, Cu, Zn vào dung
dịch HCl dư, đến khi các phản ứng kết
thúc thấy thoát ra 11,2 lít khí H2 (ở đktc) và thu được dung dịch Y
chứa m gam muối.Giá trị của m có thể là :
A. 56,20 B. 59,05 C. 58,45 D. 49,80
Câu 45. : Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Mg và Fe vào 200 ml dung dịch chứa CuCl2 0,5M và
HCl 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai kim loại. Khối lượng của Mg
trong m gam hỗn hợp X là
A. 2,4 gam. B. 4,8
gam. C. 3,6 gam. D.
1,2 gam.
Đáp án:
1. D |
2. B |
3. C |
4. A |
5. A |
6. B |
7. D |
8. D |
9. A |
10. C |
11. D |
12. B |
13. A |
14. A |
15. B |
16. C |
17. B |
18. B |
19. B |
20. A |
21. D |
22. A |
23. D |
24. C |
25. D |
26. A |
27. A |
28. C |
29. D |
30. C |
31. B |
32. C |
33. A |
34. A |
35. A |
36. A |
37. A |
38. B |
39. A |
40. A |
41. C |
42. B |
43. B |
44. D |
45. C |
|
|
|
|
|