CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ PEPTIT

Dạng 1: Xác định loại peptit và phân tử khối

- Xét 1 peptit X mạch hở có n gốc α−amino axit

                    

+ n-1 là số liên kết peptit

+ MX = Tổng Mn gốc α−amino axit - 18(n-1)

Ví dụ 1: Một đipeptit có khối lượng mol bằng 146. Đipeptit đó là:

A. ala-ala                     B. gly-ala                     C. gly-val.                    D. gly-gly.

Đáp án: B

Hướng dẫn: 

MGly = 75      MAla = 89       MVal = 117

Mà Mpeptit = 146 = 75 + 89 - 18


Ví dụ 2: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glixin. X là:

A. tripeptit                                   C. tetrapeptit

B. pentapeptit                              D. Đipeptit

Đáp án: C

Hướng dẫn:

BTKL: mH2O = 22,25+56,25-65=13,5(g)


Ví dụ 3: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất).

X là :

A. tripeptit.                                                  C. tetrapeptit.

B. pentapeptit.                                             D. đipeptit.

Đáp án: B

Hướng dẫn:

BTKL: mH2O = 66,75 - 55,95 = 10,8(g)


Dạng 2: Phản ứng thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm

                                   

+ a: tổng số nhóm -COOH trong n gốc axit amin cấu tạo peptit

+ b: số nhóm -COOH tự do còn lại trong peptit

Ví dụ 4: Khi thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các α−amino axit có một nhóm - NH2 và một nhóm -COOH) bằng dung dịch KOH (dư 15% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 253,1 gam. Số liên kết peptit trong X là

A. 10.                          B. 15.                      C. 16.                         D. 9.

Đáp án: C

Hướng dẫn:


Ví dụ 5: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là :

A. 68,1 gam.                                                   C. 64,86 gam.

B. 77,04 gam.                                                 D. 65,13 gam.

Đáp án: A

Hướng dẫn:


Dạng 3: Thủy phân không hoàn toàn peptit

- Thường dùng xúc tác là enzim

- Các peptit lớn bị gãy dần thành các peptit nhỏ hơn và aa

- Phương pháp:

+ Tính n các peptit, các aa thu được

+ Áp dụng bảo toàn số mắt xích

 

Ví dụ 6: Thủy phân m gam pentapeptit A có công thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp B gồm 3 gam Gly; 0,792 gam Gly-Gly; 1,701 gam Gly-Gly-Gly; 0,738 gam Gly-Gly-Gly-Gly; và 0,303 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là:

A. 8,5450 gam                                       C. 5,8345 gam

B. 6,672 gam                                         D. 5,8176 gam

Đáp án: D

Hướng dẫn:

nGly = 0,04

nGly-Gly = 0,006

nGly-Gly-Gly = 0,009

nGly-Gly-Gly-Gly = 0,003

nGly-Gly-Gly-Gly-Gly = 0,001


Ví dụ 7: Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly- Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Alanin; còn lại là Glyxin và Gly-Gly với tỉ lệ mol tương ứng là 1:10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là

A. 25,11 gam.                                     C. 27,90 gam.

B. 34,875 gam.                                   D. 28,80 gam.

Đáp án: C

Hướng dẫn:

nAla-Gly-Ala-Gly = 0,12

nAla-Gly- Ala = 0,05

nAla-Gly-Gly = 0,08

nAla-Gly = 0,18

nAla = 0,1

Pentapeptit là Ala-Gly-Ala-Gly-Gly 0,35

Gọi nGly = x

   nGly-Gly = 10x


Dạng 4: Thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường axit

                                 

+ x: tổng số nhóm -NH2 có trong n gốc α−amino axit

- Có thể tính từng số mol muối thành phần sau đó tính tổng khối lượng muối thu được

 

Ví dụ 8: Thủy phân hoàn toàn 7,55 gam Gly-Ala-Val-Gly trong dung dịch chứa 0,02 mol NaOH đun nóng, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 11,21.                        B. 12,72.                    C. 11,57.                          D. 12,99.

Đáp án: D

Hướng dẫn:

npeptit = 0,025


Dạng 5: Phản ứng đốt cháy peptit

- Không có công thức chung của 1 peptit tổng quát

- Công thức của peptit X được tạo ra từ n gốc α−amino axit no hở, 1 chức axit, 1 chức amin là: CxH2x+2-nNnOn+1

- Thường quy đổi việc đốt cháy peptit thành đốt cháy n gốc α−amino axit ban đầu

Ví dụ 9: Hỗn E chứa hai peptit X, Y. Người ta thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 190,008 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 400,53 gam và có 21,84 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m là

A. 127,37                                            C. 142,28

B. 156,39                                            D. 112,46

Đáp án: B

Hướng dẫn:

nN2 = 0,975

Coi hỗn hợp E gồm:

+ C2H3ON 1,95 mol

+ CH2       a mol

+ H2O    b mol

- Đốt cháy hỗn hợp E thu được: + CO2 (3,9 + a)mol

                         + H2O (2,925 + a + b)mol


Ví dụ 10: Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai α−amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 2,295.                             B. 1,935.                            C. 2,806.                            D. 1,806.

Đáp án: B

Hướng dẫn:

Gọi X có CT chung là CnH2n+1O2N


BÀI TẬP TỰ LUYỆN:


Câu 1: A là một hexapeptit mạch hở tạo thành từ một α-amino axit X no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi trong X là 42,667%. Thủy phân m gam A thu được hỗn hợp gồm 90,9 gam pentapeptit; 147,6 gam tetrapeptit; 37,8 gam tripeptit; 39,6 gam đipeptit và 45 gam X. Giá trị của m là:

A. 342 gam               B. 409,5 gam             C. 360,9 gam                     D. 427,5 gam

Đáp án: A


Câu 2: Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X chỉ thu được aminoaxit Y (no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Trong Y nguyên tố N chiếm 18,67% theo khối lượng. Khi thủy phân không hoàn toàn 25,83 gam X thu được 11,34 gam tripeptit; m gam đipeptit và 10,5 gam Y. Giá trị của m là:

A. 2,64 gam              B. 6,6 gam                  C. 3,3 gam                           D. 10,5 gam.

Đáp án: B

Câu 3: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoacid X mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M,Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là:
A. 4,1945.             B. 8,389.                       C. 12,58.                         D. 25,167.

Đáp án: B
Câu 4: Cho 13,32 gam peptit X do n gốc alalin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 16,02 gam alalin duy nhất. X thuộc loại nào?
A. Tripeptit           B. Tetrapeptit                 C. Hexapeptit                 D. Đipeptit

Đáp án: C

Câu 5: Cho X là đipeptit mạch hở Gly-Ala; Y là tripeptit mạch hở Ala-Ala-Gly. Đun nóng 36,3 gam hỗn hợp gồm hai peptit X và Y (tỉ lệ mol 1:1) với lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 43,6 gam            B. 52,7 gam                  C. 40,7 gam                   D. 41,1

Đáp án: B

Câu 6: X là tetrapeptit mạch hở: Ala-Gly-Val-Ala; Y là tripeptit mạch hở: Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

   A. 68,1.                B. 17,025.                     C. 19,455.                       D. 78,4

Đáp án: B

Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các Aminoaxit (Các Aminoaxit chỉ chứa 1nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2). Cho tòan bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m gam muối khan. Tính khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt là:
A. 8,145 gam và 203,78 gam.                          B. 32,58 gam và 10,15 gam.
C. 16,2 gam và 203,78 gam                             D. 16,29 gam và 203,78 gam.

Đáp án: D

Câu 8: Đipeptit mạch hở X và mạch hở Y đều được tạo ra từ một loại amino axit no, mạch hở có một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 45.                       B. 120.                            C. 30.                            D. 60.

Đáp án: B

Câu 9: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với

A. 0,730.                    B. 0,810.                        C. 0,756.                           D. 0,962.

Đáp án: A

Câu 10:Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly,Ala và Val.Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X,Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là
A.102,4.                         B.97,0.                          C.92,5.                               D.107,8.

Đáp án: A




Bài viết gợi ý: