LÝ THUYẾT VỀ PEPTIT VÀ PROTEIN

 

I. Các khái niệm

1. Liên kết amit:

- là liên kết giữa nhóm -CO và -NH của 2 đơn vị amino axit.

4. Protein:

- là hợp chất hữu cơ phức tạp có trong cơ thể sống, có KLPT rất lớn

- Gồm:

+ Protein đơn giản: là các chuối polipeptit

+ Protein phức tạp: ngoài thành phần chính là các chuỗi polipeptit thì còn các thành phần phi protein (cacbohđrat, lipit…)

II. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp:

1. Cấu tạo:

- Phân tử peptit hợp thành từ gốc α−amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH.

                                            

2. Đồng phân:

- Nếu 1 peptit mạch hở có n gốc α−amino axit khác nhau


- VD: tetra peptit được tạo ra từ 2Gly, 1Ala, 1 Val

+ GGAV, GGVA, GAVG, GAGV, GVGA, GVAG

+ AGGV, AGVG, AVGG

+ VGGA, VGAG, VAGG


3. Danh pháp:

- ghép tên gốc của các α−amino axit phía trước, riêng α−amino axit cuối cùng thì giữ nguyên thể tên gọi

- VD:

                                          

III. Tính chất vật lý:

1. Peptit:

- Ở nhiệt độ thường: là chất rắn dễ tan trong nước.

2. Protein:

- Dạng tồn tại:

+ Dạng sợi: tóc, móng, sừng…

+ Dạng hình cầu: cơ, bắp, máu…

- Tính tan khác nhau:

+ Dạng sợi: không tan trong nước

+ Dạng hình cầu: tan trong nước thành dạng lỏng, keo

IV. Tính chất hóa học của peptit:

Xét 1 peptit X hở có n gốc α−amino axit, mỗi gốc có 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2

1. Phản ứng thủy phân:

- Peptit có thể bị thủy phân nhờ xúc tác enzim hoặc đun nóng với dung dịch axit hoặc kiềm

a. Xúc tác enzim: 

                    

- Với xúc tác là enzim , peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành những peptit nhỏ hơn và amino axit

b. Xúc tác axit:


Trong đó: hệ số của H+ = tổng số nhóm -NH2 có trong n gốc α−amino axit

c. Xúc tác kiềm:

                  

+ Hệ số của OH- = tổng số nhóm -COOH trong n gốc α−aa

+ Hệ số của H2O = số nhóm -COOH tự do

              = hệ số của OH- - số liên kết peptit

2. Phản ứng màu Biure:

- phản ứng với Cu(OH)2/to thường tạo dung dịch xanh tím

- Chỉ xảy ra với những peptit có từ 3 gốc α−amino axit trở lên

- Dùng để phân biệt đipeptit và tripeptit

3. Phản ứng đốt cháy:

                     

V. Tính chất hóa học của Protein:

1. Phản ứng thủy phân:

- Tương tự peptit, protein có thể bị thủy phân khi dùng xúc tác enzim hoặc đun nóng với dung dịch axit hoặc kiềm

- Nếu là protein đơn giản: hoàn toàn giống peptit

- Nếu là protein phức tạp: trong quá trình thủy phân protein bao gồm cả phản ứng thủy phân peptit, gluxit, lipit…

2. Phản ứng màu:

- Phản ứng màu Biure: xảy ra với tất cả các dung dịch protein

- Phản ứng màu anbumin: xảy ra với các protein có chứa vòng benzen trong phân tử


1. Sự đông tụ Protein:

- là quá trình chuyển protein từ thể lỏng sang thể rắn nhờ to hoặc 1 số muối, axit hoặc bazo

 VD: đậu phụ, trứng…

2. Phản ứng cháy

- Protein cháy có mùi khét

 

VI. Một số bài tập lý thuyết:

Câu 1:Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH

B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH

C. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH

D. H2N-CH2CONH-CH2CH2COOH

Đáp án: B

Câu 2: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

B. Tất cảcác protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

Đáp án: B

Câu 3 : Nhận xét nào sau đây sai?

A. Các dung dịch glixin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ

B. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ

C. liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-aminoaxit

D. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch protein s xuất hiện màu tím xanh

Đáp án: A

Câu 4:Nguyên nhân làm cho protein bị đông tụ có thể là: (1) Do nhiệt.; (2) Do axit; (3) Do bazơ; (4) Do muối của kim loại nặng

A. (1), (2)                  C. (2), (3)

B. (1), (3), (4)             D. (1), (2), (3), (4)

Đáp án: D

Câu 5: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

A. 2       B. 3       C. 4       D. 1

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009)

Đáp án: C

Câu 6: Số đồng phân phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là

A. 2.       B.3.       C. 5.       D. 4.

Đáp án: B

Câu 7: Cho các chất sau:

(1) H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH

(2) H2N-CH2CO-NH-CH2-CH2-COOH

(3) H2N-CH(CH3)CO-NH-CH(CH3)-COOH

(4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)COOH

(5) NH2-CO-NH2

(6) CH3-NH-CO-CH3

(7) HOOC-CH2-NH-CO-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2 Trong các chất trên, số peptit là

A. 1            B. 2          C. 3         D. 4

Đáp án: B

Câu 8: Peptit X có cấu tạo:

H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH.

Tên gọi của peptit X là

A. glixinalaninglyxin.

B. glixylalanylglyxin.

C. alaningyxylalanin.

D. alanylglyxylglyxyl.

Đáp án: B

Câu 9: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin

(Val) và 1 mol Phenylalanin (Phe). Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala- Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Đáp án: C

Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là:

A. Ala và Gly               C. Ala  Val

B. Gly  Gly               D. Gly và Val

Đáp án: D

Câu 11: Khi thủy phân một octapetit X mạch hở, có công thức cấu tạo là Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr- Ala thì thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Gly?

A. 4.          B. 3.       C. 5.        D. 6.

Đáp án: B

Câu 12 : X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:

A. 5.          B. 3.       C. 4.          D. 2.

(Đề thi thử Đại học lần 2 – THPT chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội)

Đáp án: B

Câu 13: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?

A. 3.          B. 1.       C. 2.          D. 4.

Đáp án: C

Câu 14:Cho 3 chất X, Y, Z vào 3 ống nghiệm chứa sẵn Cu(OH)2 trong NaOH lắc đều và quan sát thì thấy: Chất X thấy xuất hiện màu tím, chất Y thì Cu(OH)2 tan và có màu xanh nhạt, chất Z thì Cu(OH)2 tan và có màu xanh thẫm. X, Y, Z lần lượt là

A. Hồ tinh bột, HCOOH, mantozơ.

B. Protein, CH3CHO, saccarozơ.

C. Anbumin, C2H5COOH, glyxin.

D. Lòng trắng trứng, CH3COOH, glucozơ.

Đáp án: D

Câu 15: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu xanh

Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

Cu(OH)2

Có màu tím

T

Dung dịch Br2

Kết tủa trắng

 

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin

B. Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột

C. Etylamin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng

D. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin

Đáp án: A

 









Bài viết gợi ý: