Chuyên đề : Kim loại Kiềm ( nhóm IA)

Phần 1. Lý thuyết:

I.                  Tính chất vật lý, đặc điểm cấu tạo

1.     Có chung kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối kém bền nên các kim loại kiềm có độ cứng nhỏ, có nhiệt độ nóng chảy thấp, có khối lượng riêng nhỏ.

2.     Các quy luật biến đổi (các đại lượng vật lý)

-         Khối lượng riêng tăng dần

-         Độ cứng giảm dần

-         Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần.

II.               Trạng thái tự nhiên:

-         NaCl : muối ăn

-         Diêm tiêu Natri : NaNO3

-         Xinvinit : KCl.NaCl

-         Criolit: Na3AlF6

III.             Tính chất hóa học : Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ liti đến xesi.

Trong hợp chất, các kim loại kiềm  có số oxi hóa+1.

1. Tác dụng với phi kim

a/ Với O2

2Na + O2(khô)→Na2O2

 4Na+O2(kk)→2Na2O

b/ Với Cl2

2K + Cl2→2KCl

2.     Tác dụng với axit

2Na+2HCl→2NaCl+H2 ; 2Na+H2SO4→Na2SO4+H2

3.     Tác dụng với H2O

2K+2H2O→2KOH+H2

Na nóng chảy và chạy trên mặt nước, K bùng cháy, Rb&Cs pư mãnh liệt.

KLK tác dụng dễ dàng với H2O nên người ta bảo quản nó trong dầu hỏa.

IV.            Ứng dụng, điều chế:

1.Ứng dụng : Chế tạo hợp kim có t0nc thấp. Hợp kim Li-Al dùng trong kỉ thuật hàng không. Cs làm tế bào quang điện

2. Điều chế : Khử ion của KLK thành KL tự do M++e→M bằng cách Đpnc muối halogenua của KLK

2NaCl2→Na+Cl2

 

V.               Hợp chất quan trọng của kim loại kiềm:

1.     NaOH ( xút ăn da)

-         Là CR tan tốt trong nước. Khi tan trong nước tỏa nhiều nhiệt

-         Là 1 bazo mạnh

+ Đổi màu chất chỉ thị

+ Tác dụng với axit ( cả axit rất yếu : phenol)

+ Tác dụng với oxit axit

+ Tác dụng với 1 số muối

-         Điều chế : Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn :

2NaCl + 2H2O -> 2NaOH + H2 + Cl2

2.     Na2CO3 ( soda công nghiệp)

-         Tham gia phản ứng trao đổi ion

-         Có môi trường kiềm mạnh pH >7 : khi phản ứng với dd Al3+, Fe3+ thì phản ứng theo cơ chế phản ứng thủy phân -> Hidroxit kết tủa và giải phóng CO2.

R2CO3 + Al3+ + H2O -> Al(OH)3 +  CO2 + R+

R2CO3 + Fe3+ + H2O -> Fe(OH)3 +  CO2 + R+

-         ứng dụng trong công nghiệp sản xuất bột giặt, thủy tinh và xi măng.

3.     NaHCO3 (soda thực phẩm)

-         Có tính chất lưỡng tính

+ Tác dụng với dd axit mạnh -> CO2

+ Tác dụng với dung dịch kiềm -> muối trung hòa.

-         Phản ứng nhiệt phân

Tất cả các muối HCO3- -> muối trung hòa + CO2 ­+ H2O

HCO3- -> CO32- + CO2 + H2O

-         Dung dịch NaHCO3 có môi trường kiềm yếu do tính bazo của HCO3- trội hơn tính axit -> dung dịch NaHCO3 có pH > 7

-         Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp bia, nước giải khát, giảm bệnh đau dạ dày

 

Phần 2. Ví dụ mẫu: 

Câu 1. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường:

A.     Na

B.      Fe

C.      Mg

D.     Al

Hướng dẫn giải:

A đúng vì Na là kim loại kiềm nên tan trong nước

Na + H2O -> NaOH+ 1/2H

B, C sai vì Fe, Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao

D sai vì Al không phản ứng với nước ( SGK12-NC trang 173)

Câu 2. Thực hiện các thí nghiệm sau:

1.        Cho dung dịch NaCl và dd KOH

2.       Cho dung dịch Na2CO3 vào dd Ca(OH)2

3.       Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn

4.       Cho dung dịch Cu(OH)2  vào dung dịch NaNO3

5.       Sục khí NH3  vào dung dịch Na2CO3

6.       Cho dung dịch Na2SO4 ­ vào dung dịch Ba(OH)2

Các thí nghiệm đều điều chế NaOH là:

A.     2,3,4

B.      1,2,3

C.      1,4,5

D.     2,5,6

Hướng dẫn giải:

1,4,5 không phản ứng

Phần 3 . Củng cố lý thuyết:

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?

A.   Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

B.   Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất

C.   Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất

D.   Bán kính nguyên tử

Câu 2: Nguyên tử của các kim loại trong trong nhóm IA khác nhau về:

A.   số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

B.   cấu hình electron nguyên tử

C.   số oxi hoá của nguyên tử trong hợp chất

D.   kiểu mạng tinh thể của đơn chất

Câu 3. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A.   Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại nhiều với dạng hợp chất.

B.   Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.

C.   Cho Na vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu đỏ.

D.   Trong các phản ứng, các kim loại kiềm chỉ thể hiện tính khử.

Câu 4: Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là:

A. Li                     B. Na                    C. K                     D. Cs

Câu 5 : Những nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của:

A. điện tích hạt nhân nguyên tử        B. khối lượng riêng

C. nhiệt độ sôi                                  D. số oxi hoá

Câu 6. Cho các nhận định sau:

(1)  Các kim loại kiềm đều có cấu hình là ns1.

(2)  Các kim loại kiềm đều tan trong nước ở điều kiện thường.

(3)  Các kim loại kiềm là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh.

(4)  Các kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối. Số nhận định đúng

A. 4                      B. 2                      C. 3                      D. 1

Câu 7. Cho các nhận định sau:

(1)  Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.

(2)  Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim của kim loại đều do các electron tự do trong kim loại gây ra.

(3)  Hợp kim của Mg được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay và ôtô.

(4)  Các kim loại Li, Na, K, Cs đều có cấu trúc lập phương tâm khối.

(5)  Kim loại Liti (Li) có khối lượng riêng nhỏ nhất trong tất cả các kim loại.

(6)  Trong mọi hợp chất, các kim loại kiềm thổ chỉ có một mức oxi hóa duy nhất là +2.

(7)  Trong các phản ứng hóa học, các kim loại kiềm đều thể hiện tính khử.

(8)  Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al và Fe. Số nhận định đúng là.

A. 8                      B. 6                      C. 4                      D. 5

Câu 8: Dung dịch nào dưới đây cópH > 7?

A.   FeCl3.               B. K2SO4.             C. Na2CO3.           D. Al2(SO4)3.

Câu 9: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?

A. LiCl                 B. NaNO3             C. KHCO3            D. KBr

Câu 10: Chất có tính lưỡng tính là:

A. NaCl.               B. NaNO3.            C. NaOH.             D. NaHCO3.

Câu 11: Cho các dung dịch: NaOH; NaHCO3; Na2CO3; NaHSO4; Na2SO4. Các dung dịch làm cho quỳ tím đổi sang màu xanh là:

A.   NaOH; Na2SO4; Na2CO3               C. NaOH; NaHCO3; Na2CO3

B.   NaHSO4; NaHCO3; Na2CO3          D. NaHSO4; NaOH; NaHCO3

Câu 12: Khi cho dung dịch NaOH dư vào cốc đựng dung dịch Ca(HCO3)2 thì trong cốc:

A. sủi bọt khí.                                   B. không có hiện tượng gì.

C. xuất hiện kết tủa trắng.                D. có kết tủa trắng và bọt khí.

Câu 13: Cho từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng xảy ra là:

A.   lập tức có khí thoát ra.

B.   không có hiện tượng gì.

C.   đầu tiên không có hiện tượng gì sau sau mới có khí bay ra.

D.   có kết tủa trắng xuất hiện.

Câu 14: Sục khí CO2 từ từ tới dư qua dung dịch nước vôi trong sau đó lại đun nóng dung dịch sau phản ứng. Hiện tượng xảy ra là:

A.   Có kết tủa trắng xuất hiện.

B.   Có kết tủa sau rồi kết tủa tan.

C.   Không có kết tủa dung dịch trong suốt.

D.   Có kết tủa sau tan rồi lại xuất hiện kết tủa.

Câu 15: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 là:

A.   Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại và không đổi một thời gian sau đó giảm dần đến trong suốt.

B.   Ban đầu không có hiện tượng gì đến một lúc nào đó dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại sau đó giảm dần đến trong suốt.

C.   Ban đầu không có hiện tượng gì sau đó xuất hiện kết tủa và tan ngay.

D.   Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại sau đó giảm dần đến trong suốt.

Câu 16: Dùng phản ứng của kim loại với dung dịch muối không thể chứng minh:

A. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.      B. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.

C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+.     D. K có tính khử mạnh hơn Ca.

Câu 17. Nhận định nào sau đây là sai?.

A.   Các kim loại kiềm có màu trắng bạc, có tính khử mạnh.

B.   Natri được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.

C.   Trong mọi hợp chất, các kim loại kiềm chỉ có một mức oxi hóa là +1.

D.   Trong phân nhóm chính nhóm IA, chỉ chứa các kim loại kiềm.

Câu 18: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2O3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là:

A. 1.                     B. 2.                     C. 4.                     D. 3.

Câu 19: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3 )2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A. HNO3, NaCl, Na2SO4.                  B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.

C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.              D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007)

Câu 20: Dãy các chất tác dụng với dung dịch HCl là:

A. Mg3(PO4)2, ZnS, Ag, Na2SO3, CuS       B. Mg3(PO4)2, ZnS, Na2SO3

C. Mg3(PO4)2, ZnS, CuS, NaHSO4    D. Mg3(PO4)2, NaHSO4, Na2SO3

Câu 21: Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là:

A. 4.                     B. 6.                     C. 3.                     D. 2.

(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008)

Câu 22: Cho các dung dịch sau: Ba(OH)2; NaCO3; MgCl2; Ca(HCO3)2. Số phản ứng xảy ra giữa 2 chất một là:

A. 4                      B. 3                      C. 5                      D. 6

Câu 23: Có 4 dung dịch: Ba(OH)2, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO4. Khi trộn lẫn với nhau từng đôi một, số cặp dung dịch tác dụng được với nhau là:

A. 2.                     B. 4.                     C. 5.                     D. 6.

Câu  24: Phản ứng nào sau đây không tạo ra hai muối?

A. Fe3O4 + HCl dư                            B. Ca(HCO3)2 + NaOH

C. CO2 + NaOH dư                           D. NO2 + NaOH

Câu 25: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:

A. NaCl, NaOH.                               B. NaCl.

C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.    D. NaCl, NaOH, BaCl2.

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007)

Câu 26: Cho dung dịch chứa a mol NaHCO3 vào dung dịch chứa b mol Ba(OH)2 (biết b < a < 2b). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, dung dịch nước lọc thu được chứa:

A. NaOH, Na2CO3                            B. NaHCO3, Na2CO3

C. NaOH, Ba(OH)2                           D. NaHCO3, Ba(HCO3)2

Câu 27: X, Y, Z là 3 hợp chất của một kim loại hóa trị I khi đốt cháy ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong nhưng không làm mất màu dung dịch nước Brom. X, Y, Z lần lượt là:

A. K2CO3, KOH KHCO3             

B. NaHCO3, NaOH và Na2CO3

C. Na2CO3, NaHCO3 NaOH       

D. NaOH, NaHCO3 Na2CO3

Câu 28: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. pH của dung dịch thu được là

?

A. 7.                     B. 0.                     C. > 7.                  D. < 7.

Câu 29: Những đặc điểm nào sau đây phù hợp với tính chất của muối NaHCO3 :

(1)    Chất lưỡng tính ;

(2)    Kém bền với nhiệt ;

(3)    Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh ;

(4)    Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu ;

(5)    Thuỷ phân cho môi trường axit ;

(6)    Chỉ tác dụng với axit mạnh.

A. 1, 2, 4.             B. 2, 4, 6.             C. 1, 2, 3.             D. 2, 5, 6.

Câu 30: Tính chất nào nêu dưới nay sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?

A.                  Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân.

B.                   Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.

C.        Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm.

D.        Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dd NaOH.

Câu 31: Cho các chất rắn: Al2O3, ZnO, NaOH, Al, Zn, Na2O, K2O, , Ba. Chất rắn nào có thể tan hoàn toàn trong dung dịch KOH dư ?

A. Al, Zn, .                                        B. ZnO, Al2O3, Na2O; KOH.

C. Al, Zn, , ZnO, Al2O3.                    D. Tất cả chất rắn đã cho.

Câu 32: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A.   Dung dịch vẫn trong suốt, không có hiện tượng gì.

B.   Có kết tủa trắng tạo thành, kết tủa không tan khi CO2 dư.

C.   Ban đầu dung dịch vẫn trong suốt, sau đó mới có kết tủa trắng.

D.   Ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt.

Câu 33: Cho sơ đồ biến hoá: Na  X  Y  Z  T  Na. Hãy chọn thứ tự đúng của các chất X,Y,Z,T

A. Na2CO3 ; NaOH ; Na2SO4 ; NaCl.                            

B. NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaCl

C. NaOH ; Na2CO3 ; Na2SO4 ; NaCl.       

D. Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaOH ; NaCl.

Câu 34: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4NO3, NaHCO3 và Ba(NO3)2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa

A. NaNO3, NaOH, Ba(NO3)2.          

B. NaNO3, NaOH.

C. NaNO3, NaHCO3, NH4NO3, Ba(NO3)2.

D. NaNO3.

Câu 35: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu tím. X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là những chất nào sau đây?

A. KOH, K2CO3, KHCO3, CO2.       

B. KOH, KHCO3, K2CO3, CO2.

C. KOH, KHCO3, CO2, K2CO3.       

D. KOH, K2CO3, CO2, KHCO3.

Câu 36 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, NaHCO3 (có tỷ lệ mol lần lượt là 5 : 4 : 2) vào nước dư, đun nóng. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa :

A. NaHCO3 Ba(HCO3)2                B. Na2CO3.

C. NaHCO3                                       D. NaHCO3 (NH4)2CO3.

Câu 37 : Khi tiến hành thí nghiệm sinh ra các khí độc như SO2, H2S, Cl2, NO2. Để hạn chế các khí này thoát ra từ ống nghiệm một cách có hiệu quả nhất, chúng ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm:

A. Giấm ăn.          B. Kiềm.               C. Dung dịch HCl .         D. Nước.

 Câu 38: Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4?

A. Quỳ tím                                        B. Bột kẽm

C. Na2CO3                                        D. Một trong 3 hóa chất trên

Câu 39: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là:

A. giấy quỳ tím.   B. Zn.                   C. Al.          D. BaCO3.

Câu 40: Cho 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3; CaCO3; Na2SO4; CaSO4.2H2O. Để nhận biết 4 lọ hoá chất trên người ta có thể dùng:

A. H2O và dung dịch NaOH             

B. H2O và dung dịch HCl

C. H2O và dung dịch BaCl2              

D. Không cần dùng hoá chất khác

Câu 41: Nếu chỉ được dùng thêm 1 dung dịch để nhận biết các kim loại đựng riêng biệt: Na, Mg, Al, Fe thì đó là dung dịch nào trong các dung dịch sau:

A. dung dịch BaCl2                           B. dung dịch Ba(OH)2

C. dung dịch NaOH                          D. dung dịch FeCl3

Câu 42: Cho 4 ống nghiệm đựng dung dịch các chất sau: Na2CO3; BaCl2; HCl; NaOH. Để nhận biết các ống nghiệm trên số hoá chất tối thiểu phải dùng là:

A. 1 chất                                          

B. 2 chất

C. 3 chất                                          

D. không cần dùng thuốc thử

Câu 43: Muối Na2CO3 bị lẫn tạp chất là NaHCO3. Dùng cách nào sau đây để loại bỏ được tạp chất trên?

A. Hoà tan vào nước rồi lọc.            

B. Hoà tan trong HCl rồi cô cạn.

C. Hoà tan trong NaOH dư rồi cô cạn.    

D. Nung đến khối lượng không đổi.

Câu 44: Cho dung dịch chứa các ion sau (Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-). Muốn tách được nhiều cation nhất ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch tác dụng với chất nào trong các chất sau:

A. Dung dịch K2CO3 vừa đủ           

B. Dung dịch Na2SO4 vừa đủ

C. Dung dịch NaOH vừa đủ            

D. Dung dịch Na2CO3 vừa đủ

Câu 45: Cho một dung dịch chứa các ion: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu, cần dùng dung dịch chứa:

A. K2CO3             B. NaOH              C. Na2SO4            D. AgNO3

Câu46 : Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách:

A.   điện phân nóng chảy NaCl.

B.   cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C.   điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D.   cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 47: Để điều chế Na người ta có thể dùng phương pháp:

A.   Điện phân dung dịch NaOH hoặc NaCl.

B.   Điện phân nóng chảy NaOH hoặc NaCl.

C.   Dùng kim loại Mg tác dụng với dung dịch NaCl.

D.   Khử Na2O thành Na bằng chất khử như CO; H2; .....

Câu 48: Để điều chế Na người ta dùng phương pháp nào sau đây ?

A. Nhiệt phân NaNO3.                     

B. Điện phân dung dịch NaCl.

C. Điện phân NaCl nóng chảy.        

D. Cho K phản ứng với dung dịch NaCl.

Câu 49:Thực hiện các thí nghiệmsau:

(I)    Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.

(II)     Cho dung dịch Na2CO3vào dung dịch Ca(OH)2.

(III)     Điện phân dung dịch NaCl vớiđiện cực trơ, có màng ngăn.

(IV)     Cho Cu(OH)2vào dung dịch NaNO3.

(V)     SụckhíNH3 vào dung dịch Na2CO3.

(VI)     Cho dung dịch Na2SO4vào dung dịch Ba(OH)2.

Các thí nghiệmđều điều chế được NaOH

A.   II, III VI.      B. I, II và III.        C. I, IV V.       D. II, V và VI.

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009)

Câu 50: Có thể điều chế trực tiếp NaOH từ những chất nào sau đây.

A. Na2CO3; Na2O; Na2HCO3             B. Na; Na2CO3; NaCl

C. NaAlO2; NaCl; Na2SO4                D. Na2O; NaHCO3; NaCl

Câu 51: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp:

A.   điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.

B.   điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.

C.   điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.

D.   điện phân NaCl nóng chảy.

(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007)

Câu 52: Từ dung dịch Na2CO3 ta có thể điều chế Na bằng cách

A.   Cô cạn dung dịch rồi điện phân Na2CO3 nóng chảy.

B.   Chuyển dung dịch Na2CO3 thành dung dịch NaCl, cô cạn rồi điện phân nóng chảy NaCl

C.   Chuyển dung dịch Na2CO3 thành dung dịch NaCl, rồi điện phân dung dịch NaCl

D.   Điện phân dung dịch Na2CO3 .

Câu 53.  Trong công nghiệp, natri hydroxit (NaOH) được điều chế bằng cách.

A.   Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Na2SO4.

B.   Cho Na vào nước dư.

C.   Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D.   Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.

Phần 4. Đáp án

1.D

2.B

3.A

4.D

5.A

6.A

7.A

8.C

9.C

10.D

11.C

12.C

13.C

14.D

15.A

16.D

17.D

18.A

19.B

20.B

21.A

22.C

23.C

24.C

25.B

26.A

27.D

28.C

29.A

30.A

31.D

32.B

33.C

34.D

35.B

36.B

37.B

38.D

39.D

40.B

41.D

42.D

43.D

44.D

45.A

46.B

47.B

48.C

49.A

50.B

51.C

52.B

53.C

54.

55.

56.

 

Bài viết gợi ý: