CHUYÊN ĐỀ: AMINO AXIT

A)LÝ THUYẾT

1)Khái niệm

-amino axit là hợp chất tạp chức, trong  phân tử vừa có nhóm amoni $(-N{{H}_{2}})$ vừa có nhóm cacboxyl (-COOH)

-Tổng quát:    ${{({{H}_{2}}N)}_{n}}-R-{{(C\text{OO}H)}_{m}}$

*chú ý: amino axit=axit amin

                


2)Danh pháp

-coi amino axit là một axit cacboxylic có nhóm chức -$N{{H}_{2}}$.

a)Tên thay thế

tên a.a= axit+ số chỉ vị trí của nhóm amino+amino+tên hệ thống axit tương ứng mạch chính

b)Tên hệ thống

tên a.a= axit+ kí hiệu chỉ vị trí +amino+ tên thông thường của axit

kí hiệu chỉ vị trí:   (α;β;γ;δ;ε)

-VD:             

-Tên thay thế : axit 3-amino butanonic

-Tên hệ thống: axit β-amino butynic

c)Tên thông thường

-các amino axit cấu tạo nên peptit/protein ở sinh vật được gọi chung là các ‘’amino axit tự nhiên’’, chúng đều là các α amino axit.

- các amino axit thường gặp:

\[{{H}_{2}}N-C{{H}_{2}}-C\text{OO}H\]                                         Axit aminoaxetic (glyxin hay glicocol)

\[C{{H}_{3}}-CH(N{{H}_{2}})-C\text{OO}H\]                                  Axit aminopropionic (alanin)

\[\text{HOO}C-C{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-CH(N{{H}_{2}})-C\text{OO}H\]          Axit α-aminoglutaric (axit glutamic)

\[{{\left( C{{H}_{3}} \right)}_{2}}-CH-CH(N{{H}_{2}})-C\text{OO}H\]                      Axit α-aminoisovaleric (valin)

\[N{{H}_{2}}-{{\left( C{{H}_{2}} \right)}_{4}}-CH(N{{H}_{2}})-C\text{OO}H\]                  Axit α,ε-điaminocaproic (Lysin)

\[HO-{{C}_{6}}{{H}_{4}}-C{{H}_{2}}-CH(N{{H}_{2}})-C\text{OO}H\]     Axit α-amino-β(p-hidroxiphenyl)propanoic Tyrosin

3)Tính chất vật lý

- Chất rắn, dạng tinh thể, không màu, vị hơi ngọt.

- Nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước vì amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

                                   

4)Tính chất hóa học

a. Sự phân li trong dung dịch

\[{{H}_{2}}N-C{{H}_{2}}-C\text{OO}H\underset{{}}{\longleftrightarrow}{{H}_{3}}{{N}^{+}}-C{{H}_{2}}-C\text{O}{{\text{O}}^{-}}\]

                                                 (ion lưỡng cực)

b. Aminoaxit có tính lưỡng tính

+)Tính axit

     Tác dụng với bazơ mạnh tạo ra muối và nước:                         

\[N{{H}_{2}}-CH{}_{2}-C\text{OO}H+KOH\to N{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C\text{OO}K+{{H}_{2}}O\]

Chú ý: sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng khi giải bài tập.

+). Tính bazơ

    Tác dụng với axit mạnh tạo muối.

\[N{{H}_{2}}-CH{}_{2}-C\text{OO}H+HCl\to ClN{{H}_{3}}-C{{H}_{2}}-C\text{OOH}\]

Chú ý sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng và định luật bảo toàn khối lượng khi giải bài tập.

c. Phản ứng trùng ngưng của aminoaxit

\[nN{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C\text{OOH}\xrightarrow{{{t}^{o}}}{{(-N{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C\text{O-)}}_{n}}+n{{H}_{2}}O\]

- Phản ứng trùng ngưng của 6-aminohexanoic (axit ε-aminocaproic) hoặc axit 7-aminoheptanoic (axit ω-aminoenantoic) với xác tác tạo thành polime thuộc loại poliamit.

- Từ n aminoaxit khác nhau có thể tạo thành n! polipeptit chứa n gốc aminoaxit khác nhau; nn polipeptit chứa n gốc aminoaxit.

d. Phản ứng với HNO2

\[\text{HOO}C-R-C{{H}_{2}}+HN{{O}_{2}}\to H\text{OO}C-R-OH+{{N}_{2}}+{{H}_{2}}O\]

e. Phản ứng este hoá

\[N{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C\text{OO}H+ROH\to N{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C\text{OOR+}{{\text{H}}_{2}}O\]

Chú ý

- Aminoaxit có làm đổi màu quỳ tím hay không tùy thuộc vào quan hệ giữa số nhóm COOH và số nhóm NH2 có trong phân tử aminoaxit:

+ Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm COOH = số nhóm NH2 → aminoaxit không làm đổi màu quỳ tím.

+ Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm COOH > số nhóm NH2 → aminoaxit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

+ Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm COOH < số nhóm NH­2 → aminoaxit làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

- Các phản ứng do muối của aminoaxit tác dụng với dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm.

\[N{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C\text{OO}K+2HCl\to N{{H}_{3}}Cl-C{{H}_{2}}-C\text{OOH+KCl}\]

\[NH-3Cl-C{{H}_{2}}-C\text{OO}H+2KOH\to N{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C\text{OO}K+KCl+{{H}_{2}}O\]


IV ĐIỀU CHẾ

     Thủy phân protit

\[{{(-NH-C{{H}_{2}}-CO-)}_{n}}+n{{H}_{2}}O\to nN{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C\text{OO}H\]

B)Các dạng bài tập thường gặp

Dạng 1: Bài tập về dốt cháy amino axit

                                 -Nếu amino axit có 1 nhóm \[N{{H}_{2}}\]và 1 nhóm  \[\text{COO}H\]thì  ta có                              công thức phân tử dạng   

Ví dụ : Đốt cháy 1 hợp chất hữu cơ X thu được \[C{{O}_{2}}\],\[{{H}_{2}}O\]và khí \[{{N}_{2}}\]. Cho sản phẩm cháy qua dung dịch \[Ca{{\left( OH \right)}_{2}}\]thấy 6 gam kết tủa ; khối lượng m bình tang là 3,9 gam và có 224ml khí thoát ra ở đktc. Biết tỷ khối của X so với hidro=44,5. Tìm ctpt của X?

Hướng dẫn:

   Đặt ctpt của X là: \[{{C}_{X}}{{H}_{Y}}{{O}_{Z}}{{N}_{T}}\]

 Ta có phương trình đốt cháy;

                            \[{{C}_{X}}{{H}_{Y}}{{O}_{Z}}{{N}_{T}}\xrightarrow{{{O}_{2}}}xC{{O}_{2}}+\frac{y}{2}{{H}_{_{2}}}O+\frac{t}{2}{{N}_{2}}\]

Theo đề bài khi cho sản phảm cháy tác dụng qua Ca(OH)2 sinh ra kết tủa nên kết tủa đó chính là \[CaC{{O}_{3}}\] theo phương trình

                              \[\begin{align}

               

=>m\[C{{O}_{2}}\]=0,06x44=2,64g

Ta lại có: m( bình tăng)= m CO2+m H2O

=>m\[{{H}_{2}}O\]=1,26=>n\[{{H}_{2}}O\]=0,07 (2)

n\[{{N}_{2}}\]=0,01(mol) theo đề bài (3)

Từ 1 2 3

X=2; y=7;t=1

Nên 12x3+ 7x1+16z+ 14x1=89

=>z=2

Vậy công thức phân tử của X là : \[{{C}_{3}}{{H}_{7}}{{O}_{2}}N\]

Dạng 2: Bài tập amino axit tác dụng với axit, bazo

Phương pháp:

-ta có phương trình

                         \[{{\left( {{H}_{2}}N \right)}_{a}}R{{(C\text{OO}H)}_{b}}+aHCl\to {{(Cl{{H}_{3}}N)}_{a}}R{{(C\text{OO}H)}_{b}}\]

                          \[{{({{H}_{2}}N)}_{a}}R{{(C\text{OO}H)}_{b}}+bNaOH\to {{({{H}_{2}}N)}_{a}}R{{(C\text{OO}Na)}_{b}}+b{{H}_{2}}O\]

                            a=\[\frac{nHCl}{nA.A}\]                                      b=\[\frac{nNaOH}{nA.A}\]

                          n(NaOH pứ)=\[\frac{{{m}_{muoi}}-{{m}_{a.a}}}{22}\]

ví dụ 1: cho X 1 α-ami no axit no chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm cacboxyl. Cho 15g ác dụng vừa  đỦ với dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được 19,4g muối khan. Tìm ctpt của X?

hướng dẫn:

Ta có ptrinh    \[({{H}_{2}}N)R(C\text{OO}H)+NaOH\to ({{H}_{2}}N)R(C\text{OO}Na)+{{H}_{2}}O\]

áp dụng công thức :    n(NaOH pứ)=\[\frac{{{m}_{muoi}}-{{m}_{a.a}}}{22}\]

thay số vào ta được : n(NaOH pứ)=0,2mol=nX

ð Mx= 15/0,2=75

ð MR=14

ð R=CH2

Vậy X là \[({{H}_{2}}N)C{{H}_{2}}(C\text{OO}H)\]

Ví dụ 2: cho 14,7 gam một amino axit X (có 1 nhóm NH2) tác dụng với NaOH dư thu được 19,1 gam muối. Mặt khác cũng lượng amino axit trên phản ứng với Hcl dư tạo 18,35 gam muối. Công thức cấu tạo của X có thể là:

Hướng dẫn:

              

                            Dạng 3: bài tập phản ứng với axit,bazo nối tiếp

-sơ đồ:           \[A.A+HCl\to \text{dd}A\xrightarrow{+NaOH}\text{ddB}\]

Ta coi dung dịch A gồm 

Lập luận tương tự ,ta có 

Ví dụ 1: X là một α-amino axit chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amoni. Cho 8,9 g X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A vào 300ml dung dịch NaOH 1M.Tìm công thức cấu tạo của X?

Hướng dẫn:

Coi dung dịch A gồm amino axit, và dung dịch HCl tác dụng lần lượt với NaOH

                   \[{{H}_{2}}NRCOOH+NaOH\to {{H}_{2}}NRCOONa+{{H}_{2}}O\]

                        0,1mol           0,1mol

                              HCl + NaOH ----> NaCl + H2O

                               0,2      0,2mol

Ta có MX=8,9/0,1=89  =>X là \[{{H}_{2}}N-{{C}_{2}}{{H}_{4}}-C\text{OO}H\]           

Vậy công thức cấu tạo là:  

B)Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho các chất sau: (1) metylamin; (2) Glyxin; (3) Lysin; (4) axit Glutamic; (5) Glutamin. Số dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là.

                   A. 4                           B. 2                            C. 3                            D. 5

Câu 2: Hãy cho biết có bao nhiêu amino axit có công thức phân tử là C4H9O2N.

               A. 2                           B. 5                             C. 3                               D. 4

Câu 3: Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy dung dịch nào sau đây.

          A. Glyxin, Alanin, Lysin                                     B. Glyxin, Valin, axit Glutamic

          C. Alanin, axit Glutamic, Valin                         D. Glixin, Lysin, axit Glutamic

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?

      A. Hợp chấp H2N-COOH là amino axit đơn giản nhất.

      B. Amino axit ngoài dạng phân tử ( H2N-R-COOH ) còn có dạng ion lưỡng cực ( H3N+RCOO-).

      C. Amino axit là hợp chất tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

      D. Amino axit là các chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và tạo dung dịch có vị ngọt.

Câu 5: Một amino axit chứa 46,6% C; 8,74% H; 13,59% N, còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Công thức phân tử đúng của amino axit là.

  A. C3H7O2N.                   B. C4H9O2N.                    C. C5H9O2N.                    D. C6H10O2N.

Câu 6: Chất X có phần trăm khối lượng C,H,O,N lần lượt là 32%; 6,67%; 42,66% và 18,67%. Tỉ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 3. X vừa tác dụng với HCl vừa tác dụng NaOH. Công thức cấu tạo của X là.

             A. H2NCH2COOH                                                         B. CH3CH(NH2)COOH

             C. NH2CH2CH2COOH                                                    D. CH3CH2CH(NH2)COOH

Câu 7: Một amino axit A có chứa 40,4% C; 7,9% H; 15,7% N và MA = 89. Công thức phân tử của A là.

             A. C3H5O2N                     B. C3H7O2N               C. C2H5O2N                  D. C4H9O2N

Câu 8: Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5: 32 : 14. CTPT của X là.

                

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất A ( chứa các nguyên tố C, H, O, N)  thu được hỗn hợp B gồm CO2, hơi H2O và N2 có tỷ khối hơi so với không H2 là 13,75. Cho B qua 1 bình đựng P2O5 dư và bình II đựng KOH rắn dư thì thấy tỉ lệ tăng khối lượng của bình II so với bình I là 1,3968. Só mol O2 cần dùng bằng một nửa tổng số mol CO2 và H2O. Biết MA<>amin. Công thức phân tử của A là.

 A. C2H7O2N.                    B. C3H7O2N.                   C. C3H7O2N2                      D. C2H5O2N

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất hữu cơ X thu được sản phẩm gồm 2 mol CO2, 11,2 lít N2 ( ở đktc) và 63 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với He = 19,25. Biết X dễ phản ứng với dung dịch HCl và NaOH. Cho X tác dụng với NaOH thu được khí Y. Đốt cháy Y thu được sản phẩm làm đục nước vôi trong. X có công thức cấu tạo là.

              A. CH2(NH2)COOH                                                             B. HCOONH3CH3                                                                     .             C.  CH3CH2COONH4                                                             D. CH3COONH4

Câu 11: Cho X là một amino axit. Khi co 0.01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với đungịch NaOH thì cần 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. X là.

               A. NH2C3H4(COOH)2                                                B. NH2C3H6COOH

               C. NH2C3H5(COOH)2                                                                            D. (NH2)2C5H9COOH

Câu 12: Amino axit có công thức H2N-CxHy-(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0.5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thì thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là.

                  A. 9,524%                           B. 10,687%                         C. 10,526%                    D. 11,966%

Câu 13: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 23,1 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dùng 200ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch chứa 38,4 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là.

                   A. 14,7                     B. 20,58                         C. 17,64                       D. 22,05

Câu 14: Cho 0,05 mol một amino axit (X) có công thức H2NCnH2n-1(COOH)2 vào 100ml dung dịch HCl 1,0M thì thu được một dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với một dung dịch Z có chứa đồng thời NaOH 1M và KOH 1M, thì thu được một dung dịch T, cô cạn T thu được 16,3 gam muối, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của cacbon trong X là.

                   A. 32.65                   B. 36.09                          C. 24.49                        D. 40.81

Câu 15: từ hỗn hợp chứa 13,5gam axit aminoaxetic;13,35 gam axit 2- aminopropanoic; 20,6 gam axit 3-amino butanoic và 25,74 gam axit-2-amino-3 metylbutanoic người ta có thể tổng hợp ra tối đa m gam tetrapeptit. Giá trị của m là?

A.    65,350                 B. 63,065                        C. 45,165                   D. 54.561

Câu 16: Biết A là một  α-amino axit chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 10,68gam A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 15,06 gam muối. vậy A có thể là

A Caprolactam                      B. alanin                   C glixin                      D . axit glutamic

Câu 17: cho 0,02 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 0,02 mol HCl , thu được 3,67 gam muối. công thức của X là?

A .\[HOOC-C{{H}_{2}}C{{H}_{2}}-CH(N{{H}_{2}})-C\text{OO}H\]

B .\[{{H}_{2}}N-C{{H}_{2}}CH(N{{H}_{2}})-C\text{OO}H\]

C.\[C{{H}_{3}}CH(N{{H}_{2}})-C\text{OO}H\]

D. \[\text{HOO}C-C{{H}_{2}}CH(N{{H}_{2}})-C\text{OO}H\]

Câu 18: cho 8,9 gam một chất hữu cơ X có công thức phân tử là \[{{C}_{3}}{{H}_{7}}{{O}_{2}}N\]phản ứng với 100ml dung dịch NaOH 1,5M. sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A.\[HCOO{{H}_{3}}NCH=C{{H}_{2}}\]                                       B. \[{{H}_{2}}NC{{H}_{2}}C{{H}_{2}}\text{COO}H\]

C. \[C{{H}_{2}}=CHC\text{OO}N{{H}_{4}}\]                                          D. \[{{H}_{2}}NC{{H}_{2}}\text{COO}C{{H}_{3}}\]

Câu 19: ứng  với công thức phân tử \[{{C}_{2}}{{H}_{7}}{{O}_{2}}N\](x) có bao nhiêu chất vừa phản ứng với NaOH vừa phản ứng được với HCl .

A 2                                 B 3                                 C 1                              D 4

Câu 20: Hợp chất A có công thức phân tử là \[{{C}_{3}}{{H}_{9}}N{{O}_{2}}\]. Cho 8,19 gam A tác dụng với 100ml dung dịch KOH 1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và khí Y có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. cô cạn dung dịch X thu được 9,38 gam chất rắn khan( quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi). Công thức cấu tạo thu gọn của A là

A \[C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}\text{COO}{{\text{H}}_{3}}NC{{H}_{3}}\]                                   B \[C{{H}_{3}}\text{COO}{{\text{H}}_{3}}NC{{H}_{3}}\]

C \[C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}\text{COON}{{\text{H}}_{4}}\]                                           D \[HCOO{{H}_{3}}NC{{H}_{2}}C{{H}_{3}}\]

Hướng dẫn giải

Câu 1: B

Câu 2: B

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5:

Ta có : %O= 100-(46,6+8,74+13,59)=31,07%

C:H:O:N=4:9:2:1

X cần tìm là \[{{C}_{4}}{{H}_{9}}{{O}_{2}}N\]

Câu 6:

Theo đề bài, ta có: Mx<29 x 3=87

Nên chỉ có đáp án A thỏa mãn

Câu 7: tương tự câu 1 , ta tìm được %O=36%

Gọi CTPT là \[{{C}_{X}}{{H}_{Y}}{{O}_{Z}}{{N}_{T}}\]

\[\frac{89}{100}=\frac{12x}{40,4}=\frac{y}{7,9}=\frac{16z}{36}=\frac{14t}{15,7}\]

Giải ra ta được x=3;y=7;z=2;t=1

Vậy đáp án đúng là B

Câu 8

Gọi ctpt của X là \[{{C}_{X}}{{H}_{Y}}{{O}_{Z}}{{N}_{T}}\]

Ta có tỷ lệ \[\frac{{{m}_{c}}}{12}=\frac{{{m}_{h}}}{1}=\frac{{{m}_{o}}}{16}=\frac{{{m}_{n}}}{14}\]=> x:y:z:t=6:5:2:1

Vậy đáp án là D

Câu 9:Gọi CTPT là \[{{C}_{X}}{{H}_{Y}}{{O}_{Z}}{{N}_{T}}\]

Ta có sơ đồ phản ứng cháy: \[{{C}_{X}}{{H}_{Y}}{{O}_{Z}}{{N}_{T}}\xrightarrow{{{O}_{2}}}xC{{O}_{2}}+\frac{y}{2}{{H}_{_{2}}}O+\frac{t}{2}{{N}_{2}}\]

Giả sử ta lấy lượng khí CO2 sinh ra cở B là 1 mol

=>n\[{{H}_{2}}O\]=\[\frac{\frac{44}{1,3968}}{18}=1,75mol\]

=>no2=\[\frac{1+1,75}{2}=1,375\]mol

Gọi x là số mol của nito trong B, từ giả thiết ta có:

\[\overline{{{M}_{b}}}=\frac{44+1,75x18+28x}{1+1,75+x}=13,75x2=27,5\] => x=0,25mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố , ta có số mol oxi trong A là

         no = nco2+nh20-2no2= 1mol

x:y:z:t=1:3,5:1:0,5=2:7:2:1

Vậy A có CT thực nghiệm là \[{{({{C}_{2}}{{H}_{7}}{{O}_{2}}N)}_{n}}\]

Theo đề bài, nen ta dễ dàng tìm ra n=1

Vậy đáp án là A

Câu 10:công thức đơn giản nhất cuả X là \[{{C}_{2}}{{H}_{7}}{{O}_{2}}N\]

Mà Mx=19,25 x 4=77 nên công thức đơn giản nhất cũng chính là công thức phân tử của X

Chỉ có đáp án B mới thỏa mãn yêu cầu bài toán.

\[HCOON{{H}_{3}}C{{H}_{3}}+HCl\to HCOOH+N{{H}_{3}}C{{H}_{3}}Cl\]

\[HCOON{{H}_{3}}C{{H}_{3}}+NaOH\to HCOONa+C{{H}_{3}}N{{H}_{2}}+{{H}_{2}}O\]

\[C{{H}_{3}}N{{H}_{2}}+{{O}_{2}}\to C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O+{{N}_{2}}\]

Câu 11: 

\[\xrightarrow{BTKL}{{M}_{X}}=\frac{1,835-0,01x36,5}{0,01}=147\]

Vậy đáp án là C

Câu 12 đáp án C

                                            

Câu 13:

     

Bảo toàn khối lượng, ta có:

          147a+40(0,4-a)=23,1+2a.18--->a=0,1=>m=14,7

Vậy đáp án A

Câu 14: B

Câu 15: ta có 

   Gly:0,18 mol

  ala:0,15 mol

  Val:0,22 mol

            

Bảo tàn khối lượng, ta có: \[{{m}_{tetrapeptit}}\]=13,5+13,35+25,74-0,4125.18=45,165g

Đáp án C

Câu 16:ta có

\[\xrightarrow{BTKL}{{n}_{HCl}}={{n}_{A}}=\frac{15,6-10,68}{36,5}=0,12\]

\[{{M}_{A}}\]=89 Nên đáp án là B

Câu 17: tỷ lệ mol X: NaOH=1:2nên X có 2 nhóm chức COOH

Ta có \[{{M}_{X}}=\frac{3,67}{0,02}-36,5=148\]

Đáp án là A

Câu 18:

*đôi khi nhìn đáp án cũng là một cách để giúp ta giải quyết bài toán nhanh hơn nhiều

Ta nhìn đáp án, thấy được : \[{{n}_{NaOH(pu)}}={{n}_{X}}=0,1mol\to {{n}_{NaOH(du)}}=0,05\]

Áp dụng định luật tang giảm khối lượng, ta có RCOOR’à RCOONa

m(giam)=11,7-2-8,9=0,8g<=> MR’=23-8=15

đáp án đúng là D

câu 19:A

câu 20:B

Bài viết gợi ý: