CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT VỀ CROM VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CROM

A. CROM

I. Cấu tạo:

- Cấu hình electron: 24Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1.

- Vị trí: ô 24, nhóm VIA, chu kỳ 4, có 6e độc thân.

Vì vậy trong hợp chất Cr có thể có số OXH từ +1 đến +6 nhưng phổ biến nhất là +2; +3; +6

II. Tính chất vật lý:

- Mạng lập phương tâm khối, màu trắng ánh bạc.

- Cứng nhất trong các kim loại (ứng dụng làm mũi khoan)

III. Tính chất hóa học:

- Có tính khử ở mức độ trung bình, tùy thuộc chất OXH tương tác có thể tạo ra hợp chất Cr2+, Cr3+

      1. Tác dụng với phi kim


      3. Tác dụng với dung dịch muối:

- Phản ứng xảy ra khó, chậm, thường tạo muối Cr3+

IV. Điều chế:

- là thực hiện phản ứng nhiệt luyện: chất khử là Al

                              

B. HỢP CHẤT CỦA CROM

I. Hợp chất Crom (II)

- Crom có số OXH là +2

- Gồm CrO, Cr(OH)2, muối Cr2+

1. Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Cr(II) là tính khử


2. Một số hợp chất Cr2+ (CrO, dung dịch muối Cr2+): có tính OXH khi tác dụng với chất khử

            

3. Tính chất vốn có:

a. CrO: oxit bazo không tan, màu đen

b. Cr(OH)2: bazo không tan, màu vàng

                   

c. Muối Cr2+: phản ứng trao đổi ion

II. Hợp chất Crom (III)

1. Cr2O3:

- màu xanh lục, là oxit lưỡng tính tan trong dung dịch axit mạnh tạo muối Cr3+

- không tan trong dung dịch kiềm, chỉ tan trong kiềm đặc nóng hoặc kiềm nóng chảy tạo muối CrO2-

                                   

2.Cr(OH)3: kết tủa màu lục     

- là 1 hidroxit lưỡng tính, dễ dàng tan trong dung dịch axit mạnh và dung dịch kiềm

3.Dung dịch muối Cr3+

a. Có tính OXH khi tác dụng với Zn

            

b. Có tính khử khi tác dụng với halogen/OH- tạo hợp chất CrO4-

            

III. Hợp chất Crom (VI)

1. CrO3: màu đỏ thẫm

a. Là 1 oxit axit

- Tác dụng với H2O tạo hỗn hợp 2 axit: H2CrO4, H2Cr2O7 (2 axit này chỉ tồn tại trong dung dịch, không tách ra được)

- Tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối cromat

           

b. Tính OXH mạnh

- bị khử bởi NH3, H2S, C2H5OH, P, S, dung dịch HCl tạo Cr3+

             

2. Muối Cr (VI):

- Muối đicromat Cr2O7-: màu da cam

 Muối cromat CrO42-: màu vàng chanh

- 2 muối này được chuyển hóa bằng một cân bằng thuận nghịch

                         

- Muối Cr (VI) bền trong dung dịch hơn axit Cr (VI), có tính OXH mạnh, đặc biệt trong môi trường axit phản ứng với chất khử tạo Cr (III)

 

C.BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 1: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là

A. Fe, Al, Cr                B. Fe, Al, Ag               C. Fe, Al, Cu                 D. Fe, Zn, Cr

Đáp án: A

Hướng dẫn: 

- Những kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc nguội là Fe, Al, Cr…

Câu 2: Chọn phát biểu đúng:

A. Trong môi trường axit, ion Cr3+ có tính khử mạnh

B. Trong môi trường kiềm, ion Cr3+ có tính oxi hóa mạnh

C. Trong dung dịch ion Cr3+ có tính lưỡng tính

D. Trong dung dịch ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Đáp án: D

Hướng dẫn:

  - Trong dung dịch ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử


Câu 3:Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

A. Al-Ca                B. Fe-Cr                    C. Cr-Al                        D. Fe-Mg

Đáp án: C

Hướng dẫn:

Cr-Al được bảo vệ trong không khí nhờ lớp màng Cr2O3; Al2O3

Câu 4: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 5.                  B. 2.                  C. 3.                    D. 4.

Đáp án: B

Hướng dẫn:

- Các chất lưỡng tính là: Cr(OH)3, Zn(OH)2

Câu 5 : Cho các chất sau : CO2, NO2, CO, CrO3, P2O5, Al2O3. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường?

A. 3                   B. 6                    C. 4                       D. 5 

Đáp án: D

Hướng dẫn:

- Các chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường: CO2, NO2, CrO3, P2O5, Al2O3 

Câu 6: Cho các tính chất sau :

(1) Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

(2) Tác dụng với dung dịch NaOH

(3) Tác dụng với dung dịch AgNO3

(4) Tác dụng với dung dịch HCl đặc nguội

(5) Tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng

(6) Tác dụng với Cl2 ở nhiệt độ thường

(7) Tác dụng với O2 nung nóng


(8) Tác dụng với S nung nóng


Trong các tính chất này, Al và Cr có chung :

A. 4 tính chất               B. 2 tính chất                  C. 5 tính chất                      D. 3 tính chất.

Đáp án: C

Hướng dẫn:

- Các tính chất chung của Al và Cr là: (3), (4), (5), (7), (8)

Câu 7 : Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng?

A. 4                  B. 3.                     C. 2                         D. 5

Đáp án: A

Hướng dẫn:

- Các chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng là Al, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr(OH)3

Câu 8: Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là:

A. 5.                        B. 2.                        C. 4.                      D. 3.

Đáp án: D

Hướng dẫn:

- Các chất kết tủa là: BaSO4, Fe(OH)2, BaCO3

 

D. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Ứng dụng không phải của crom là

A. Crom là kim loại rất cứng có thể dùng để cắt thủy tinh.

B. Crom dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.

C. Crom là kim loại nhẹ, được sử dụng tạo các hợp kim của ngành hàng không.

D. Điều kiện thường, crom tạo lớp màng oxit mịn, bền được dùng để mạ bảo vệ thép.

Đáp án: C

Câu 2: Chất rắn X màu lục, tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn X là

A. Cr2O3. B. CrO3 C. Cr2O D. Cr

Đáp án: A

Câu 3: Cho các kim loại sau: Cu, Al, Ag, Cr. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Kim loại có tính khử mạnh nhất là Al         

B. Kim loại  dẫn điện tốt nhất là Cu

C. Kim loại không phản ứng với oxi là Ag.

D. Kim loại có độ cứng cao nhất là Cr.

Đáp án: B

Câu 4: Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

A. Al và Ca                    B. Fe và Cr                      C. Cr và Al                          D. Fe và Al

Đáp án: C

Câu 5: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp một ít nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu của dung dịch X và Y lần lượt là

A. da cam và vàng                                     B. vàng và da cam

C. nâu đỏ và vàng                                      D. vàng và nâu đỏ

Đáp án: A

Câu 6: Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Khi cân bằng thì số phân tử HCl bị oxi hóa là

A. 3                       B. 6                           C. 8                           D. 14

Đáp án: B

Câu 7: Crom không phản ứng với chất nào sau đây?

A. dung dịch HCl

B. dung dịch NaOH đặc, nóng

C. dung dịch HNO3 đặc, nóng

D. dung dịch H2SO4 đặc, nóng

Đáp án: B

Câu 8: Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

A. Zn2+.                    B. Al3+.                             C. Cr3+.                          D. Fe3+.

Đáp án: C

Câu 9: Chất nào sau đây không lưỡng tính?

A. CrO3.                      B. Cr2O3.                           C. Cr(OH)3.                       D. Al2O3.

Đáp án: A

Câu 10: Tổng các hệ số (số nguyên tối giản) khi cân bằng phản ứng:

                                     K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → X + Y + Z + T  :

A. 20                        B. 22                          C. 24                               D. 26

Đáp án: A

 

 

 

 







Bài viết gợi ý: