Chuyên đề về ngữ âm ( phần 2 nhấn âm)

 

Trọng âm là:

Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, những từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm tiết khác trong cùng một từ thì ta nói âm tiết đó được nhấn trọng âm. Hay nói cách khác trọng âm rơi vào âm tiết đó.Vậy, để biết một từ nào đó có bao nhiêu âm tiết (syllable) và cách tách biệt âm tiết đó từ đâu đến đâu là điều rất quan trọng trong việc xác định trọng âm rơi vào vị trí âm tiết thứ bao nhiêu của từ đó. Từ việc hiểu này, chúng ta sẽ xác định số lượng âm tiết của 1 từ tiếng Anh là rất dễ dàng.

 

*Example:

+Happy à có 2 âm tiết

+Family à có 3 âm tiết

+Doctor à có 2 âm tiết

+Community à có 4 âm tiết

+Pronunciation à có 5 âm tiết.

 

 

Các loại trọng âm:

Do ngôn ngữ Anh không có dấu như tiếng Việt, và nó là ngôn ngữ có ngữ điệu (intonation). Từ đó về mặt bản chất tự nhiên của ngôn ngữ này, thì nó có ngữ điệu ngay cả trong các từ riêng lẻ. Trên cơ sở đó, có ba loại trọng âm của từ.

- Trọng âm chính (primary stress): kí hiệu là dấu phẩy trên bên trái của âm tiết [‘X]

- Trọng âm phụ (secondary stress): kí hiệu là dấu phẩy dưới bên trái của âm tiết [,X]

- Không trọng âm (unstressed): không có kí hiệu trong phiên âm quốc tế

Tuy nhiên trong các từ có hai âm tiết trở lên không phải từ nào cũng có chứa cả ba loại trọng âm. Thông thường các từ chỉ có loại trọng âm chính và loại không trọng âm. Những từ có thêm trọng âm phụ thường là các từ có nhiều âm tiết.

*Example:

                                  Ad’vise à có 2 loại trọng âm.

                                 Pro,nunci’ation à có 3 loại trọng âm.

 

*Note: Trong các âm tiết có trọng âm chính và trọng âm phụ thì thông thường chứa âm khỏe như: /e/, /ei/, /oi/, /ai/,… không chứa âm yếu như:  /ə/, /i/. Nhờ nguyên tắc này, nên có thể áp dụng sang làm bài tập phát âm phần gạch chân của các từ.

Ex:  Suggest (v) động từ 2 âm tiết thường nhấn âm thứ 2, nên từ này có 2 loại trọng âm là: không trọng âm và trọng âm chính, không có trọng âm phụ. Chữ cái ‘u’ nằm ở vị trí không có trọng âm nên được phát âm là âm yếu /ə/, còn chữ ‘e’ nằm ở âm tiết có trọng âm chính nên nó được đọc là âm khỏe /e/. Tuy nhiên, trong các dạng bài tập về trọng âm Các hậu tố luôn nhận trọng âm chính trong các đề kiểm tra hay đề thi THPT Quốc gia thì chủ yếu là yêu cầu xác định trọng âm chính  (main stress/ primary stress) của từ trong nhóm 4 từ.

 

Cách xác định trọng âm chính của từ:

 

Bước 1. Xác định số lượng âm tiết của các từ (dễ)

Bước 2. Xét các trường hợp ưu tiên

*Trường hợp ưu tiên 1:

                Gồm: -ain, -ade, -aire, -ee, -een, -eer, -oo, -oon, -ese, -ette,  -ique/-esque

                *example:             en-ter-tain  à từ này trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ 3

                                                Le-mo-’nade à từ này trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ 3

                                                Pic-tu-’resque à từ này trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ 3

*Trường hợp ưu tiên 2:  Các hậu tố  làm trọng âm chính nhấn vào âm tiết ngay trước nó

                Gồm: -ic, -ical, -ial, -ian, -ious, -ity, -ient, -ion, -itive, -ual, -logy, -ture

                *example:             e-co-‘no-mical à từ này trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ 3

                                                e-‘ffi-cient à từ này trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ 2

                                                I-‘ta-lian à từ này trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ 2

*Trường hợp ưu tiên 3: Các từ ngoại lệ

‘Politics                  ‘temperature       ‘Agriculture           ‘literature

Co’mmittee           intro’duce              Under’stand          repre’sent

Reco’mmend        po’lite                    po’lice                    ‘promise

‘Realise                  ‘answer                  ‘offer                      ‘happen

‘follow                    borrow                   ‘Coffee                   ‘Television…

*Bước 3. Áp dụng nguyên tắc cơ bản (Chỉ áp dụng đối với từ gốc)

                         *Từ có 2 âm tiết:       

- Danh từ và tính từ             à Trọng âm chính rơi vào âm thứ nhất

- Động từ                               à Trọng âm chính rơi vào âm thứ hai

                                EX: ‘Mo-ther, ‘ha-ppy, ‘ea-sy, ‘den-tist,…

                         *Từ có từ 3 âm tiết trở lên: à nhấn vào âm thứ 3 tính từ cuối từ

                                EX: co-mmu-ni-ty, so-ci-e-ty, en-vi-ron-ment, e-ra-di-cate,…

 

*NOTE:

1) Những tiền tố sau đây chỉ làm tăng số lượng âm tiết của từ mà không làm thay đổi trọng âm chính của từ gốc.

 

                         re-,                un-,                         in-,                          im-,                         il-,                            dis-,        

                         non-,             ir-,                           over-      ,               under-  ,      en-, …

                         ex:                ‘happy à un’happy

 

2) Những hậu tố sau đây chỉ làm tăng số lượng âm tiết của từ mà không làm thay đổi trọng âm chính của từ gốc.

 

                         -ed,                -ing,                        -ful,                         -less,                      -ment,                    -ous,                       -                                 able,      -ible,                                -ly,                                -er,                          -or,                          -ize,

                         -en,                -ship,                      -hood,                    -ness , ...

                        ex:               Re-‘la-tion (n) à Re-‘la-tion-ship.

 

3) Nếu là từ phái sinh (tức là từ đã thêm tiền tố hay hậu tố), xét trọng âm theo từ gốc

                         ex:                                 Từ gốc: de’pend (v) à trọng âm chính nhấn vào âm thứ 2

                                                Từ phái sinh: Inde’pendence             à trọng âm chính nhấn vào âm thứ 3.

 

 

CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:

 

Chuyên đề Ngữ Âm có 2 dạng bài tập trong đề kiểm tra, cũng như trong đề thi THPT Quốc gia. Đó là dạng bài về phát âm và dạng bài về trọng âm của từ.

 

*DẠNG 1: Chọn từ mà phần gạch chân(hoặc in nghiêng/hoặc in đậm) được phát âm khác so với các từ còn lại.

1. Phương pháp chung:

• Nếu phần gạch chân là phụ âm, thì cần nhớ đến các nguyên tắc biến đổi âm từ phụ âm sang các âm phụ âm mà đã được trình bầy ở phần kiến thức. Đồng thời cũng nên thận trọng với các trường hợp âm câm hoặc các từ ngoại lệ. Chẳng hạn, chữ ‘g’ đứng trước ‘e, i, y’ thường đọc là âm /dʒ/, nhưng ‘g’ câm trước ‘n’.

 • Nếu phần gạch chân là nguyên âm (o, u, e, a, i, y), thì vẫn phải nhớ đến các nguyên tắc biến đổi âm cơ bản đã được đề cập ở phần lí thuyết. Đồng thời kết hợp với kiến thức phần trọng âm, để xác định vị trí gạch chân đó nằm ở vị trí âm tiết có trọng âm hay không có trọng âm, và theo quy tắc cơ bản về âm yếu, âm khỏe. Chẳng hạn, chữ ‘u’ trong từ ‘subject’ được đọc là /ʌ/-âm khỏe, vì nó nằm ở âm tiết có trọng âm chính. Trong khi đó, chữ ‘u’ trong từ ‘suggest’ được đọc là /ə/- âm yếu, vì nó nằm ở âm tiết không có trọng âm.

 

*Example:

 

Ex1:  Nhận biết

Câu 1. A. brain                                              B. lamb                                           C. comb                                          D. climb

Hướng dẫn giải chi tiết:  Học sinh có thể chọn ngay đáp án đúng là A. Theo nguyên tắc âm câm, thì ‘b’ câm sau ‘m’, do đó B, C, D chữ ‘b’ câm, A chữ ‘b’ đọc là âm /b/.

 

Ex 2: Thông hiểu

Câu 1. A. particular                                      B. park                                            C. smart                                          D. hard

Hướng dẫn giải chi tiết: Theo nguyên tắc chung về nguyên âm, khi chữ ‘a’ đứng ngay trước chữ ‘r’ thì nó được phát âm là /a:/,  nhưng khi nó đứng ở âm tiết không có trọng âm, đặc biệt ở cuối từ, thì nó lại được đọc là âm yếu /ə/. Do đó, đáp án là A.

 

Ex3: Vận dụng

Câu 1. A. learned                 B. watched                            C. wanted                              D. wicked

Hướng dẫn giải chi tiết: Nếu thoạt nhìn câu này, các em học sinh có thể chọn ngay đáp án là A, hoặc C, và tất nhiên là sai. Do đó, nên dạy học sinh theo các bước cố định sau:

Bước 1: Xét xem các phương án có phải là từ cổ không (à /id/)

                                Xét các từ kết thúc là /t/ hay /d/ + ed à /id/

Bước 2: Xét từ gốc có kết thúc là các âm vô thanh + ed à ‘ed’ bị đồng hóa thành vô thanh /t/

Bước 3: Các trường hợp còn lại ‘ed’ được đọc là /d/

Theo phần lí thuyết, ta biết A, D là từ cổ, nên được phát âm là /id/, C kết thúc là /t/ nên –ed được phát âm là /id/. Vậy, đáp án là B - /t/.

 

Ex4 : Vận dụng cao

Câu 1. A. suggestion                            B. diggestion                         C. question                            D. attention

Hướng dẫn giải chi tiết: Nếu không nắm vững kiến thức về âm, thì đây là câu khó. Theo nguyên tắc âm, khi chữ ‘t’ đứng trước –ion, -ian, -ient,… được phát âm là /ʃ/, nhưng khi trước ‘t’ có chữ ‘s’ thì lại được phát âm thành /tʃ/. Do đó đáp án là D.

 

*DẠNG 2: Chọn từ mà có trọng âm chính ở vị trí âm tiết khác so với các từ còn lại.

 

1. Phương pháp chung

 

Bước 1. Xác định số lượng âm tiết của các từ (dễ)

Bước 2. Xét các trường hợp ưu tiên

Trường hợp ưu tiên 1: Các hậu tố luôn nhận trọng âm chính

                Gồm: -ain, -ade, -aire, -ee, -een, -eer, -oo, -oon, -ese, -ette,  -ique/-esque

                Trường hợp ưu tiên 2: Các hậu tố  làm trọng âm chính nhấn vào âm tiết ngay trước nó

                Gồm: -ic, -ical, -ial, -ian, -ious, -ity, -ient, -ion, -itive, -ual, -logy, -ture

                Trường hợp ưu tiên 3: Các từ ngoại lệ

Bước 3. Áp dụng nguyên tắc cơ bản (Chỉ áp dụng đối với từ gốc)

                         *Từ có 2 âm tiết:       

- Danh từ và tính từ             à Trọng âm chính rơi vào âm thứ nhất

- Động từ                               à Trọng âm chính rơi vào âm thứ hai

                         *Từ có từ 3 âm tiết trở lên: à nhấn vào âm thứ 3 tính từ cuối từ

Bước 4. Chọn từ có trọng âm ở vị trí khác.

 

*example:

 

Ex1 : Nhận biết

Câu 1. A. Career                                           B. nation                                        C. mother                                      D. ruler

Hướng dẫn giải chi tiết:  đây đều là từ có 2 âm tiết và đều là danh từ, theo cách làm bài tập này thì phương án A có chứa hậu tố ưu tiên –eer luôn nhận trọng âm chính, các phương án khác đều có trọng âm vào âm tiết thứ nhất vì là danh từ gốc và đuôi –tion. Nên đáp án là A.

 

Ex2 : Thông hiểu

Câu 1. A. Chinese                                         B. coffee                                        C. occur                                         D. advise

Hướng dẫn giải chi tiết: Câu này là các từ có 2 âm tiết, trong đó A có hậu tố -ese nên trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ 2; C và D là động từ à nhấn âm thứ 2; B là từ ngoại lệ nhấn âm thứ nhất. Vậy đáp án câu này là B.

 

Ex 3 : Vận dụng

Câu 1. A. november                             B. consider                            C. computer                          D. politics

Hướng dẫn giải chi tiết: Đáp án câu này là D. D là từ ngoại lệ trọng âm chính nhấn vào âm đầu tiên. Các từ A, B, C có 3 âm tiết mà kết thúc là –er thường nhấn âm tiết thứ 2, thêm nữa là dựa vào kinh nghiệm đọc, ta có B /kən/, và C là /kəm/ chứa âm yếu nên không bao giờ nhận trọng âm chính.

 

 

 

Ex4 : Vận dụng cao

Câu 1. A. museum                                B. casino                                C. committee                        D. afternoon

Hướng dẫn giải chi tiết: D có chứa hậu tố -oon nên trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ 3. C mặc dù chứa hậu tố ưu tiên –ee nhưng nó là từ ngoại lệ, có trọng âm vào âm thiết thứ 2. A và B cũng là 2 từ không theo nguyên tắc nào, nên dựa vào kinh nghiệm phát âm để suy ra, và A, B đều có trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ 2. Vậy đáp án câu này là D.

 

B. Bài tập minh họa:

Chọn từ có phần gạch chân được phát âm khác so với các từ còn lại bằng cách khoanh tròn A, B, C, hoặc D.

Bài tập 1:

  1. A. arrived                          B. believed                                            C. received                                            D. hoped
  2. A. opened                         B. knocked                                            C. played                                              D.occurred
  3. A. rubbed                          B. tugged                                               C. stopped                                             D. filled
  4. A. dimmed                         B. travelled                                            C. passed                                               D. stirred
  5. A. tipped.                           B. begged                                              C. quarrelled                                         D. carried
  6. A. tried.                              B. obeyed                                              C. cleaned                                             D. asked
  7. A. packed.                         B. added                                                 C. worked                                       D.pronounced
  8. A. watched                        B. phoned                                              C. referred                                            D. followed
  9. A. agreed.                          B. succeeded                                        C. smiled                                                D. loved
  10. A. laughed                     B. washed                                              C. helped                                               D. weighed

*Đáp án:

 

Giải thích đáp án

 

Bài tập 1

1

D

Chỉ có D chứa âm vô thanh /p/ làm ed đọc là /t/, còn các phương án khác đọc là /d/

2

B

Chỉ có B chứa âm vô thánh /k/ làm ed đọc là /t/, còn các phương án khác đọc là /d/

3

C

Chỉ có C chứa âm vô thanh /p/ làm ed đọc là /t/, còn các phương án khác đọc là /d/

4

C

Chỉ có C chứa âm vô thanh /s/ làm ed đọc là /t/, còn các phương án khác đọc là /d/

5

A

Chỉ có A chứa âm vô thanh /p/ làm ed đọc là /t/, còn các phương án khác đọc là /d/

6

D

Chỉ có D chứa âm vô thanh /k/ làm ed đọc là /t/, còn các phương án khác đọc là /d/

7

B

Chỉ có B chứa âm /d/ làm ed đọc là /id/, A và C chứa âm vô thanh /k/, D chứa  âm /s/ đều làm cho ed đọc là /t/ ( chú ý: -ce luôn phát âm  là /s/)

8

A

Chỉ có A chứa âm vô thanh /tʃ/ làm ed đọc là /t/, còn các phương án khác đọc là /d/. (chú ý: -ch được đọc là /tʃ/ )

9

B

Chỉ có B chứa âm /d/ làm ed đọc là /id/, còn các phương án khác đọc là /d/

10

D

A, B, C chứa âm vô thanh nên làm ed đọc là /t/, D có chứa –gh câm sau ‘i’ nên ed được phát âm là /d/ (chú ý: gh đọc là /f/, -sh đọc là /ʃ/)

 

Bài tập 2:

 

  1. A. gives                      B. passes                                C. dances                               D. finishes
  2. A. sees                       B. sings                                   C. meets                                 D. needs
  3. A. seeks                     B. plays                                   C. gets                                    D. looks
  4. A. tries                       B. receives                            C. teaches                              D. studies
  5. A. says                        B. pays                                    C. stays                                   D. boys
  6. A. eyes                       B. apples                                C. tables                                 D. faces
  7. A. posts                      B. types                                  C. wives                                  D. keeps
  8. A. beds                       B. pens                                   C. notebooks                         D. rulers
  9. A. stools                     B. cards                                  C. cabs                                    D. forks
  10. A. buses                     B. crashes                              C. bridges                              D. plates

*Đáp án:

 

Giải thích đáp án

 

Bài tập 2

1

A

B và D kết thúc là âm /s/ và /ʃ/ làm –es đọc là /iz/, C có -ce + s à /iz/

2

C

Chỉ có C kết thúc là âm vô thanh /t/ làm cho s đọc là /s/, còn lại đọc là /z/

3

B

Chỉ có B là chứa âm hữu thanh /ei/ làm cho s đọc là /z/, còn lại đọc là /s/

4

C

-es ở C đọc là /iz/, còn ở các phương án khác đọc là /z/

5

A

A là trường hợp đặc biệt đọc là /z/, còn các từ khác đọc là /iz/

6

D

Các từ kết thúc là –ce + s à /siz/, các từ khác đọc là /z/

7

C

Các phương án A, B và D có chứa âm vô thanh làm –s đọc là /s/, C đọc là /z/

8

C

Chỉ có C chứa âm vô thanh /k/ làm cho –s đọc là /s/, còn lại đọc là /z/

9

D

Chỉ có D chứa âm vô thanh /k/ làm cho –s đọc là /s/, còn lại đọc là /z/

10

D

Các phương án A, B, và C làm –es đọc là /iz/ , cón D làm ‘s’ đọc là /s/

 

C. Bài tập vận dụng :

 

 * Bài tập bổ sung:

 

    Chọn từ có phần gạch chân được phát âm khác so với các từ còn lại bằng cách khoanh tròn A, B, C, hoặc D.

 

1.     A. pen                   

B. piece                   

C. page                   

D. pneumonia

2.     A. psychology      

B. people                 

C. cap                     

D. puppy

3.     A. boy                   

B. book                   

C. lamb                  

D. boat

4.     A. about

B. debt                     

C. brown                

D. subtract

5.     A. psalm                

B. produce                

C. tape                   

D. slope

6.     A. develop              

B. popular                

C. comb                 

D. poem

7.     A. beach                

B. climb                    

C. bench                

D. laboratory

8.     A paper                  

B. pneumatic            

C. happy                

D. camper

9.

A. involve

B. autumn

C. native

D. glance

10.

A. finger

B. English

C. solemn

D. thing

*Key:

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

B

A

C

B

B

B

C

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý: