ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN LUYỆN THPT MÔN NGỮ VĂN

 

ĐỀ SỐ 1 :

1 .Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:        

 

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân  của  nó  êm  ấm một thời gian  dài,  nhất  là khi  lớp  rào  bao  quanh không  còn  làm  họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

 [Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên. Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa  nhà mình  gây ra những  tác hại  gì? 

 

ĐỀ SỐ 2 :

2. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:             

                                       

NƠI DỰA

 

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?

Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.    

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? 

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. 

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy. 

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983) 

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.

Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?

Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

ĐÁP ÁN

 

ĐỀ SỐ 1 :

Câu 1.  Phương  thức  biểu  đạt  chính  của  văn  bản là : Phương  thức  nghị  luận/ nghị luận.

Câu 2.  Nội dung chính của văn bản trên: Sống 1 cuộc sống khong biết quan tâm chia sẽ với những con người bên ngoài , không để ý tới những điều đang xảy ra ở bên ngoài ngưỡng của nhà mình đó là 1 lối sống hoàn toàn sai lầm : sống khép mình và bó hẹp mãi trong ngưỡng cửa nhà mình .

Câu 3.  Tác giả đã so sánh trong cuộc sống của mỗi người như : “cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …” với một mảnh vườn “mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…”

 Tác dụng: Khi tác giả sử dụng phép so sánh giúp đoạn văn trở lên sinh động , và tăng tính thuyết phục cao . Giup câu không khô khan mà có tính truyền cảm cao.

ĐỀ SỐ 2 :

Câu 1.  Tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là :

+Sống khép kín là nguyên nhân đẩy con người vào bệnh trầm cảm . Căn bệnh có thể lấy đi tính mạng .

+ Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn

Câu 2.  Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 3.  Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

Câu 4.  Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …

Câu 5.  Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn. Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.  

 

ĐỀ SỐ 3. CHUYÊN HÀ TĨNH

 1  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

[1]     … Năm 1902, Hà Nội trở thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương thì tòa đốc lý càng chú ý đến bộ mặt dô thị. Đốc lý Baille Frédéric (nắm quyền từ 1901-1903) ra quy định cây xanh trồng ở  Hà  Nội phải tuân theo  tiêu  chí: Có  bóng  mát,  bảo  đảm mỹ  quan,  không có nhựa, không đổ trước các trận bão vừa phải. Bên cạnh đó là tùy theo chiều cao quy định cho các phố để chọn giống cây phù hợp. Quy định cũng có điều khoản phạt tiền với những hành vi phá hoại cây xanh. Và thử thách đầu tiên đối với cây xanh Hà Nội là trận bão mạnh quét qua Hà Nội ngày 7-6-1903 làm gãy và đổ nhiều cây quanh Hồ Gươm và phố Ngô Quyền.

[2]       Chính quyền cũng thí điểm qua cây xanh tạo ra kiến trúc đô thị nên phố Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tôn, đầu phố Hàng Bài đã trồng sấu, phố Quán Thánh trồng toàn hoa sữa, phố Lý Thường Kiệt chỉ trồng cây cơm nguội, nửa đầu phố Lò Đúc trồng sao đen…cây xà cừ không ưa ẩm, trồng ở các khu đất cao. Khi cây đã lớn cho bóng mát thì nhiều giống cây đã lộ ra “khuyết điểm”. Cây xà cừ lớn nhanh, tán rộng ở Châu Phi có bộ rễ cọc nhưng khi trồng tại Hà Nội, do đất có độ ẩm cao nên rễ lại ăn ngang, có cây rễ ăn cả vào móng các nhà mặt phố nên khả năng chịu bão kém. Sấu khó trồng, lâu lớn nhưng có ưu điểm thân khá thẳng, tán cũng rộng, dễ ăn mới lan ngang, lá hình mắt nai lại xanh thẫm rất đẹp. Cuối mùa xuân, hoa nhỏ li ti màu trắng nở rụng trắng vỉa hè tỏa mùi thơm dịu, làm ngây ngất người đi qua. Đặc biệt, quả sấu xanh có vị chua được dùng để luộc rau, nấu canh hay ngâm đường làm nước giải khát. Cây sao đen có rễ cọc, chậm lớn nhưng bù lại thân thẳng, hàng sao thẳng tắp nom khỏe  khoắn và uy nghi. Cây cơm nguội lại toát lên vẻ chân chất , mùa thu lá vàng rất đẹp nhưng nhược điểm là lâu năm thì thân cây tự mục rỗng, vì thế những năm 70 thế kỷ XX, thành phố đã cưa hang cơm nguội ở phố Lý Thường Kiệt trồng thay vào đó là phượng. Hàng cây sữa ở phố Quán Thánh đến nay cũng đã quá già cỗi, trên ngọn chỉ còn vài ba cành lơ  thơ. Muồng sẫm nở hoa vàng rất đẹp nhưng lại giòn, gió lớn dễ bị gãy ngang thân. Cọ nhập từ châu Phi cho cảm giác khát khao bầu trời, khát khao tự do nhưng khi lá rụng rất nguy hiểm. Bàng lâu lớn, có sâu róm nhưng bù lại tán rộng. Còn bằng lăng khi đâm chồi, lá non màu ánh  tím rất lạ và  đẹp… Họ  cũng rút ra  bài  học cây  lá nhỏ như me,  muồng lá rụng, không gây tắc cống như những giống lá to.

[3]        Có thể nói từ khi cây xanh được trồng trên các tuyến phố, nơi công cộng, vườn hoa, khuôn viên công sở cho đến năm 1945 không chỉ giảm bớt cái nóng mùa hè, không khí thêm trong sạch mà còn làm cho Hà Nội đẹp và lãng mạn hơn. Tuynhiên, trong 9 năm thành phố bị thực dân Pháp tạm chiếm, các quy định về câyxanh bị chính quyền sao nhãng do chiến tranh, ngân sách bị cắt giảm nên  chính quyền  đã “xã hội hóa” trồng  cây. Nhà  nào thích trồng cây gì thì mua về báo cho nhân viên lục lộ đến trồng. Và cây xanh Hà Nội đã không còn như trước… 

(Nguồn: Trang hanoimoi.com.vn) 

a.  Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b.  Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:

[1]     Có thể nói từ khi cây xanh được trồng trên các tuyến phố, nơi công cộng, vườn hoa, khuôn viên công sở cho đến năm 1945 không chỉ giảm bớt cái nóng mùa hè, không khí thêm trong sạch mà còn làm cho Hà Nội đẹp và lãng mạn hơn. Tuy nhiên, trong 9 năm thành phố bị thực dân Pháp tạm chiếm, các quy định về cây xanh bị chính quyền sao nhãng do chiến tranh, ngân sách bị cắt giảm nên  chính quyền  đã “xã hội hóa” trồng  cây. Nhà  nào thích trồng cây gì thì mua về báo cho nhân viên lục lộ đến trồng. Và cây xanh Hà Nội đã không còn như trước…

c.  Nội dung của văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?

d.  Từ văn bản anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị của cây xanh đối với thủ đô Hà Nội?

ĐÁP ÁN :

Câu a.  Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt là : tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu b.  Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là

+ Phép nối bằng các quan hệ từ: Tuy nhiên, và.

+ Phép lặp: Lặp lại các từ cây, trồng cây, cây xanh, Hà Nội, quy định,...

+ Phép thế: Dùng từ "thành phố" thay cho "Hà Nội" 

Câu c.  Nội dung của văn bản trên đề cập đến vấn đề cây xanh ở thành phố Hà Nội xưa và nay: những quy định về việc trồng cây xanh, ưu nhược điểm của từng loại cây, tác dụng của việc trồng cây.ví dụ như : Cây xà cừ lớn nhanh, tán rộng ở Châu Phi có bộ rễ cọc nhưng khi trồng tại Hà Nội, do đất có độ ẩm cao nên rễ lại ăn ngang, có cây rễ ăn cả vào móng các nhà mặt phố nên khả năng chịu bão kém. Sấu khó trồng, lâu lớn nhưng có ưu điểm thân khá thẳng, tán cũng rộng, dễ ăn mới lan ngang, lá hình mắt nai lại xanh thẫm rất đẹp ,…..

. Câu d. Suy nghĩ về giá trị của cây xanh đối với thủ đô Hà Nội:

+ Giảm bớt cái nóng mùa hè.

+ Làm cho không khí trong lành, góp phần bảo vệ môi trường.

+ Làm cho Hà Nội đẹp và lãng mạn hơn, làm nên nét riêng, ấn tượng riêng cho đường phố Hà Nội.

Bài viết gợi ý: