I.ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Cuộc sống luôn chứa đựng nhiều thử thách đòi hỏi con người phải nỗ lực không ngừng. Có thể với nhiều người, những thử thách đó tạo ra những ngõ cụt nhưng với một số người khác, đó chỉ là giới hạn. Khi vượt qua được những giới hạn đó, họ không những đã vượt qua chính mình mà còn mang đến hạnh phúc cho nhiều người khác.

Hẳn bạn cũng đã nhiều lần nghe câu nói: “Thành công không phải là đích đến mà chính là một hành trình”? Suy cho cùng, thành công không tự nhiên mà đến; nó là kết quả của niềm tin cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi người. Để chạm đến thành công, bạn cần phải có niềm tin, khát vọng và cả việc liều lĩnh chấp nhận mạo hiểm.

Tuổi trẻ luôn gắn với khát vọng chinh phục thử thách và gặt hái thành công. Vậy bạn đã xác định được mục tiêu và lẽ sống của mình chưa? Bạn có sẵn lòng đón nhận thử thách để bức tranh cuộc đời mình luôn mới mẻ và đa sắc? Nếu đồng ý dấn thân, chắc chắn có lúc bạn sẽ bị trầy xước bởi những thử thách của cuộc sống và những thất bại tạm thời mà mình phải đối mặt trong từng lúc. Quả thật, tất cả chỉ là thử thách và bạn chỉ thật sự thất bại khi từ bỏ giấc mơ của mình.

Con đường luôn ở dưới chân bạn! Vậy thì bạn còn chần chừ gì nữa? Hãy tiến về phía trước và chinh phục những đỉnh cao.

(Trích Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, tr.132)

Câu 1. Nêu những nội dung của đoạn trích. (0,75 điểm)

Câu 2. Theo người viết, điều gì sẽ đến khi chúng ta vượt qua được những thử thách? (0,5 điểm)

Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Thành công không phải là đích đến mà chính là một hành trình”? (0,75 điểm)

Câu 4. Em có đồng ý với quan điểm: Sự dấn thân sẽ làm bạn bị trầy xước bởi những thử thách và thất bại tạm thời? Vì sao? (1,0 điểm)

II.LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)  Hãy viết 01 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Thành công là kết quả của niềm tin cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ.

Câu 2 (5,0 điểm)  Trong vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:

Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu?

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu?

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?

Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh được sống lại với thân xác này.

Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần tầm thường của anh hàng thịt?

Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn chị vợ anh ta nữa… chị ta thật đáng thương!

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)

Phân tích quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.

--------------------------Hết------------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

  1. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Những nội dung đoạn trích:

    • Thử thách và vượt qua thử thách.
    • Để đạt thành công cần liều lĩnh, mạo hiểm, cần có niềm tin và khát vọng.
    • Tuổi trẻ cần có mơ ước và khát khao thực hiện mơ ước.

Câu 2: Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Khi chúng ta vượt qua thử thách sẽ: họ không chỉ vượt qua chính mình mà còn mang đến hạnh phúc cho nhiều người khác.

Câu 3: Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp

Có thể hiểu: câu nói nhấn mạnh ý nghĩa của con đường đi đến thành công, tức là quá trình hành động, nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Câu 4: Phương pháp: phân tích, tổng hợp

  • Đồng ý với quan điểm trên
  • Lí giải: trong quá trình chúng ta dấn thân, va vấp vào hành trình đi đến thành công chắc chắn trên con đường đó sẽ gặp vô vàn khó khăn, thử thách bởi vậy việc bị trầy xước thậm chí thất bại là điều khó tránh khỏi. Nhưng chính những va vấp, thất bại đó là hành trang để chúng ta tiến tới thành công.

II.LÀM VĂN

Câu 1: Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp

    1. Giới thiệu vấn đề: Thành công là kết quả của niềm tin cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ.
    1. Bàn luận
  • Thành công là đã được những mục tiêu, kế hoạch mình đã đề ra.

=> Trong quá trình đi đến thành công sẽ gặp không ít khó khăn, thử thách bởi vậy niềm tin và những nỗ lực bền bỉ chính là những yếu tố quan trọng nhất để ta tin vào lựa chọn của bản thân, tiến tới thành công.

  • Trước hết thành công là kết quả của niềm tin. Nếu không có niềm tin vào con đường mình đã chọn, mục tiêu mình đã đề ra thì dù bạn có làm bao lâu, có bỏ bao nhiêu công sức thì cuối cùng nhận lại vẫn là sự thật bại. Niềm tin sẽ tiếp thêm cho bạn ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
  • Yếu tố thứ hai là sự nỗ lực. Giả thử bạn đề ra mục tiêu và để đó, cũng giống như bạn muốn đến đích nhưng lại đứng im, không chịu hành động thì tất yếu đích đến sẽ không bao giờ có. Bởi vậy, ngoài niềm tin thì sự nỗ lực không ngừng nghỉ cũng là yếu tố quan trọng để đi đến thành công.
  • Hiện nay, có nhiều bạn trẻ còn ham chơi, chưa có kế hoạch cụ thể cho bản thân. Như vậy các bạn đang sống hoài tuổi xuân và bỏ phí sức lực, ý chí của mình.
  • Là một học sinh, một thanh niên chúng ta cần có lối sống lành mạnh, mục tiêu cuộc sống rõ ràng và không ngừng nỗ lực, kiên trì vượt qua thử thách để đi đến đích của cuộc đời.

Câu 2: Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp

      • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
    • Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
    • Hồn Trương Ba, da hàng thịt viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
      • Phân tích quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích trên

* Quan điểm sống của Hồn Trương Ba:

  • Hồn Trương Ba đã bày tỏ với Đế Thích: “…tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!”. Sự phủ định hai lần trong lời thoại cho thấy quyết tâm rời bỏ xác hàng thịt là ý chí sắt đá của Trương Ba khi thấm thía nghịch cảnh trớ trêu của mình.
  • Hồn Trương Ba bày tỏ quan điểm sống của mình một cách rõ ràng: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
  • Câu nói thể hiện nghịch cảnh của Trương Ba, sự bất nhất của cái bên trong và cái bên ngoài: “bên trong” chính là linh hồn, cảm xúc, tư tưởng, nhân cách cao đẹp của Trương Ba. Hồn là sự tinh anh chi phối điều khiển thể xác. Đối lập bên trong là “bên ngoài” – xác thịt thô phàm của anh hàng thịt. Nhưng “cái bên ngoài” cần hiểu theo nghĩa rộng là hoàn cảnh sống, là bản năng, là nhu cầu tự nhiên, là dục vọng bản năng. Sự tha hóa của linh hồn Trương Ba chính là do linh hồn đã nhượng bộ, đã tự bán mình, tự thỏa hiệp với nhu cầu bản năng. Đây chính là sự dằn vặt, đau khổ, trăn trở của Trương Ba. Cả hai không thể hoà hợp bởi không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi.
  • “Là tôi toàn vẹn”- dám là mình, dám chịu trách nhiệm về mình. Sống gửi, sống nhờ, sống chắp vá, không được là mình trọn vẹn, đó là sống với bất cứ giá nào - kiểu sống vô nghĩa. Ham sống, muốn được sống là ước muốn tự nhiên của mỗi con người. Nhưng không thể sống bằng mọi giá.
  • Trương Ba lên án Đế Thích: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”
  • Trương Ba đưa ra sự so sánh đồ đạc, vật chất và bản thân. Đồ đạc, của cải vật chất mượn của người khác đã là chuyện không nên; còn sống nhờ, sống gửi, sống ký sinh vào thân xác của kẻ khác là điều xấu hổ đáng lên án.
  • Trương Ba thẳng thắn: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Lời thoại đã chỉ trích quan niệm của Đế Thích bởi suy nghĩ đơn giản về cuộc sống. Với Đế Thích, sống là tồn tại còn tồn tại như thế nào thì không cần biết. Với Trương Ba, sống không chỉ là sự tồn tại sinh học mà sự tồn tại ấy còn phải là sự tồn tại có ý nghĩa.

* Quan điểm sống của Đế Thích:

  • Đế Thích nói với Trương Ba: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu?

+ Đối với Đế Thích được sống đã là một hạnh phúc.

  • Con người không chỉ tồn tại với duy nhất mình mà còn bị ràng buộc bởi những thứ vô hình khác. Muốn sống là chính mình cần phải trải qua một quá trình đấu tranh và không phải ai cũng dễ dàng chiến thắng.
  • Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cáchTrước sự biến đổi của đời sống xã hội, trong quá trình đấu tranh chống lại sử giả tạo và dung tục để bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách, con người vẫn luôn cố gắng vượt lên trên những cái tầm thường để bảo vệ phần thanh cao trong tâm hồn mình.
  • Tổng kết

Bài viết gợi ý: